cong-nghe-lora-la-gi

Công nghệ Lora là gì? Cách thức hoạt động của công nghệ Lora

Lora là công nghệ hiện đại phát triển song hành với các sản phẩm IoT được tạo ra nhằm mang lại những giá trị thiết thực cho người dùng. Cùng tìm hiểu thêm về công nghệ Lora và cách thức hoạt động của chúng qua bài viết này nhé!

Công nghệ Lora là gì?

Khái niệm về công nghệ Lora

Công nghệ Lora có tên gọi đầy đủ là Long Range Radio. “Cha đẻ” của công nghệ này là Cycleo. Sau thời gian nghiên cứu và phát triển, Cycleo đã cộng tác với công ty Semtech để chính thức cho ra mắt công nghệ Lora vào năm 2012. Đây là công nghệ không dây hiện đại có khả năng truyền tín hiệu tầm xa dựa trên tần số radio.

cong-nghe-lora-la-gi

Lora có nhiệm vụ truyền dữ liệu tầm xa hoặc năng lượng thấp. Khoảng cách truyền có thể lên đến hàng km mà không cần các mạch khuếch đại công suất. Nhờ đó, người dùng sẽ giảm thiểu năng lượng tiêu thụ khi truyền hoặc nhận dữ liệu.

Với tính năng vượt trội, công nghệ Lora được ứng dụng phổ biến trong việc thu thập dữ liệu. Công nghệ này được xem là sự lựa chọn tuyệt vời để khai thác các thiết bị IoT trên khu vực rộng.

4 yếu tố cơ bản của công nghệ Lora

Điểm cuối: Những điểm cuối là yếu tố đầu tiên cấu thành mạng lưới Lora. Tại đây, quá trình điều khiển và cảm biến được thực hiện. Thông thường, điểm cuối được đặt rất xa.

Cổng Lora: Các cơ sở hạ tầng từ điểm cuối sẽ được truyền đến cổng Lora. Tại đây chúng sẽ được chuyển vào hệ thống backhaul. Cổng Lora có thể là: Ethernet, di động hoặc các liên kết viễn thông có hoặc không dây.

Quá trình kết nối giữa cổng Lora và máy chủ được thực hiện bởi các kết nối IP thông thường. Nhờ đó, những dữ liệu có thể kết nối với mạng viễn thông, dù là riêng tư hay công cộng. Phần lớn các cổng Lora đều được đặt ở trạm cơ sở di động nhất định. Vậy nên, người dùng có thể sử dụng thêm năng lượng trên mạng backhaul.

cong-nghe-lora-la-gi

Máy chủ mạng Lora: Đây được xem là một phần chức năng của công nghệ Lora. Máy chủ mạng Lora hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ:

  • Loại bỏ các gói dữ liệu trùng lặp
  • Giúp dữ liệu điều chỉnh tốc độ hiệu quả
  • Ghi nhận lịch trình
  • Triển khai mạng Lora dễ dàng hơn

Máy tính điều khiển từ xa: Yếu tố này đảm nhiệm chức năng điều khiển hoạt động và thu thập dữ liệu từ điểm cuối. Các nút của máy tính đặt trong cấu trúc liên kết với cổng Lora để tạo thành cầu nối. Nhờ đó, những tin nhắn được chuyển tiếp giữa máy chủ mạng trung tâm và điểm cuối trong phần phụ trợ.

Ưu điểm và hạn chế của công nghệ Lora

Ưu điểm

  • Có hai lớp bảo mật được mã hóa AES: một lớp dành cho mạng lớp còn lại phục vụ cho các ứng dụng
  • Số lượng tin nhắn trong một ngày không bị giới hạn
  • Chăm sóc hàng ngàn thiết bị đầu cuối chỉ bằng một gateway Lora đơn
  • Bảo trì tuổi thọ pin cho các thiết bị nhờ cảm biến công suất thấp
  • Có khả năng phủ sóng cực rộng, được tính bằng Km
  • Tần số hoạt động của công nghệ Lora là miễn phí, thậm chí người dùng không cần cấp chi phí trả trước
cong-nghe-lora-la-gi

Hạn chế

  • Công nghệ Lora dụng tần số mở nên có thể bị nhiễu sóng hoặc dữ liệu được truyền có tốc độ thấp hơn khi được ứng dụng vào thực tế
  • Không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ứng dụng yêu cầu theo dõi theo thời gian thực
  • Tải trọng bị giới hạn ở 100 byte

Cách thức hoạt động của công nghệ Lora

Công nghệ Lora ứng dụng Chirp Spread Spectrum – kỹ thuật điều chế và hoạt động theo cơ chế:

Bước 1: Các dữ liệu được băm bằng xung cao tầng để tạo thành tín hiệu có tần số cao hơn tần số của dữ liệu gốc (hay còn được gọi là chipped)

Bước 2: Các tần số cao tần sẽ được mã hóa tiếp theo chuỗi Chirp Signal trước khi truyền đến anten để phát đi.

Lora hoạt động chỉ đơn giản qua hai bước nhưng công nghệ này lại mang đến những tính năng tuyệt vời. Cách thức hoạt động này có khả năng giảm sự phức tạp và tăng độ chính xác của mạch nhận. Từ đó, người dùng có thể giải mã và điều chế lại dữ liệu hiệu quả hơn. Ngoài ra, Lora có thể truyền dữ liệu tầm xa mà không cần công suất phát lớn.

