chinh-phu-dien-tu-la-gi

Chính phủ điện tử là gì? Lợi ích của Chính phủ điện tử ở Việt Nam

Chính phủ điện tử là cầu nối gắn kết giữa ba chủ thể là Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong việc thúc đẩy tiến trình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

Tổng quan về Chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử (E-government) là chủ đề quen thuộc của nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện tại, cụm từ chính phủ điện tử được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn như:

Theo định nghĩa của World Bank (Ngân hàng thế giới): “Chính phủ điện tử là quá trình các cơ quan Chính phủ ứng dụng CNTT- TT (Công nghệ Thông tin – Truyền thông) để thực hiện quan hệ với công chúng, doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Nhờ đó các giao dịch giữa cơ quan Chính phủ và công dân, tổ chức được cải thiện và nâng cao. Lợi ích thu được là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường công khai, tiện lợi, góp phần tăng trưởng và giảm chi phí.”

chinh-phu-dien-tu-la-gi

Hoặc theo định nghĩa của Liên Hợp quốc: “Chính phủ điện tử là việc sử dụng Internet và mạng toàn cầu (World-wide-web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của chính phủ đến công dân”.

Tuy có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng chính phủ điện tử chỉ bao hàm một ý nghĩa chung đó là: CPĐT là quá trình vi tính hóa hoặc điện tử hóa các thủ tục giấy tờ hiện hành, từ đó hình thành phong cách lãnh đạo mới, phương thức mới trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược, giao dịch kinh doanh và kết nối cộng đồng cũng như tổ chức và cung cấp thông tin.

3 chủ thể chính tham gia vào chính phủ điện tử là: Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Chức năng của Chính phủ điện tử

Mục tiêu hướng đến

Chính phủ điện tử hướng đến mục tiêu chung là phát triển năng lực, đẩy mạnh hiệu quả điều hành bộ máy nhà nước của Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ điện tử cũng góp phần mang lại lợi ích cho nhân dân, đẩy mạnh tính minh bạch, công khai và giảm thiểu tình trạng tham nhũng. 5 mục tiêu cụ thể mà Chính phủ điện tử hướng đến là:

  • Mang lại một tổ chức Chính phủ hiện đại, công khai, minh bạch và hiệu quả.
  • Giảm thiểu tối ưu chi phí cho bộ máy Chính phủ.
  • Đẩy mạnh khả năng quản lý, vận hành của Chính phủ và những cơ quan chính quyền các cấp. Cũng như một số hoạt động đã được tối ưu hóa như: thu thập thông tin, trao đổi văn bản điện tử, ra quyết định kịp thời, giao ban điện tử,…
  • Hướng đến việc phát triển các dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng truy nhập.
  • Người dân được phép tham gia quá trình xây dựng chính sách, luật pháp và hướng điều hành của Chính phủ.
chinh-phu-dien-tu-la-gi

Việc thiết lập Chính phủ điện tử ở Việt Nam là một giải pháp tất yếu. Điều này góp phần quan trọng trong tiến trình cải cách nền tảng hành chính quốc gia. Tuy nhiên, quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập do ảnh hưởng bởi những lý do sau:

  • Các dự án công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.
  • Cơ sở hạ tầng CNTT-TT còn yếu kém.
  • Trình độ dân trí tương đối thấp.
  • Cán bộ viên chức chưa nhận thức tốt, kỹ năng còn hạn chế.
  • Chưa có tính ổn định trong quy trình nghiệp vụ.

Lợi ích của Chính phủ điện tử

  • Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và đúng thời điểm cho những người đưa ra quyết định.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các thủ tục hành chính, quản lý hoạt động của Chính phủ. Nhờ đó, tốc độ xử lý những thủ tục hành chính diễn ra nhanh chóng, gọn lẹ.
  • Giúp công dân và doanh nghiệp truy cập trực tuyến đến những thủ tục hành chính qua việc truyền thông trên Internet, điện thoại di động, truyền hình trực tiếp. Điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và không phải đến trực tiếp các cơ quan tổ chức.
  • Cho phép doanh nghiệp làm việc với Chính phủ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Mọi thông tin về tình hình kinh tế mà Chính phủ có đều cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
  • Rút ngắn thời gian làm thủ tục, hướng dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả.
chinh-phu-dien-tu-la-gi

Hình thức hoạt động và các dạng dịch vụ được cung cấp bởi Chính phủ điện tử

Hình thức hoạt động chủ yếu

Mua sắm công trong Chính phủ điện tử

Mua sắm công được hiểu là kiểu đấu thầu. Trong đó, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước thuộc các bên mời thầu. Quá trình mua sắm công được thực hiện hoàn toàn qua mạng. Việc này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí.

chinh-phu-dien-tu-la-gi

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI)

Đây là hình thức trao đổi dữ liệu “có cấu trúc” (Structured Form) từ máy tính này sang máy tính khác giữa các cơ quan hoặc nội bộ cơ quan. Trao đổi dữ liệu điện tử có tính bảo mật cao.

