mo-hinh-4p-la-gi-cover

Mô hình 4P là gì? Giải mã bí ẩn đằng sau 4 chữ “P” quyền lực

Dù là startup hay doanh nghiệp lâu năm, bạn vẫn phải hiểu rõ mô hình 4P là gì cũng như cách vận hành của mô hình này. Vậy điều gì đã khiến mô hình 4P trở nên quyền lực đến thế? Câu trả lời sẽ được Tino Group bật mí qua bài viết dưới đây. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Mô hình 4P là gì?

Theo bài viết, The Marketing Mix and the 4Ps of Marketing trên trang MindTools, mô hình 4P trong Marketing là mô hình được dùng để tối ưu hoá các thành phần của “Marketing Mix” – cách bạn đưa sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường. Thông qua mô hình, bạn có thể xác định định và điều chỉnh các yếu tố chính để đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng. Mô hình 4P bao gồm 4 yếu tố:

  • Sản phẩm.
  • Giá thành.
  • Phân phối.
  • Quảng bá.
khai-niem-mo-hinh-4p
Khái niệm mô hình 4P

Với mô hình 4P, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả. Nếu biết cách cân nhắc và tối ưu hoá các yếu tố trong mô hình 4P, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược Marketing phù hợp, tăng cơ hội thành công. Nói đơn giản, mô hình 4P là “công thức” giúp doanh nghiệp quyết định cách thức đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường một cách hiệu quả nhất.

Lịch sử ra đời của mô hình 4P

Mô hình 4P có nguồn gốc từ những năm 1960. Người đầu tiên đưa ra khái niệm này là giáo sư Neil Borden của trường Đại học Harvard. Ông giới thiệu ý tưởng này trong một bài báo có tên là: “The Concept of the Marketing Mix” (tạm dịch: Khái niệm về Marketing Mix). Borden cho rằng nhiều doanh nghiệp có thế áp dụng mô hình này để tăng khả năng thành công khi quảng bá sản phẩm của mình.

Định nghĩa 4 chữ P trong mô hình 4P

Mô hình 4P giúp doanh nghiệp xác định hướng đi hiệu quả, đưa ra chiến lược Marketing thông minh. Hãy cùng khám phá ý nghĩa của 4 yếu tố trong mô hình 4P ngay sau đây nhé!

#1. Product (Sản phẩm)

Sản phẩm là bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản phẩm là một tập hợp các lợi ích mà người tiêu dùng nhận được, bao gồm cả những yếu tố vật chất như thiết kế, kích thước, thương hiệu và cả những yếu tố phi vật chất như dịch vụ hậu mãi, bảo hành.

Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng đến giá cả, cách thức phân phối và quảng cáo. Doanh nghiệp có thể thay đổi bao bì, dịch vụ hậu mãi, bảo hành, giá cả hoặc mở rộng thị trường để đạt được mục tiêu của mình.

Hiểu rõ vòng đời sản phẩm rất quan trọng để doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn: ra mắt, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm.

#2. Price (Giá thành)

Giá thành là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, chi phí sản xuất, giá cả của đối thủ cạnh tranh và quy định của chính phủ đều ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm.

Thông thường, giá thành phản ánh giá trị mà khách hàng cảm nhận được chứ không phải giá trị thực tế của sản phẩm. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể tăng giá để tạo sự độc quyền hoặc giảm giá để tăng khả năng tiếp cận sản phẩm.

dinh-nghia-4-chu-p-trong-mo-hinh-4p
Định nghĩa 4 chữ P trong mô hình 4P

Quá trình định giá bao gồm việc quyết định giá cơ bản, chiết khấu, điều chỉnh giá, điều kiện tín dụng, phí vận chuyển,… Ngoài ra, doanh nghiệp cần phân tích khi nào và liệu các kỹ thuật như giảm giá có cần thiết hay phù hợp.

#3. Promotion (Quảng bá)

Quảng bá là cách thức doanh nghiệp truyền thông thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Mục tiêu chính là tạo nhận thức về sản phẩm và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình thay vì sản phẩm của đối thủ.

Các hoạt động quảng bá bao gồm:

  • Quảng cáo: Là việc truyền tải thông điệp về sản phẩm đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông như tivi, báo chí, mạng xã hội.
  • Quan hệ công chúng: Là việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với công chúng thông qua các hoạt động như tổ chức sự kiện, phát hành thông cáo báo chí.
  • Chiến lược marketing: Bao gồm việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và sử dụng các công cụ như quảng cáo để tiếp cận họ. Ngoài ra, quảng bá còn bao gồm các hoạt động online như quảng cáo trực tuyến, thiết kế website và nội dung trên mạng xã hội.

Tóm lại, quảng bá là một hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo dựng lòng tin với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

#4. Place (Địa điểm hoặc phân phối)

Phân phối là việc xác định nơi để bán sản phẩm. Mục tiêu chính là đảm bảo sản phẩm luôn sẵn có cho khách hàng đúng lúc, đúng nơi. Điều này bao gồm việc lựa chọn địa điểm đặt các cửa hàng bán lẻ hoặc bán sỉ.

Doanh nghiệp cần cân nhắc chi phí và lợi ích khi quyết định sử dụng các kênh phân phối như thuê ngoài hay vận chuyển bằng đội xe của mình. Những chi tiết nhỏ như diện tích kệ trưng bày sản phẩm tại các cửa hàng cũng cần được chú ý.

Một số yếu tố mở rộng của mô hình 4P

Những Marketers hiện đại đề xuất mở rộng mô hình Marketing để tăng tính đa diện. Có 3 yếu tố (tương đương với 3 chữ P) mà các doanh nghiệp cần lưu ý, bao gồm:

  • Con người (People): Trong kinh doanh dịch vụ, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Thái độ, kỹ năng giao tiếp, sự chuyên nghiệp của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng.
  • Chứng cứ vật chất (Physical Evidence): Môi trường, thiết kế và bố cục của nơi cung cấp dịch vụ cũng góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu.
  • Quy trình (Process): Các quy trình tiêu chuẩn hóa giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ và tạo sự đồng nhất trong trải nghiệm khách hàng.

6 bước phát triển mô hình 4P trong Marketing Mix

Dưới đây là 6 bước cơ bản để phát triển mô hình 4P, từ việc xác định điểm bán hàng độc đáo đến việc kiểm tra tổng thể các yếu tố trong chiến lược của bạn.

Bước 1: Xác định USP (Unique Selling Proposition)

Mỗi doanh nghiệp cần xác định điểm bán hàng độc đáo của sản phẩm và dịch vụ từ ban đầu. Đây là nền tảng vững chắc để tiếp cận khách hàng.

Ví dụ: Nếu bạn đang bán sản phẩm chăm sóc da, USP của bạn có thể là “Sản phẩm được làm từ 100% nguyên liệu hữu cơ, không gây kích ứng da”.

Bước 2: Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp cần tạo ra các đề xuất dựa trên những hiểu biết về khách hàng mục tiêu. Marketing sản phẩm và dịch vụ sẽ dễ dàng hơn khi xác định rõ khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Sản phẩm chăm sóc da của bạn hướng đến phụ nữ từ 25-40 tuổi, có thu nhập trung bình đến cao, quan tâm đến sản phẩm thiên nhiên và an toàn cho da.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan và phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng.

Ví dụ: Nghiên cứu cho thấy đối thủ của bạn sử dụng thành phần hóa học trong sản phẩm, trong khi bạn có thể tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách nhấn mạnh sản phẩm hữu cơ và an toàn.

cac-buoc-phat-trien-mo-hinh-4p-trong-marketing-mix
Các bước phát triển mô hình 4P trong Marketing Mix

Bước 4: Đánh giá kênh phân phối

Kênh phân phối giúp marketer nghiên cứu các kênh mà doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Nếu khách hàng mục tiêu thường mua sắm online, bạn có thể chọn kênh phân phối chính là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.

Bước 5: Xây dựng và phát triển kênh truyền thông

Sau khi xác định giá cả hợp lý và phân khúc khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược 4P trong marketing hợp lý.

Ví dụ: Sử dụng mạng xã hội như Facebook và Instagram để quảng bá sản phẩm chăm sóc da, thông qua các bài viết về lợi ích của sản phẩm hữu cơ và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Bước 6: Kiểm tra tổng thể

Sau khi hoàn thành các bước trong việc thiết lập chiến lược 4P, bạn cần xác định bốn thành phần nổi bật của sản phẩm/dịch vụ: sản phẩm, giá, địa điểm và marketing có phù hợp hay không.

Ví dụ: Kiểm tra lại xem sản phẩm chăm sóc da của bạn có thực sự an toàn và hiệu quả không, giá cả có cạnh tranh, kênh phân phối có tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và các chiến dịch truyền thông có hiệu quả trong việc thu hút khách hàng hay không.

Phân tích mô hình 4P của Coca-Cola

Mô hình 4P trong Marketing Mix là công cụ mạnh mẽ giúp các thương hiệu xác định và thực hiện chiến lược marketing hiệu quả. Coca-Cola là một ví dụ điển hình về việc áp dụng thành công mô hình này. Vậy nên, bạn hãy cùng phân tích chi tiết từng yếu tố của chiến lược 4P của Coca-Cola.

Sản phẩm (Product)

Coca-Cola đã xây dựng một danh mục sản phẩm đa dạng, từ đồ uống có ga truyền thống như Coca-Cola, Sprite, Fanta đến các sản phẩm mới như nước uống đóng bình Joy và nước tăng lực Samurai. Đây là cách giúp Coca-Cola đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Giá thành (Price)

Coca-Cola áp dụng chiến lược giá linh hoạt dựa trên từng sản phẩm và thị trường mục tiêu. Giá thành được định vị dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được chứ không chỉ dựa trên chi phí sản xuất. Hơn nữa, Coca-Cola thường tham gia vào các thỏa thuận giá cả với đối thủ cạnh tranh để cân bằng thị trường.

Phân phối (Place)

Coca-Cola sở hữu một hệ thống phân phối rộng khắp, bao gồm cả các điểm bán lẻ nhỏ và lớn. Nhờ đó, sản phẩm của họ có mặt ở hầu hết mọi nơi, tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Thành công của Coca-Cola tại thị trường Ấn Độ là một minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của hệ thống phân phối này.

Quảng bá (Promotion)

Coca-Cola là một bậc thầy trong việc xây dựng chiến lược quảng cáo. Họ tập trung vào việc tạo ra cảm xúc và liên kết thương hiệu với các sự kiện văn hóa và xã hội. Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng tích cực tham gia các hoạt động trách nhiệm xã hội để xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.

chien-luoc-4p-cua-coca-cola
Chiến lược 4P của Coca-Cola

Tóm lại, thành công của Coca-Cola đến từ sự kết hợp hài hòa giữa bốn yếu tố trong mô hình 4P. Họ không chỉ tạo ra sản phẩm đa dạng mà còn biết cách định giá, phân phối và quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả để chiếm lĩnh thị trường.

Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ mô hình 4P là gì cũng như cách xây dựng mô hình hiệu quả. Đừng quên theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Coursera Staff. (2024, May 1). The 4 Ps of Marketing: What They Are and How to Use Them. Coursera.org. https://www.coursera.org/articles/4-ps-of-marketing
  2. Mind Tools Content Team. The Marketing Mix and the 4Ps of Marketing. Mindtools.com. https://www.mindtools.com/akksnwa/themarketingmixandthe4ps
  3. CFI Team. 4 P’s of Marketing. Corporatefinanceinstitute.com. https://corporatefinanceinstitute.com/resources/management/4-ps-of-marketing/
  4. FieldCheck. WHAT ARE THE 4PS OF MARKETING? ANALYSIS OF COCA-COLA’S 4P MARKETING STRATEGY. Fieldcheck.biz. https://fieldcheck.biz/library/4p-marketing.html
  5. Alexandra Twin. (2024, May 16). 4 Ps of Marketing: What They Are & How to Use Them Successfully. investopedia.com. https://www.investopedia.com/terms/f/four-ps.asp

Những câu hỏi thường gặp

Công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến mô hình 4P?

Công nghệ có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, mở rộng kênh phân phối (như thương mại điện tử), tăng cường hiệu quả của chiến lược khuyến mãi (như quảng cáo trực tuyến), và giúp định giá sản phẩm chính xác hơn.

Làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến lược khuyến mại?

Hiệu quả của chiến lược khuyến mại có thể đo lường bằng các chỉ số như tăng trưởng doanh số bán hàng, tăng nhận thức về thương hiệu, và mức độ tương tác của khách hàng với chiến dịch.

Yếu tố giá thành trong mô hình 4P ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Giá thành ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mức giá quá cao có thể làm mất khách hàng, trong khi giá quá thấp có thể làm giảm lợi nhuận.

Làm thế nào để xác định giá cả cạnh tranh?

Để xác định giá thành cạnh tranh, doanh nghiệp cần nghiên cứu giá của đối thủ, hiểu rõ giá trị mà sản phẩm của mình mang lại và xem xét chi phí sản xuất để đưa ra mức giá hợp lý.

📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar