Công nghệ số tạo nên bước đà phát triển cho nhiều phát minh vĩ đại, trong đó có thể kể đến kỷ nguyên đám mây. Hybrid Cloud chính là một giải pháp công nghệ tuyệt vời, mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho mọi doanh nghiệp lớn nhỏ.
Hybrid Cloud là gì?
Khái niệm Hybrid Cloud
Hybrid Cloud (tạm dịch: đám mây lai) được xem là một môi trường điện toán đám mây, được dung hòa bởi các nền tảng Private Cloud (tạm dịch: đám mây riêng), Public Cloud (tạm dịch: đám mây công cộng) và cơ sở hạ tầng tại chỗ Trong đó, nền tảng Public Cloud được cung cấp bởi bên thứ 3. Sự kết hợp giữa hai dịch vụ đám mây trong môi trường Hybrid Cloud có thể khác nhau tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Sự ra đời của Hybrid Cloud giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi ứng dụng. Đồng thời, giải pháp này còn hỗ trợ người dùng thay đổi dữ liệu giữa các đám mây khi có nhu cầu. Việc này giúp tiết kiệm chi phí và thúc đẩy năng suất làm việc của doanh nghiệp.
Hybrid Cloud là một môi trường điện toán thống nhất, đơn lẻ và cực kỳ linh hoạt. Tại đây, người dùng có thể mở rộng và điều hành công việc trên mô hình điện toán phù hợp nhất. So với Private Cloud và Public Cloud, Hybrid Cloud giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả hơn. Trên thực tế, những công ty ứng dụng Hybrid Cloud thu được giá trị gấp 2,5 lần so với Private Cloud và Public Cloud.
Nguyên lý hoạt động của Hybrid Cloud
Kiến trúc Hybrid Cloud truyền thống
Hybrid Cloud truyền thống chuyển đổi trung tâm dữ liệu tại chỗ thành cơ sở hạ tầng đám mây riêng. Sau đó, cơ sở hạ tầng đó sẽ kết nối với Public Cloud được cung cấp bởi các nhà dịch vụ, điển hình như Google Cloud Services, Microsoft Azure, AWS,…
Quy trình này dựa trên giải pháp Hybrid Cloud “đóng gói sẵn” hoặc các phần mềm trung gian dành cho doanh nghiệp. Tài nguyên đám mây sẽ được tích hợp trên những công cụ quản lý thống nhất. Người dùng có thể giám sát, phân bổ và quản lý tài nguyên ấy thông qua bản điều khiển trung tâm.
Kiến trúc Hybrid Cloud hiện đại
Hiện nay, Hybrid Cloud tập trung vào việc hỗ trợ tính di động của khối lượng công việc trong tất cả môi trường đám mây. Ngoài ra, giải pháp này còn tự động hóa triển khai những công việc này theo mục đích kinh doanh phù hợp.
Chuyển đổi kỹ thuật số bùng nổ, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các ứng dụng mới. Họ hiện đại hóa chúng để tận dụng công nghệ gốc đám mây. Những giải pháp này giúp hiệu suất làm việc trên môi trường đám mây nhất quán và đáng tin cậy hơn. Đồng thời, quá trình triển khai, quản lý công việc cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng.
Cụ thể, người dùng có thể xây dựng hoặc chuyển đổi các ứng dụng để sử dụng kiến trúc microservices, họ tập trung chia các ứng dụng thành các phần nhỏ hơn. Những thành phần này có thể tái sử dụng để tập trung vào chức năng kinh doanh cụ thể.
Đối với cấp độ cao hơn, Private Cloud và Public Cloud đóng vai trò là “địa điểm” vật lý để kết nối. Chẳng hạn như: các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp Public chạy trong trung tâm dữ liệu tại chỗ của khách hàng. Trong khi đó, Private Cloud được lưu trữ tại:
- Các trung tâm dữ liệu bên ngoài cơ sở
- Trên mạng riêng ảo (VPN)
- Đám mây riêng ảo (VPC)
- Cơ sở hạ tầng chuyên dụng từ các nhà cung cấp bên thứ 3
Kiến trúc Hybrid Cloud hỗ trợ ảo hóa cơ sở hạ tầng. Nhà phát triển có thể tạo ra môi trường theo yêu cầu thông qua tài nguyên máy tính hoặc tài nguyên đám mây nằm bên ngoài tường lửa. Việc này giúp khối lượng công việc và dữ liệu đến gần hơn nơi thực hiện tính toán thực tế.
Một số ưu điểm và hạn chế của Hybrid Cloud
Ưu điểm của Hybrid Cloud
Hybrid Cloud đã trở thành một nhân tố thiết yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Đám mây lai mang lại một mô hình linh hoạt vì chúng được dung hòa từ Private Cloud và Public Cloud.
Nâng cao tính nhanh nhạy
Đối với các doanh nghiệp số, nhu cầu thích ứng và chuyển đổi nhanh chóng là nguyên tắc cốt lõi hàng đầu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng tính năng của Private Cloud và Public Cloud để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các ứng dụng và dữ liệu linh hoạt hơn
Thông qua Hybrid Cloud, bạn được phép chuyển đổi dữ liệu và các ứng dụng từ đám mây này sang đám mây khác. Việc này giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với sự biến đổi của công việc, chiến lược kinh doanh và giá cả thị trường.
Chi phí hoạt động thấp
Khi sử dụng Hybrid Cloud, bạn có thể lưu trữ dữ liệu quan trọng trên Private Cloud tại chỗ, dữ liệu ít quan trọng hơn trên Public Cloud. Quá trình lưu trữ đơn giản, dễ dàng giúp bạn tiết kiệm không ít chi phí và tối ưu hóa công việc.
Tốc độ tăng nhanh
Hybrid Cloud hỗ trợ người dùng tính năng tương tự Distributed Computing (tạm dịch: điện toán phân tán) và Edge computing (tạm dịch: điện toán biên). Với tính năng này, bạn có thể tăng tốc độ bằng cách định vị các dịch vụ quan trọng đến gần hơn với người dùng hoặc hệ thống cần chúng.
Chi phí thiết lập thấp
Đám mây lai không đòi hỏi người dùng chi trả trước các khoản phí nhất định. Vậy nên, bạn được phép quản lý các ứng dụng, khối lượng công việc bên ngoài và trong đám mây riêng một cách nhanh chóng, ít tốn kém.
Mở rộng không giới hạn
Với sự hỗ trợ của Public Cloud, doanh nghiệp có nguồn tài nguyên truy cập không giới hạn. Ngoài ra, bạn có thể mở rộng không gian lưu trữ thoải mái, thúc đẩy năng suất làm việc hiệu quả.
Độ tin cậy cao
Hybrid Cloud phân phối ứng dụng và dịch vụ tại các trung tâm dữ liệu tại chỗ và cả bên ngoài. Việc này giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ xảy ra sự cố và ảnh hưởng đến hoạt động công việc.
Hạn chế của Hybrid Cloud
Hybrid Cloud mang lại những giá trị hữu ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, giải pháp công nghệ này cũng gặp một số hạn chế nhất định như:
- Toàn bộ công việc tại Private Cloud bắt buộc phải truy cập và tương tác với nhà cung cấp Public Cloud. Hybrid Cloud đòi hỏi khả năng kết nối mạng vững chắc và tương thích với API
- Dịch vụ này có thể xảy ra gián đoạn hoặc gặp các vấn đề về kết nối đối với Public Cloud. Việc này khiến quá trình thử nghiệm và thiết kế công việc trở nên phức tạp hơn
- Nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại khối lượng công việc dự kiến. Đồng thời, bạn phải gán vào API của nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud
- Hybrid Cloud chỉ thực thi khi người dùng xây dựng và bảo trì đám mây riêng
- Mặc dù Hybrid Cloud có khả năng kiểm soát tính riêng tư và bảo mật, nhưng chúng vẫn chia sẻ thông tin trên Public Cloud. Vì vậy, khả năng bảo mật và tính riêng tư của mô hình này còn hạn chế
Hybrid Cloud là một giải pháp công nghệ rất đáng để các doanh nghiệp trải nghiệm. Tuy nhiên, trước khi triển khai mô hình Hybrid Cloud, bạn cần cân nhắc kỹ các vấn đề mình sẽ gặp phải, để tận dụng hiệu quả nhất giải pháp này. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp về Hybrid Cloud
Nên triển khai Hybrid Cloud trong trường hợp nào?
– Khi doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số
– Cần khôi phục sự cố, vấn đề về sự gián đoạn trong trung tâm dữ liệu
– Phát triển và thử nghiệm các ứng dụng mới trên Public Cloud
– Truy vấn, phân tích và xử lý dữ liệu định kỳ
– Khám phá khả năng của một nhà cung cấp đám mây
Tự động hóa ở môi trường Hybrid Cloud mang lại lợi ích gì?
Tự động hóa giúp giảm bớt thời gian giải quyết các yêu cầu và ticket của người dùng. Đồng thời, việc này cho phép bạn chuyển cơ sở hạ tầng và nhiệm vụ hằng này sang những ứng dụng, dịch vụ mà doanh nghiệp phụ thuộc. Bên cạnh đó, tự động hóa còn giúp người dùng tối ưu hóa các chi phí hoạt động khác.
Tận dụng tối đa các khoản đầu tư trên đám mây bằng cách nào?
Xác định rõ mục tiêu của bạn
Chọn lựa nhà cung cấp phù hợp với mục tiêu bạn đưa ra
Hợp tác với các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và quản lý của bạn
Thiết lập kế hoạch quản trị bền vững
Tập trung vào các công cụ quản lý tự động
Tăng cường chính sách quản lý chi phí và rủi ro bảo mật
Tinh chỉnh các thực tiễn phù hợp để tạo ra kết quả tốt nhất
Chiến lược quản lý đám mây hiệu quả dựa trên tiêu chuẩn nào?
Để thiết lập một kế hoạch quản lý đám mây hiệu quả, bạn cần dựa trên 7 tiêu chí: hiệu suất, bảo mật, mức độ sẵn sàng, năng lực, tuân thủ, chi phí, mức độ sẵn sàng khắc phục thảm họa.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org