Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xem là những mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Những mô hình này được phân loại dựa trên một số tiêu chí nhất định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xác định quy mô doanh nghiệp của mình. Vậy điều kiện cấp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Điều kiện cấp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là một phương thức phân chia quy mô hoạt động của một doanh nghiệp. Dựa trên lĩnh vực kinh doanh, số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, doanh thu và nguồn vốn, chúng ta sẽ xác định được quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Dựa trên những khái niệm về doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, bạn có thể xác định được điều kiện cấp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ?
- Đối với lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp và xây dựng
Doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người, với tổng doanh thu hằng năm và nguồn vốn từ dưới 3 tỷ đồng.
- Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người, với tổng doanh thu hằng năm từ dưới 10 tỷ đồng và nguồn vốn từ dưới 3 tỷ đồng
Thế nào là doanh nghiệp nhỏ?
- Đối với lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp và xây dựng
Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người, với tổng doanh thu hằng năm từ dưới 50 tỷ đồng và tổng nguồn vốn từ dưới 20 tỷ đồng.
- Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người, với tổng doanh thu hằng năm từ dưới 100 tỷ đồng và nguồn vốn từ dưới 50 tỷ đồng
Thế nào là doanh nghiệp vừa?
- Đối với lĩnh vực nông – lâm – thủy hải sản, công nghiệp và xây dựng
Doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, với tổng doanh thu hằng năm từ dưới 200 tỷ đồng và nguồn vốn từ dưới 100 tỷ đồng.
- Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người, với tổng doanh thu hằng năm từ dưới 300 tỷ đồng và nguồn vốn từ dưới 100 tỷ đồng.
3 yếu tố giúp phân loại doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Yếu tố 1: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Trên thực tế, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội chính là toàn bộ nguồn nhân lực mà doanh nghiệp đang sở hữu. Qua đó, doanh nghiệp có vai trò quản lý, sử dụng, trả tiền lương và trả công tham gia bảo hiểm xã hội cho nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật.
Yếu tố 2: Tổng doanh thu hằng năm của doanh nghiệp
Tổng doanh thu hằng năm được xác định bằng tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu được khi bán hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Mọi hoạt động này đều được ghi lại trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Yếu tố 3: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Tổng nguồn vốn là toàn bộ nguồn hình thành tài sản, có khả năng tạo ra sự tăng thêm cho tổng tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xác định tổng nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Phương pháp xác định các điều kiện cấp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Xác định lĩnh vực hoạt động
Theo Điều 6 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định dựa trên ngành, nghề hoạt động cốt lõi mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp được xác định dựa trên hệ thống ngành kinh tế mới nhất ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội được xác định bằng thương của tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội của năm với số tháng trong năm. Kết quả này được ghi lại trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Đối với những doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội được xác định bằng thương của tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của tháng với số tháng hoạt động.
Công thức:
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội = Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội của năm/12
Xác định tổng doanh thu
Tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định thông qua bảng cân đối kế toán cuối năm liền kề tính tới thời điểm doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp hoạt động dưới hoặc trên 01 năm chưa phát sinh doanh thu -> Tổng doanh thu được xác định bằng tiêu chí tổng nguồn vốn quy định.
Xác định tổng nguồn vốn
Để xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, bạn cần dựa trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn được xác định tại thời điểm cuối năm.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm -> Tổng nguồn vốn được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính cuối năm liền kề tính tới thời điểm doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ.
Xác định và kê khai doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp luật khi tự xác định và kê khai quy mô hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, sau đó nộp cho cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (dựa trên quy định Điều 11 Nghị định 39/NĐ-CP).
Lưu ý:
- Doanh nghiệp cần điều chỉnh, kê khai lại nếu phát hiện quá trình kê khai quy mô hoạt động sai sót, thiếu chính xác (trước thời điểm doanh nghiệp nhận hỗ trợ)
- Doanh nghiệp cố tình kê khai sai quy mô hoạt động nhằm mục đích được nhận hỗ trợ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, hoàn trả mọi kinh phí, chi phí mà doanh nghiệp được nhận từ khoản hỗ trợ
Những doanh nghiệp thuộc quy mô hoạt động nhỏ và siêu nhỏ sẽ được hưởng một số quyền lợi từ Chính phủ. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã xác định được các điều kiện cấp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, từ đó áp dụng vào quy mô doanh nghiệp của mình.
Những câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có được nhà nước hỗ trợ không?
Tất nhiên là có! Dựa trên bộ Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, bạn sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi từ nhà nước.
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được hưởng bao nhiêu loại hỗ trợ từ nhà nước?
Hiện tại, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được hưởng 8 loại hỗ trợ từ nhà nước theo quy định của pháp luật, bao gồm:
– Tiếp cận tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
– Thuế, kế toán
– Mặt bằng sản xuất
– Cơ sở ươm tạo
– Cơ sở kỹ thuật, địa bàn làm việc chung
– Mở rộng thị trường
– Thông tin, tư vấn pháp lý
– Phát triển nguồn nhân lực
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vừa startup có được hỗ trợ không?
Câu trả lời là “Có!”. Đối với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vừa startup sẽ được hỗ trợ vay vốn bởi quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có được miễn lệ phí không?
Có! Nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và giảm áp lực cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, Chính phủ đã ban hành miễn giảm một số loại phí, lệ phí theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org