Tuy theo khu vực trên thế giới, băng tần của Lora sẽ hoạt động khác nhau:

Châu Âu: 433MHz hoặc 866MHz

Châu Á: 430MHz

USA: 915MHz

Trung Quốc: 780MHz

cong-nghe-lora-la-gi

Lora sử dụng Chirp Signal nên các tín hiệu cùng Chirp Rate khác nhau trong cùng khu vực có thể hoạt động tốt mà không gây nhiễu cho nhau. Do đó, có các thiệu Lora có thể trao đổi dữ liệu đồng thời trên nhiều kênh.

Ứng dụng của công nghệ Lora

Công nghệ Lora được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực và công việc khác nhau. Nhất là những việc mang tính kiểm soát và cần báo cáo dữ liệu. Hầu hết người dùng sử dụng Lora để kết nối không dây: máy móc, thiết bị, gateway, cảm biến,…, với các đám mây.

Ngoài ra, bạn có thể thấy các ứng dụng của Lora có thể kể đến như: giám sát dữ liệu, theo dõi hàng hóa, đo lường thông minh,… Có thể nói, Lora xuất hiện trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, công nghệ này được ứng dụng nổi trội nhất trong hai lĩnh vực: tự động hóa và sản xuất.

Công nghệ Lora đối với tự động hóa

Thông thường, các thiết bị máy móc sẽ được gắn cảm biến thông minh. Việc này giúp chúng cung cấp thông tin về độ tiêu thụ. Phần lớn các cảm biến này sẽ cách xa phòng điều khiển đến vài km. Thậm chí, chúng còn bị ngăn trở bởi các vật cản khác.

cong-nghe-lora-la-gi

Vì vậy, để thuận tiện cho việc quan sát và báo cáo, người dùng phải lắp đặt các bộ đàm hoặc cáp. Tuy nhiên, chi phí cho quá trình lắp đặt thường rất cao. Công nghệ Lora ra đời đã khắc phục được tình trạng trên. Chúng mang lại giá trị cho các nhà máy sử dụng nhiều cảm biến thu thập dữ liệu hoạt động biệt lập.

Công nghệ Lora trong sản xuất

Lora có các nút như Wzzard LoraWAN để thu thập dữ liệu về độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ, mức gió,… thông qua các gateway riêng WISE-6610 LoraWAN. Nhờ đó, người dùng sẽ giảm thiểu chi phí đường dây thông thường.

Bên cạnh đó, thông qua giao diện liên lạc cục bộ, Lora sẽ truyền tải và khôi phục thông tin từ các cảm biến khí hậu. Sau đó, công nghệ này sẽ cung cấp dữ liệu cho người dùng qua di động 4G LTE. Điều này có nghĩa là Lora có thể triển khai ở bất kỳ đâu khi nơi đó có phủ sóng di động.

Thông qua những dữ liệu đã thu thập, người dùng sẽ nhận được dự báo sản xuất từ môi trường nhà kính. Nhờ đó, quá trình sản xuất và quản lý hậu cần sẽ hoạt động tốt hơn.

cong-nghe-lora-la-gi

Có thể nói, công nghệ Lora là một phát minh tuyệt vời của nhân loại trong thời đại 4.0. Là một doanh nghiệp hiện đại, bạn có thể áp dụng công nghệ ưu việt này vào hoạt động kinh doanh, sản xuất. Chúc bạn thành công và đạt hiệu quả như mong đợi!

Những câu hỏi thường gặp về công nghệ Lora

Lora được ứng dụng trong IoT như thế nào?

Trong IoT, công nghệ Lora được sử dụng nhiều trong các cảm biến tại vườn quốc gia nhằm thu thập dữ liệu về môi trường và động vật. Ngoài ra, công nghệ này còn xuất hiện trong các thiết bị theo dõi sức khỏe, đo lường lượng nước, nhiệt độ,…

Chuỗi Chirp Signal là gì?

Đây là các tín hiệu hình sin có tần số thay đổi theo thời gian. Thông thường, sẽ có 2 loại Chirp Signal là:
– Up-Chirp: Tần số tăng theo thời gian
– Down-Chirp: Tần số giảm theo thời gian
Trong đó, khi mã hóa theo nguyên tắc bit 1 sẽ sử dụng Up-Chirp và bit 0 sẽ sử dụng Down-Chirp.

Thế nào là LoraWan?

LoraWan được phát triển bởi liên minh Lora, đây là giao thức mạng năng lượng thấp, diện rộng (LPWA). Tương tự với công nghệ Lora, LoraWan kết nối không dây, hoạt động dựa trên Internet trong các mạng của khu vực, quốc giá hoặc toàn cầu. LoraWan có khả năng thiết lập các mạng IoT công cộng hoặc riêng tư nhanh chóng.

Điểm nổi bật nhất của công nghệ Lora là gì?

Thời gian sử dụng pin với các mạng không dây là điểm nổi bật nhất của công nghệ Lora. Nếu bạn sử dụng pin 2000mAh thì thiết bị công nghệ 4G của bạn sẽ dùng được 18 tháng. Đây quả thật là một con số cực kỳ ấn tượng.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *