Tương tự các thiết bị điện tử, máy móc hay những dụng cụ khác, phần mềm cũng có một vòng đời nhất định. Từ giai đoạn hình thành đến suốt quá trình sử dụng, phần mềm cần được nâng cấp, cải tiến, sửa chữa để theo kịp thời đại và duy trì khả năng tồn tại. Và đây chính là nhiệm vụ của giải pháp bảo trì phần mềm.
Giới thiệu tổng quan về bảo trì phần mềm
Bảo trì phần mềm là gì?
Bảo trì phần mềm là quá trình sửa đổi, cập nhật, nâng cấp phần mềm theo nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của bảo trì phần mềm là cải tiến, thêm mới các ứng dụng nhằm tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất hoạt động.
Bảo trì phần mềm còn là một hoạt động tất yếu trong vòng đời phát triển phần mềm. Vì “cỗ xe” công nghệ luôn “lăn bánh” theo tiến trình lịch sử nên phần mềm cần liên tục được cập nhật để thích nghi với những đổi mới.
Giống như các công việc bảo trì khác, bảo trì phần mềm cần có những chiến lược và kỹ thuật phù hợp. Điều này giúp khả năng vận hành của phần mềm được duy trì trong thời gian và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
Vì sao bảo trì phần mềm lại quan trọng?
Bảo trì phần mềm cũng có vai trò quan trọng như việc phát triển ứng dụng web. Giải pháp này giúp bạn nâng cao và duy trì sự ổn định của toàn bộ hệ thống. Một phần mềm luôn có sự cải tiến và nâng cấp trong thời gian người dùng sử dụng. Thế nên, chúng phải được theo dõi và bảo trì đúng cách để tối ưu hóa quá trình hoạt động, giúp người dùng không gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác mới.
Phần mềm của bạn có thể được bảo trì vì bất cứ lý do nào như: duy trì thời gian hoạt động, nâng cao tính năng, cập nhật tính năng mới, chuyển đổi nơi lưu trữ dữ liệu,…
Mọi hoạt động của bảo trì phần mềm luôn giữ một vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Bảo trì phần mềm không đơn thuần là tìm và sửa lỗi, chúng có khả năng giữ cho trung tâm của doanh nghiệp luôn tồn tại và hoạt động tốt nhất.
4 hình thức bảo trì phần mềm thường gặp
Bảo trì sửa chữa
Đây được xem là phương thức bảo trì phần mềm truyền thống và phổ biến nhất. Bảo trì sửa chữa giúp doanh nghiệp phát hiện lỗi và sửa đổi chúng để cải tiến quy trình hoạt động. Nhiệm vụ của giải pháp này là tìm ra các sai sót, khiếm khuyết hoặc sự cố trong phần mềm, sau đó khắc phục hoặc loại bỏ chúng.
Những lỗi phát sinh hoặc sự cố này thường do người dùng tự tạo ra trong quá trình sử dụng. Khi ấy, họ sẽ cần đến sự trợ giúp của nhà cung cấp phần mềm. Nếu hỗ trợ tốt, nhà cung cấp sẽ nhận được những đánh giá cao của khách hàng.
Bảo trì phòng ngừa
Đối với một phần mềm, bảo trì phòng ngừa đóng vai trò rất quan trọng. Giải pháp này giúp doanh nghiệp sớm phát hiện các lỗi có thể xảy ra trong tương lai đối với phần mềm. Từ đó, bạn có thể bảo vệ phần mềm tốt, ngăn ngừa những sự cố lớn có thể xảy ra khiến hệ thống làm việc ngưng hoạt động.
Bảo trì phòng ngừa giúp doanh nghiệp tránh những thất thoát có thể xảy ra, hạn chế những lỗi hỏng tiềm ẩn. Đồng thời, trọng tâm của giải pháp này là ngăn chặn sự xuống cấp và giúp phần mềm thích nghi với những thay đổi mới.
Bảo trì thích ứng
Phương thức bảo trì này được thực hiện khi phần mềm của bạn gặp một số thay đổi nhất định về: hệ điều hành, phần mềm phụ thuộc, phần cứng, tính năng lưu trữ,… Đôi khi, bảo trì thích ứng cũng phản ánh sự đổi mới của các chính sách hoặc quy tắc của tổ chức. Bảo trì phản ứng giúp phần mềm bạn cập nhật các ứng dụng mới hoặc cải tiến những tính năng tối ưu hơn.
Bảo trì hoàn hảo
Bảo trì hoàn hảo là phương thức cuối cùng và quan trọng nhất của bảo trì phần mềm. Phương thức này được thực hiện dựa trên những yêu cầu, mong muốn của người sử dụng phần mềm. Nhiệm vụ trọng tâm của bảo trì hoàn hảo là tạo ra những tính năng hoàn toàn mới, cải thiện hiệu suất hoặc thay đổi giao diện người dùng.
Tại sao bảo trì hoàn hảo lại quan trọng? Đơn giản vì phương thức này chạm đúng “điểm đau” của khách hàng. Khi cải tiến theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, phần mềm sẽ trở nên hoàn hảo hơn, giúp nhà cung cấp hình thành chiến lược nâng cấp và cải tiến phần mềm trong tương lai.
Bên cạnh đó, bảo trì phần mềm hoàn hảo còn giúp loại bỏ các tính năng không cần thiết hoặc kém hiệu quả. Điều này giúp nhà cung cấp tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường và người tiêu dùng hơn.
Bảo trì phần mềm mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Giảm thời gian chết hiệu quả
Quá trình bảo trì giúp cho phần mềm được hoạt động liền mạch và ổn định. Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động hơn để khắc phục hoặc loại bỏ các lỗ hổng có thể xảy ra đối với phần mềm trong tương lai. Điều này giúp hệ thống trung tâm của doanh nghiệp hoạt động liên tục và không xảy ra thời gian chết.
Cải thiện hiệu quả hoạt động
Những tính năng được nâng cấp hoặc thêm mới sau khi bảo trì giúp phần mềm hoạt động hiệu quả hơn. Hệ thống hoàn toàn “lột xác” thành phiên bản tốt hơn về: nền tảng phần mềm, mô hình làm việc, trình biên dịch, phần cứng hoặc các khía cạnh có ảnh hưởng khác. Hoạt động kinh doanh sẽ diễn biến tốt hơn nếu doanh nghiệp thường xuyên áp dụng các phương pháp bảo trì phần mềm.
Loại bỏ những chức năng lỗi thời
Các chức năng cũ, kém hiệu quả sẽ khiến phần mềm của bạn trở nên nặng nề, thiếu linh hoạt và chiếm nhiều không gian. Khi bắt đầu quá trình bảo trì, những phần tử mã hóa và giao diện người dùng cũ sẽ được loại bỏ và thay thế bằng các tính năng mới nhất. Lợi ích này của việc bảo trì giúp phần mềm của bạn trở nên tân tiến hơn, tạo ra những trải nghiệm sử dụng tuyệt vời nhất.
Thúc đẩy hiệu suất làm việc
Sau khi bảo trì, phần mềm sẽ hoạt động nhanh nhạy hơn, thời gian xử lý công việc cũng giảm đáng kể. Một số vấn đề thường gặp do ảnh hưởng của phần mềm như: hệ thống tải chậm, dung lượng lưu trữ cạn kiệt, tính năng không đa dạng,…, sẽ được khắc phục trong vòng “một nốt nhạc”. Điều này giúp năng suất làm việc của doanh nghiệp được cải thiện hiệu quả.
Đối với mọi doanh nghiệp và tổ chức, bảo trì phần mềm là giải pháp cần thiết của vòng đời phát triển phần mềm, nên bạn chắc chắn không thể bỏ qua. Bảo trì phần mềm đóng góp rất lớn cho quá trình thành công của doanh nghiệp bạn ở thời điểm hiện tại và cả tương lai.
Những câu hỏi thường gặp về bảo trì phần mềm
Chi phí bảo trì phần mềm có cao không?
Chi phí bảo trì phần mềm có thể sẽ rất cao vì giải pháp này có vai trò gần như là “lột xác” hoàn toàn phần mềm của bạn. Trong một vài trường hợp, bảo trì phần mềm có thể tốn đến ⅔ chu kỳ phát triển của phần mềm. Đặc biệt, chi phí bảo trì cũng phụ thuộc vào các tính năng hoặc tình hình đổi mới của công nghệ. Bạn cần lưu ý, phần mềm càng cũ thì phí bảo trì càng cao và ngược lại.
Khi nào cần bảo trì phần mềm?
Để tránh trường hợp gặp gián đoạn khi sử dụng phần mềm, bạn cần tiến hành bảo trì thường xuyên. Bạn không nên đợi phần mềm của mình trở nên lỗi thời mới bảo trì vì lúc này chi phí bảo trì sẽ khá đắt. Hãy bảo trì phần mềm định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để đảm bảo phần mềm vẫn hoạt động tốt.
Điểm khác nhau giữa bảo hành và bảo trì là gì?
Thông thường, sau khi mua một sản phẩm nào đó, bạn sẽ được nhà cung cấp bảo hành trong vòng 6 tháng – 2 năm. Trong thời gian này, họ sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, cài đặt phần mềm, sửa chữa lỗi,…, miễn phí cho phần mềm của bạn.
Thời gian bảo hành kết thúc sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn bảo trì. Đối với giai đoạn bảo trì, mọi vấn đề phát sinh, sửa lỗi, nâng cấp phần mềm,…, sẽ được nhà cung cấp giải quyết nhưng bạn phải trả phí cho họ.
Có thể đăng ký bảo trì phần mềm với đơn vị khác thay vì đơn vị cung cấp không?
Đáp án là “Không!”. Để bảo trì phần mềm, bạn cần có source code thuộc quyền sở hữu của đơn vị phát triển phần mềm. Vì vậy, bạn không thể đăng ký bảo trì phần mềm với một đơn vị xa lạ khác.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org