growth-marketing-la-gi-cover

Growth Marketing là gì? 6 bí quyết thực hiện Growth Marketing hiệu quả

Nếu đang điều hành một doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực Marketing, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ Growth Marketing. Vậy chính xác Growth Marketing là gì và làm thế nào áp dụng chiến lược này vào thực tiễn? Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn khám phá chi tiết hơn cũng như cách biết Growth Marketing thành công cụ mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển!

Growth Marketing là gì?

Growth Marketing (tạm dịch: Tiếp thị tăng trưởng) là chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp thông qua việc cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng, xây dựng lòng trung thành. Đây được xem là mục tiêu tiếp thị dài hạn, hướng mọi nỗ lực vào người tiêu dùng, từ việc thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại cho đến tìm cách để họ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

khai-niem-growth-marketing
Khái niệm Growth Marketing

Khác với các phương pháp truyền thống, Growth Marketing dựa trên việc quan sát và phân tích các chỉ số tăng trưởng có thể đo lường được. Các chuyên gia tiếp thị trong lĩnh vực này áp dụng nhiều khái niệm như tiếp thị nội dung (Content Marketing), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị trên mạng xã hội và cải thiện trải nghiệm người dùng (UX).

Một số nhiệm vụ chính của Growth Marketing bao gồm:

  • Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization).
  • Thử nghiệm các chiến lược kinh doanh mới ở nhiều bộ phận khác nhau.
  • Theo dõi các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và các số liệu tiếp thị.
  • Giảm chi phí thu hút khách hàng mới (Customer Acquisition Cost).

Tóm lại, Growth Marketing không chỉ dừng lại ở việc quảng bá sản phẩm, mà còn tạo nên một hành trình trải nghiệm cho khách hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và hiệu quả.

(Định nghĩa theo bài viết: “What Is Growth Marketing? Definition, Components and Campaigns” trên trang Indeed Editorial Team)

Tầm quan trọng của Growth Marketing

Growth Marketing đóng vai trò thiết yếu giúp doanh nghiệp thích nghi và phát triển trong môi trường kinh doanh hiện đại. Dù đòi hỏi thời gian và công sức, chiến lược này mang lại những lợi ích vượt trội, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả tiếp thị và tăng trưởng bền vững. Dưới đây là 4 lợi ích mà Growth Marketing mang lại cho doanh nghiệp.

#1. Thích nghi với hành trình mua hàng phi tuyến tính

Trước đây, hành trình mua hàng của người tiêu dùng diễn ra theo tuyến tính, từ giai đoạn nhận thức đến quyết định mua. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet và công nghệ, người tiêu dùng hiện nay thường xuyên “di chuyển” qua lại giữa các thiết bị và giai đoạn khác nhau trong hành trình mua sắm.

Growth Marketing giúp doanh nghiệp theo dõi, tiếp cận người tiêu dùng tại mọi điểm chạm quan trọng, bao gồm cả trước và sau khi mua hàng. Đây là cách giúp doanh nghiệp thích nghi cũng như dẫn đầu trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm hiện đại.

#2. Giảm tỷ lệ mất khách hàng và duy trì doanh thu

Trên thực tế, thu hút khách hàng mới tốn kém gấp 10 lần so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Không chỉ làm giảm doanh thu, tỷ lệ đánh mất khách hàng tăng còn ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng và giá trị doanh nghiệp.

Với Growth Marketing, doanh nghiệp tập trung xây dựng lòng trung thành và sự tin tưởng từ khách hàng hiện tại. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện doanh thu, tạo ra hiệu ứng lan tỏa, như thu hút các đánh giá tích cực và sự giới thiệu từ khách hàng. Có thể thấy, Growth Marketing chính là chìa khóa để doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn mà không tốn quá nhiều chi phí.

tam-quan-trong-cua-growth-marketing
Tầm quan trọng của Growth Marketing

#3. Kết hợp tiếp thị và bán hàng để tăng hiệu quả

Ngày nay, tiếp thị và bán hàng không còn hoạt động tách biệt. Growth Marketing giúp tích hợp 2 lĩnh vực này để tạo nên một trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp phân tích hành vi của khách hàng trong từng giai đoạn để đưa ra các đề xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Đây là cách giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số, cải thiện mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

#4. Khai thác sức mạnh dữ liệu để thấu hiểu khách hàng

Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu hành vi và nhu cầu của khách hàng. Growth Marketing tận dụng tối đa dữ liệu từ các nguồn như phân tích website, hoạt động tài khoản người dùng, chiến dịch quảng cáo và khảo sát để xây dựng chiến lược tiếp thị chính xác hơn.

Thông qua quá trình theo dõi hành trình chuyển đổi của khách hàng và phân tích hành vi hiện tại, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị, nhắm mục tiêu hiệu quả hơn. Không chỉ cải thiện khả năng tiếp cận, đây còn là cách tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

Các thành phần của Growth Marketing

Growth Marketing được tạo nên từ 3 thành phần chính, bao gồm:

  • A/B Testing.
  • Omnichannel Marketing (Tiếp thị đa kênh).
  • Customer Feedback (Phản hồi khách hàng).