Email (Thư điện tử)

Người dân có thể dùng email để trao đổi thông tin cần thiết như: bản tin, báo cáo, note, thông báo,… Đặc biệt, mọi cán bộ công chức đều phải có email để thuận tiện trao đổi công việc. Đây chính là yêu cầu tất yếu mà Chính phủ điện tử đặt ra. Hiện tại, Việt Nam đang phấn đấu để đạt mức 70% – 80% công văn, tài liệu được thực hiện qua mạng.

chinh-phu-dien-tu-la-gi

Tra cứu và cập nhật thông tin qua mạng

Thông qua mạng lưới Internet, Chính phủ dễ dàng cung cấp thông tin đến người dân và các doanh nghiệp. Những thông tin ấy có thể liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội hoặc các chủ trương, hướng dẫn và thủ tục hành chính.

Các dạng dịch vụ được Chính phủ điện tử cung cấp

Dịch vụ công trực tuyến

Hiện nay, các cơ quan Chính phủ hỗ trợ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân thông qua cổng thông tin điện tử. Nhờ đó, người dân không phải tốn thời gian đến trực tiếp và chờ đợi tại các trụ sở cơ quan như trước đây.

Những dịch vụ công trực tuyến có thể kể đến như:

  • Cung cấp thông tin kinh tế, xã hội và thị trường.
  • Cung cấp dịch vụ đăng ký, cấp phép xuất/nhập khẩu trực tuyến.
  • Cung cấp dịch vụ khai báo thuế trực tuyến.
  • Cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến.
  • Cung cấp thông tin văn bản quy phạm pháp luật.
chinh-phu-dien-tu-la-gi

GIS và một số dịch vụ được cung cấp bởi Chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử áp dụng Internet và GIS để cung cấp các dịch vụ mà người dân và doanh nghiệp quan tâm.

  • Cung cấp dịch vụ quản lý đất đai, giấy phép xây dựng.
  • Cung cấp dịch vụ thông tin quy hoạch.
  • Cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin giữa cơ quan, chính quyền các cấp trong việc quản lý tài nguyên.

Chính phủ điện tử mở ra bước ngoặc lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trở thành cầu nối gắn kết Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng hiệu quả. Qua bài viết trên, chúng tôi mong bạn đã tiếp thu thêm kiến thức bổ ích về Chính phủ điện tử.

Những câu hỏi thường gặp về Chính phủ điện tử

CPĐT có các mô hình giao dịch nào?

3 chủ thể tham gia CPĐT là: Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Dựa trên mối quan hệ giữa các chủ thể trên, ta có thể phân CPĐT thành 4 loại tương ứng với 4 mô hình giao dịch bao gồm:
– G2C (Government to Citizens): Khả năng giao dịch và cung cấp dịch vụ giữa Chính phủ với người dân.
– G2B (Government to Business): Khả năng giao dịch và cung cấp dịch vụ giữa Chính phủ với doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và nhà sản xuất.
– G2E (Government to Employees): Khả năng giao dịch và cung cấp dịch vụ giữa Chính phủ với công chức/viên chức dịch vụ việc làm, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm,…
– G2G (Government to Government): Khả năng giao dịch, phối hợp, chuyển giao và cung cấp dịch vụ giữa các cấp, ngành, tổ chức, bộ máy nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà nước. Chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này đều là Chính phủ.

Tại sao phát triển tầm nhìn Chính phủ điện tử lại cần thiết?

Trước khi triển khai những dự án lớn, điều cần thiết là phải xác định được tầm nhìn và mục tiêu cần đạt được.
Tầm nhìn Chính phủ điện tử sẽ phản ánh được những mục tiêu phát triển lớn hơn của đất nước. Đồng thời, tầm nhìn cũng thể hiện rõ các mối quan tâm sâu rộng của xã hội.
Để tầm nhìn Chính phủ điện tử đạt hiệu quả tối ưu, nhất định phải có sự đóng góp của người dân. Thế nên, việc khuyến khích công dân tham gia trong quá trình đưa ra quyết định của Chính phủ vô cùng cần thiết. Nhờ đó, cơ hội thành công của Chính phủ trong Chính phủ điện tử ngày càng cao.

Lãnh đạo có vai trò gì đối với Chính phủ điện tử?

Yếu tố dẫn đến thành công của Chính phủ điện tử đó là sự lãnh đạo vững chắc về mặt chính trị. Yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, triển khai và phát triển các dự án Chính phủ điện tử. Ngoài ra lãnh đạo còn hỗ trợ cho tất cả các dự án các cấp của Chính phủ. Đây được xem là chất xúc tác cho sự phối hợp liên quyền, thúc đẩy hoàn tất dự án Chính phủ điện tử.

Đánh giá Chính phủ điện tử dựa trên tiêu chí nào?

– Khả năng truy nhập
– Tính cộng tác.
– Tính đổi mới.
– Định hướng công dân, dễ sử dụng.
– Chi phí hợp lý.
– Tính bảo mật và tôn trọng quyền riêng tư.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar