full-stack-la-gi-cover

Full Stack là gì? Kỹ năng cần có để trở thành một Full Stack

Bạn có biết rằng: các mạng xã hội khổng lồ như Facebook, Instagram hay TikTok đều được xây dựng dựa trên kiến trúc Full Stack? Từ việc thiết kế giao diện người dùng thân thiện cho đến xây dựng các thuật toán phức tạp để đề xuất nội dung, các kỹ sư Full Stack đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm công nghệ thành công. Vậy chính xác Full Stack là gì? Nhân viên lập trình Full Stack cần làm những công việc gì? Công nghệ nào liên quan đến phát triển Full Stack? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về Full Stack qua bài viết dưới đây nhé!

Full Stack là gì?

Full Stack là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình phát triển cả 2 thành phần frontend và backend của ứng dụng. Một ứng dụng hoàn chỉnh bao gồm 2 phần chính: Frontend là phần giao diện tương tác trực tiếp với người dùng, backend là phần quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý logic của ứng dụng.

khai-niem-full-stack
Khái niệm Full Stack

Phần frontend chịu trách nhiệm thiết kế giao diện người dùng, xử lý các tương tác mà người dùng thực hiện với ứng dụng. Trong khi đó, backend chứa các mã cần thiết để vận hành ứng dụng, bao gồm: tích hợp với hệ thống dữ liệu, giao tiếp với các ứng dụng khác và xử lý dữ liệu để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.

Để phát triển được cả hai phần này, các nhà phát triển phần mềm cần phải trang bị những kỹ năng, công cụ và kiến thức khác nhau. Tuy nhiên, với phát triển toàn diện hay còn gọi là Full Stack, nhà phát triển sẽ kết hợp cả hai lĩnh vực này, giúp nhóm phát triển có thể xây dựng ứng dụng từ đầu đến cuối một cách đồng bộ và gắn kết. Một ứng dụng Full Stack chính là ứng dụng phần mềm tích hợp cả frontend và backend trong một cơ sở mã duy nhất, mang lại trải nghiệm liền mạch, hoàn chỉnh cho người dùng. (Theo bài viết: “What is Full Stack Developmenttrên trang Aws.Amazon.com).

Vai trò của Full Stack Development

Full Stack đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nguồn lực và cải thiện hiệu suất làm việc của tổ chức. Dưới đây là 3 vai trò chính của Full Stack Development.

Tối ưu hóa nguồn lực phát triển

Full Stack Development đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá hiệu quả làm việc và giảm chi phí. Thay vì cần nhiều nhóm phát triển chuyên biệt cho từng phần của ứng dụng, các tổ chức có thể tận dụng sự đa năng của các Full Stack Development. Những chuyên gia này có khả năng xử lý toàn bộ quá trình phát triển, từ thiết kế giao diện người dùng đến lập trình logic phía máy chủ và quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ đó, việc quản lý dự án trở nên đơn giản hơn, giảm thiểu sự phối hợp giữa các nhóm và tạo ra một tầm nhìn thống nhất cho sản phẩm.

Nâng cao tốc độ phát triển và linh hoạt

Khả năng làm chủ cả frontend và backend giúp các nhà phát triển Full Stack tạo ra sản phẩm một cách nhanh chóng, linh hoạt. Họ có thể dễ dàng tạo ra các sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) để thử nghiệm ý tưởng và nhận phản hồi từ người dùng. Vai trò này đặc biệt phù hợp trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với thị trường. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện các thay đổi đồng thời trên cả frontend và backend giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh một cách nhanh chóng.

vai-tro-cua-full-stack-development
Vai trò của Full Stack Development

Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và tối ưu hóa hệ thống

Với kiến thức toàn diện về toàn bộ hệ thống, các nhà phát triển Full Stack có khả năng xác định và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn. Họ có thể dễ dàng phát hiện các điểm nghẽn, xung đột hoặc sự kém hiệu quả trong hệ thống, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu. Bên cạnh đó, khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa các nhiệm vụ giúp phân bổ tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo dự án luôn được tiến hành trơn tru.

Một số công nghệ liên quan đến Full Stack Development

Khi phát triển một ứng dụng web hoàn chỉnh, các nhà phát triển phải làm việc với nhiều công nghệ khác nhau để xử lý cả phần giao diện người dùng và phần máy chủ. Dưới đây là 3 công nghệ chính liên quan đến Full Stack Development, giúp xây dựng và quản lý các ứng dụng web từ đầu đến cuối.

Công nghệ Front-end

HTML

HTML (Hyper Text Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để thiết kế phần giao diện người dùng của các trang web. Ngôn ngữ này định nghĩa cấu trúc và nội dung của trang bằng cách sử dụng các thẻ để tổ chức văn bản, các yếu tố khác.

CSS

CSS (Cascading Style Sheets) là ngôn ngữ dùng để tạo kiểu và thiết kế giao diện trang web. Với CSS, người dùng có thể áp dụng các kiểu dáng, bố cục cho các trang HTML một cách độc lập, giúp cải thiện tính thẩm mỹ và trải nghiệm người dùng.

JavaScript

JavaScript là ngôn ngữ lập trình kịch bản giúp tạo ra các tính năng tương tác và động cho các trang web. Ngôn ngữ này cho phép các nhà phát triển xây dựng các trò chơi, ứng dụng web và các tính năng nâng cao khác để cải thiện chức năng của trang web.

React.js

React.js là thư viện JavaScript mã nguồn mở do Facebook duy trì, chuyên xây dựng giao diện người dùng. Thư viện này giúp phát triển các ứng dụng web tương tác với hiệu suất cao và dễ bảo trì.

Bootstrap

Bootstrap là bộ công cụ mã nguồn mở giúp thiết kế các trang web và ứng dụng web đáp ứng. Bộ công cụ này cung cấp các lớp CSS, HTML và JavaScript để xây dựng giao diện người dùng nhanh chóng và hiệu quả.

Công nghệ Back-end

PHP

PHP là ngôn ngữ lập trình phía máy chủ được thiết kế đặc biệt cho phát triển web. Thông qua PHP, bạn có thể xử lý các yêu cầu từ phía người dùng, tương tác với cơ sở dữ liệu và tạo ra các trang web động.

Node.js

Node.js là môi trường thực thi JavaScript mã nguồn mở, cho phép chạy mã JavaScript bên ngoài trình duyệt. Thông thường, Node.js được sử dụng để xây dựng các dịch vụ backend và API cho các ứng dụng web và di động.

Python

Python là ngôn ngữ lập trình đa dụng, nổi bật với khả năng tích hợp hệ thống nhanh chóng và dễ sử dụng. Loại ngôn ngữ này thường được sử dụng trong phát triển web, đặc biệt với các framework như Django.

Express.js

Express.js là framework cho Node.js giúp phát triển các ứng dụng web và API một cách đơn giản và nhanh chóng. Framework cung cấp các tính năng và công cụ cần thiết để xử lý các yêu cầu HTTP và quản lý các tuyến đường.

Django

Django là framework phát triển web mã nguồn mở viết bằng Python, nổi bật với khả năng xây dựng các ứng dụng web một cách nhanh chóng và bảo mật cao. Thông qua Django, bạn có thể quản lý cơ sở dữ liệu, xác thực người dùng,…

cong-nghe-lien-quan-den-full-stack-development
Công nghệ liên quan đến Full Stack Development

Công nghệ Database

MongoDB

MongoDB là cơ sở dữ liệu NoSQL mã nguồn mở, lưu trữ dữ liệu dưới dạng tài liệu. Thay vì sử dụng cấu trúc quan hệ như các cơ sở dữ liệu truyền thống, MongoDB cho phép lưu trữ, truy xuất dữ liệu một cách linh hoạt và hiệu quả.

SQL

SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ tiêu chuẩn dùng để tạo, duy trì và truy xuất dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngôn ngữ này cho phép thực hiện các truy vấn phức tạp và quản lý dữ liệu trong các bảng.

Oracle

Oracle là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) mạnh mẽ, cung cấp các công cụ và tính năng để lưu trữ, quản lý và truy xuất thông tin. Thông thường, Oracle được sử dụng trong các ứng dụng doanh nghiệp quy mô lớn.

3 kỹ năng giúp trở thành Full Stack Development chuyên nghiệp

Để trở thành một Full Stack Developer, bạn cần có kỹ năng đa dạng từ cả hai lĩnh vực frontend và backend, cùng với khả năng thiết kế, quản lý cơ sở dữ liệu. Dưới đây là 3 kỹ năng chính cần có.

Kỹ năng Frontend

Để trở thành Full Stack Development chuyên nghiệp, bạn cần có kiến thức về các công nghệ frontend như HTML, CSS và JavaScript. Ngoài ra, bạn phải có khả năng tạo ra giao diện người dùng hấp dẫn và chức năng, như sử dụng các thư viện và framework như React, Bootstrap. Kỹ năng trong thiết kế UI/UX cũng quan trọng để đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà và trực quan.

Kỹ năng Backend

Bạn cần thành thạo các ngôn ngữ lập trình phía máy chủ như Python, PHP, hoặc Ruby on Rails, cùng với kiến thức về cách triển khai các thuật toán và logic nghiệp vụ. Việc sử dụng các framework như Django và xây dựng các API RESTful đóng vai trò quan trọng. Kỹ năng quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý các yêu cầu từ phía người dùng cũng là yếu tố không thể thiếu.

cac-ky-nang-giup-tro-thanh-full-stack-development
Các kỹ năng giúp trở thành Full Stack Development

Kỹ năng quản lý cơ sở dữ liệu

Để trở thành Full Stack Development, bạn cần có kiến thức về quản lý cơ sở dữ liệu, như thiết kế và thực hiện các truy vấn cơ sở dữ liệu. Bạn cần có khả năng thao tác với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL và MongoDB để lưu trữ, quản lý dữ liệu hiệu quả.

3 stack phổ biến trong Full Stack Development

Dưới đây là 3 bộ công nghệ phổ biến trong phát triển Full Stack. Mỗi stack cung cấp các giải pháp khác nhau để xây dựng và quản lý ứng dụng web hiệu quả.

LAMP stack

LAMP stack gồm 4 thành phần chính: Linux, Apache, MySQL và PHP. Trong kiến trúc LAMP, máy chủ web Apache nhận yêu cầu từ người dùng, xử lý các yêu cầu tĩnh hoặc chuyển giao yêu cầu động cho PHP. PHP sau đó xử lý yêu cầu, tương tác với cơ sở dữ liệu MySQL để truy xuất hoặc lưu trữ dữ liệu. Cuối cùng, kết quả sẽ được trả về cho Apache. Apache tiếp tục chuyển phản hồi này đến trình duyệt của người dùng. Bộ LAMP là một giải pháp ổn định và đáng tin cậy cho việc phát triển các ứng dụng web truyền thống.

MEAN stack

MEAN stack là bộ công nghệ hiện đại gồm MongoDB, Express.js, Angular và Node.js. Trong mô hình MEAN, Angular thực hiện các yêu cầu từ phía người dùng và gửi chúng đến Express.js, một framework nhẹ cho Node.js. Express.js xử lý các yêu cầu này, truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu MongoDB, và gửi phản hồi dưới dạng JSON trở lại Angular. Angular hiển thị dữ liệu cho người dùng trong trình duyệt. Bộ MEAN là một lựa chọn phổ biến cho các ứng dụng web đơn trang (SPA) nhờ vào tính linh hoạt và khả năng xử lý nhanh.

cac-stack-pho-bien-trong-full-stack-development
Các stack phổ biến trong Full Stack Development

LEMP stack

LEMP stack bao gồm: Linux, Nginx, MySQL và PHP. Trong kiến trúc LEMP, Nginx hoạt động như máy chủ web tiếp nhận các yêu cầu HTTP từ người dùng. Các yêu cầu được chuyển tiếp đến PHP, nơi xử lý yêu cầu và truy cập cơ sở dữ liệu MySQL để lấy hoặc cập nhật dữ liệu. Sau đó, PHP gửi kết quả về cho Nginx, từ đó Nginx trả về phản hồi cho người dùng. LEMP thường được lựa chọn cho các ứng dụng cần hiệu suất cao và khả năng xử lý đồng thời lớn.

Nếu bạn đam mê công nghệ và muốn trở thành một nhà phát triển toàn diện, Full Stack Development chính là con đường lý tưởng. Hãy bắt đầu hành trình học tập của mình bằng cách làm quen với các công nghệ cơ bản và không ngừng nâng cao kỹ năng. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu Full Stack Development là gì cũng như những công nghệ liên quan đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THƯỜNG GẶP:

  1. Amazon. Phát triển Full Stack là gì?. Aws.amazon.com. https://aws.amazon.com/vi/what-is/full-stack-development.
  2. MongoDB. Full Stack Development Explained. Mongodb.com. https://www.mongodb.com/resources/basics/full-stack-development
  3. Geeksforgeeks. (2024, Aug 07). What is Full Stack Development ?. Geeksforgeeks.org. https://www.geeksforgeeks.org/what-is-full-stack-development/
  4. Coursera Staff. (2024, Feb 7). What Is a Full-Stack Developer?. Coursera.org. https://www.coursera.org/articles/full-stack-developer

Những câu hỏi thường gặp

Full Stack Development có thể áp dụng cho các ứng dụng di động không?

Tất nhiên là có! Bạn có thể sử dụng các công nghệ như React Native hoặc Flutter để phát triển ứng dụng di động đồng thời với các kỹ năng Full Stack để xây dựng backend và quản lý cơ sở dữ liệu.

Chứng chỉ nào giúp ích cho việc trở thành Full Stack Developer không?

Có! Các chứng chỉ như Meta Front-End Developer, Meta Back-End Developer và các khóa học từ các tổ chức uy tín khác có thể giúp bạn chứng minh kỹ năng, tăng cơ hội nghề nghiệp.

Có nên học thêm các công cụ và kỹ thuật DevOps không?

Câu trả lời là: “Có!”. Các kỹ thuật DevOps như Docker, Kubernetes và CI/CD giúp tự động hóa quy trình phát triển và triển khai, cải thiện hiệu quả làm việc và chất lượng phần mềm.

Full Stack Development có thể áp dụng cho các ứng dụng di động không?

Có! Bạn có thể sử dụng các công nghệ như React Native hoặc Flutter để phát triển ứng dụng di động đồng thời với các kỹ năng Full Stack để xây dựng backend và quản lý cơ sở dữ liệu.

📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar