Doanh nghiệp vừa mới thành lập hay doanh nghiệp đã vận hành lâu năm đều có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nộp thuế không chỉ là nghĩa vụ mà còn được xem là “thước đo” đánh giá tinh thần trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào để hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình?
Tìm hiểu về nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp
Thuế được hiểu như thế nào?
Thuế là những khoản phí bắt buộc mà mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của bộ Luật thuế.
Để kiểm soát và quản lý nguồn thuế tốt hơn, nhà nước đã chia thuế thành nhiều loại với các ý nghĩa cụ thể. Nhờ đó, quá trình nộp thuế sẽ diễn ra thuận lợi và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người nộp thuế. Thuế được xem là nghĩa vụ bắt buộc của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Bất kỳ hành vi cố ý trốn tránh việc nộp thuế đều bị xử phạt theo quy định.
Các loại thuế phổ biến nhất hiện nay là:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu/nhập khẩu
- Thuế tài nguyên
- Thuế sử dụng đất
- Và một số loại thuế khác
Chủ thể nộp thuế là ai?
Các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật chính là chủ thể nộp thuế. Phần lớn những chủ thể nộp thuế thường hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, đảm bảo về quy mô, hình thức sở hữu và có trình độ quản lý, trình độ công nghệ,…
Khi các đặc điểm của chủ thể nộp thuế thay đổi thì phương pháp và quy trình quản lý thuế cũng sẽ thay đổi theo. Điều này cho thấy chủ thể nộp thuế có sự tác động nhất định đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế.
Bên cạnh đó, chủ thể nộp thuế phải có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi. Nghĩa là chủ thể được pháp luật trao quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia các hoạt động về thuế.
Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào?
Các loại thuế bắt buộc của mọi doanh nghiệp
Lệ phí môn bài hay thuế môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền trực thu đánh vào vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ mà doanh nghiệp phải nộp định kỳ theo năm. Những doanh nghiệp, tổ chức vừa mới hoạt động (đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài thông qua các thủ tục kê khai. Một số quy định về việc nộp lệ phí môn bài bao gồm:
- Thời hạn kê khai lệ phí môn bài chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh
- Trong một năm đầu thành lập, doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài (Theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP)
- Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài cũng không cần nộp lệ phí
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài của các doanh nghiệp chưa có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ khi doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận kinh doanh.
Mức đóng lệ phí môn bài được xác định như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ dưới 10 tỷ: 2 triệu đồng/năm
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ: 3 triệu đồng/năm
- Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh khác: 1 triệu đồng/năm
Thuế TNDN
Thuế TNDN sẽ được thu dựa trên khoảng lợi nhuận cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí khác. Toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa/dịch vụ có phát sinh thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Thuế TNDN được xác định theo công thức:
Thuế TNDN = Giá tính thuế TNDN x Thế suất
Thuế GTGT
Thuế GTGT được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu dùng. Đây còn được gọi là thuế gián thu. Căn cứ vào Luật thuế (GTGT) năm 2008 sửa đổi và bổ sung năm 2014, 2016, thuế GTGT được xác định theo 2 phương pháp:
- Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
- Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = GTGT của hàng hóa/dịch vụ x Thuế suất GTGT của hàng hóa/dịch vụ đó
Trong đó, thuế suất GTGT phụ thuộc vào loại hàng hóa/dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh với 3 hạn mức: 0%, 5% và 10%
Một số quy định khi nộp thuế GTGT là:
- Doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng, thời hạn nộp thuế GTGT là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó
- Doanh nghiệp kê khai thuế theo quý, thời hạn nộp thuế GTGT là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó
- Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT trùng với thời hạn nộp thuế GTGT
Thuế TNCN
Thuế TNCN là khoản thuế doanh nghiệp buộc phải nộp thay cho nguồn nhân sự của mình. Đây là khoản thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động, được xác định theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý và kết toán theo năm.
Thuế TNCN được xác định dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất:
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Những khoản phí được giảm trừ gia cảnh
Các loại thuế dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa/dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường là mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần duy trì tính bền vững và bảo vệ môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường được xác định theo công thức:
Thuế bảo vệ môi trường = Tổng số lượng hàng hóa/dịch vụ tính thuế x Mức thuế tuyệt đối
Một số quy định khi nộp thuế bảo vệ môi trường:
- Chỉ nộp thuế bảo vệ môi trường duy nhất 1 lần đối với hàng hóa/dịch vụ xuất/nhập khẩu
- Nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường tại cơ quan quản lý thuế đối với hàng hóa/dịch vụ sản xuất trong nước
- Nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Thuế tài nguyên
Tương tự thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên cũng là một loại thuế gián thu. Thuế tài nguyên áp dụng cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Thuế tài nguyên được xác định bằng công thức:
Thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên khai thác tính thuế x Giá trị thuế tài nhân x Thuế suất tài nguyên
Thuế xuất/nhập khẩu
Thuế xuất/nhập khẩu là loại thuế được thu dựa trên các loại hàng hóa xuất/nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Loại thuế này hoàn toàn độc lập trong Luật thuế Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
Mục tiêu của thuế xuất/nhập khẩu là bảo hộ nền sản xuất, kinh doanh trong nước. Thuế xuất/nhập khẩu chỉ thu duy nhất 1 lần đối với các mặt hàng mậu dịch và phi mậu dịch.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Đây là một loại thuế gián thu đánh vào các loại hàng hóa đặc biệt, có tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và bán ra hoặc nhập về và bán ra. Thuế tiêu thụ có khả năng điều tiết quá trình sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu. Nhờ đó, thuế tiêu thụ đặc biệt giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tăng khả năng quản lý sản xuất kinh doanh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định bằng công thức:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế x Thuế suất
Thuế đất phi nông nghiệp
Đây là số tiền mà cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức phải đóng khi sử dụng đất phi nông nghiệp để sản xuất, xây dựng cơ quan, trụ sở, dự án đầu tư,…, theo quy định của Luật đất đai.
Hy vọng bài viết trên của Tino Group đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào?”. Đồng thời, thông qua những kiến thức liên quan đến thuế, doanh nghiệp bạn sẽ hoàn thành tốt nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
FAQs về những loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Vừa thành lập công ty có cần nộp thuế môn bài không?
Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, doanh nghiệp, công ty vừa mới thành lập không quá 1 năm sẽ được miễn thuế môn bài.
Có các dịch vụ hỗ trợ kê khai thuế không?
Tất nhiên là có! Hiện nay có rất nhiều đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế. Phần lớn những đơn vị này đều sở hữu chuyên môn nhất định về các điều luật liên quan đến thuế, đảm bảo giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rắc rối trong quá trình kê khai thuế.
Kinh doanh thương mại cần nộp những loại thuế nào?
Khi hoạt động trong lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp buộc phải kê khai và nộp 3 loại thuế sau: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế môn bài
Không phát sinh trả thuế TNCN vậy có cần kê khai thuế TNCN không?
Cá nhân, tổ chức không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN trong tháng hoặc quý nào thì không cần kê khai thuế TNCN của tháng hoặc quý đó.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org