Các thành phần này giúp tối ưu hiệu quả tiếp thị, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Hơn hết, đây cũng là những yếu tố tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.

#1. A/B Testing

A/B Testing là công cụ quan trọng trong Growth Marketing, cho phép doanh nghiệp thử nghiệm và so sánh các phương án khác nhau để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả nhất với khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể kiểm tra từ khóa SEO, tiêu đề bài viết, nội dung trên mạng xã hội hoặc kiểu dáng bao bì để xem yếu tố nào thu hút và tạo sự tương tác tốt nhất. Kết quả từ các thử nghiệm này giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và nâng cao trải nghiệm người dùng.

#2. Tiếp thị đa kênh

Tiếp thị đa kênh tập trung vào việc tích hợp mượt mà tất cả các kênh tiếp thị để tiếp cận khách hàng ở mọi nơi họ hiện diện. Hoạt động này: bao gồm email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội, cửa hàng truyền thống hoặc các sự kiện trải nghiệm như pop-up shop hay sự kiện trực tuyến. Tiếp cận khách hàng trên các kênh họ yêu thích không chỉ tăng khả năng nhận diện thương hiệu mà còn cải thiện trải nghiệm khách hàng, từ đó thúc đẩy sự gắn kết và doanh số.

cac-thanh-phan-cua-growth-marketing
Các thành phần của Growth Marketing

#3. Phản hồi khách hàng

Thu thập phản hồi từ khách hàng là yếu tố không thể thiếu để cải thiện dịch vụ và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng. Thông qua các khảo sát, đánh giá hoặc tương tác trực tiếp trên mạng xã hội, doanh nghiệp có thể hiểu rõ điều gì đang hoạt động tốt và cần cải thiện. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc khởi nghiệp, đây còn là cách khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm tích cực, giúp tạo dựng uy tín và lan tỏa thương hiệu thông qua hình thức truyền miệng.

6 mục tiêu chính của Growth Marketing

Growth Marketing hướng đến 6 mục tiêu chính để giúp doanh nghiệp thu hút cũng như giữ chân khách hàng hiệu quả. Cụ thể như sau.

#1. Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng

Growth Marketing tập trung vào việc giữ chân khách hàng hiện tại, từ đó tối ưu hóa chi phí thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu. Một số chiến lược phổ biến gồm Email Marketing để xây dựng lòng trung thành, chương trình thưởng điểm để khuyến khích mua sắm lại và khảo sát ý kiến để đo lường mức độ hài lòng. Đặt mục tiêu S.M.A.R.T giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu này, ví dụ: tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% trong vòng 12 tháng.

#2. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Khác với giữ chân khách hàng, mục tiêu này tập trung đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Net Promoter Score (NPS) là phương pháp phổ biến để đánh giá mục tiêu này. Nếu điểm dao động từ 9 – 10, đồng nghĩa với việc khách hàng sẵn sàng giới thiệu thương hiệu của bạn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả khảo sát để cải thiện trải nghiệm và tăng tỷ lệ khách hàng hài lòng.

#3. Xây dựng nhận diện thương hiệu

Growth Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn trong hành trình mua sắm, từ đó nâng cao nhận diện thương hiệu. Các chiến lược hiệu quả bao gồm: quảng cáo trên mạng xã hội, Marketing qua Influencer hoặc sử dụng Content Marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Dù khó đo lường, nhưng các mục tiêu nhận diện thương hiệu khi được thiết lập đúng cách sẽ giúp tăng sự quen thuộc của người dùng với sản phẩm, dịch vụ.

#4. Tăng doanh thu công ty

Mục tiêu này tập trung vào việc cải thiện doanh thu thông qua việc tối ưu mô hình giá và xác định phân khúc khách hàng mang lại giá trị cao nhất. Ví dụ, một công ty SaaS có thể chuyển từ việc tiếp cận toàn bộ thị trường sang tập trung vào khách hàng chi tiêu tối thiểu 800$ mỗi tháng. Cách tiếp cận này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa doanh thu từ phân khúc khách hàng có giá trị cao.

muc-tieu-chinh-cua-growth-marketing
Mục tiêu chính của Growth Marketing

#5. Cải thiện tỷ lệ thu hút khách hàng

Ngoài giữ chân khách hàng, Growth Marketing cũng chú trọng đến việc thu hút khách hàng mới để thúc đẩy doanh số. Các chiến lược như PPC, SEO, Content Marketing và thiết kế website có thể hỗ trợ tăng tỷ lệ này. Khi tích hợp các chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tạo ra cách tiếp cận đồng nhất, tối ưu hóa hiệu quả thu hút khách hàng mới.

#6. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi gồm nhiều hoạt động khác nhau, như gửi form liên hệ, đăng ký nhận email, tương tác trên mạng xã hội hoặc thực hiện mua hàng. Growth Marketing giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi qua từng giai đoạn trong kênh bán hàng. Đặt mục tiêu cụ thể cho từng loại chuyển đổi, ví dụ tăng tỷ lệ đăng ký nhận email thêm 2% và tỷ lệ mua hàng thêm 12%, là cách hiệu quả để đạt được mục tiêu lớn hơn như tăng doanh thu hay giữ chân khách hàng.

6 cách thực hiện chiến lược Growth Marketing hiệu quả

Để thực hiện Growth Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược cụ thể, linh hoạt và luôn đặt khách hàng làm trọng tâm. Dưới đây là 6 cách giúp bạn tối ưu hoá chiến lược Growth Marketing.

#1. Thấu hiểu hành vi khách hàng

Nghiên cứu kỹ hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng giúp bạn xác định được chiến lược phù hợp. Sử dụng dữ liệu từ phân tích website, phản hồi khách hàng hoặc mạng xã hội cũng là cách giúp bạn tạo ra các chiến dịch Marketing sát với thực tế.

#2. Tối ưu dữ liệu và đo lường kết quả

Growth Marketing đòi hỏi bạn phải liên tục theo dõi, đo lường các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi (CRO), chi phí thu hút khách hàng (CAC) và giá trị lâu dài của khách hàng (CLV). Thông qua đó, doanh nghiệp có thể phát hiện điểm mạnh, yếu và điều chỉnh chiến lược kịp thời.

#3. Triển khai A/B Testing

Thử nghiệm A/B là cách tốt nhất để so sánh hiệu quả của các chiến dịch, từ tiêu đề email, hình ảnh quảng cáo đến CTA trên website. Nhờ đó, bạn có thể tối ưu hóa từng yếu tố nhỏ để đạt hiệu quả lớn nhất.

#4. Đa dạng hóa kênh Marketing

Không chỉ tập trung vào một kênh, bạn hãy tận dụng sức mạnh của nhiều kênh như SEO, social media, email marketing hoặc cả các kênh offline. Phương pháp marketing đa kênh (Omnichannel) sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng ở mọi nơi, mọi lúc.

cach-thuc-hien-chien-luoc-growth-marketing-hieu-qua
Cách thức hiện chiến lược Growth Marketing hiệu quả

#5. Ưu tiên trải nghiệm khách hàng

Tạo ra một hành trình mua sắm liền mạch và cá nhân hóa trải nghiệm để khách hàng cảm thấy được quan tâm. Không chỉ tăng khả năng giữ chân khách hàng, đây còn là cách khuyến khích họ giới thiệu thương hiệu của bạn đến người khác.

#6. Luôn sẵn sàng thử nghiệm và đổi mới

Thị trường luôn thay đổi và khách hàng cũng vậy. Doanh nghiệp cần linh hoạt thử nghiệm những chiến lược mới, đồng thời không ngại điều chỉnh hướng đi để phù hợp với thực tế.

Không đơn thuần là một chiến lược, Growth Marketing còn là chìa khoá giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Hãy áp dụng ngay 6 bí quyết mà Tino Group gợi ý để thực hiện chiến lược Growth Marketing thành công bạn nhé!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Amazon Ads. Growth marketing. Advertising.amazon.com. https://advertising.amazon.com/library/guides/growth-marketing
  2. Coursera Staff. (2024, April 5). What Does a Growth Marketing Manager Do?. Coursera.org. https://www.coursera.org/articles/growth-marketing-manager
  3. Indeed Editorial Team. (2023, February 4). What Is Growth Marketing? Definition, Components and Campaigns. Indeed.com. https://www.indeed.com/career-advice/career-development/marketing-growth
  4. Web FX. What Is Growth Marketing? (What Marketers Need to Know). Webfx.com. https://www.webfx.com/digital-marketing/glossary/what-is-growth-marketing/
  5. Rana Bano. (2024, October 30). What Is Growth Marketing? Examples & Tips To Fuel Your Strategy. Coschedule.com. https://coschedule.com/marketing-strategy/growth-marketing

Những câu hỏi thường gặp

Ai nên áp dụng Growth Marketing?

Mọi doanh nghiệp, từ startup đến công ty lớn đều có thể áp dụng Growth Marketing để tăng trưởng nhanh chóng và bền vững.

Growth Marketing có liên quan đến SEO không?

Có! SEO là một phần quan trọng trong Growth Marketing, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng thông qua tối ưu hóa nội dung trên công cụ tìm kiếm.

Growth Marketing có liên quan đến SEO không?

Tất nhiên là có! SEO là một phần quan trọng trong Growth Marketing, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng thông qua tối ưu hóa nội dung trên công cụ tìm kiếm.

Growth Marketing có phải là xu hướng dài hạn không?

Tất nhiên là có! Với sự phát triển của công nghệ và dữ liệu, Growth Marketing sẽ tiếp tục là chiến lược thiết yếu để doanh nghiệp phát triển lâu dài.

📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar