Ngoài môi trường sinh thái và môi trường xã hội, môi trường văn hóa cũng là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển, duy trì tính bền vững của một quốc gia. Nếu môi trường sinh thái có khả năng đảm bảo sự tồn tại sinh học của con người, môi trường văn hoá sẽ là “mảnh đất” diễn ra quá trình “nhập thân văn hoá” của mỗi cá nhân. Vậy chính xác môi trường văn hoá là gì? Môi trường văn hoá tại Việt Nam có gì nổi bật? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu tổng quan về môi trường văn hoá
Môi trường văn hoá là gì?
Xét trên phương diện lý luận, môi trường văn hoá là một khái niệm mang nhiều tầng ý nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, môi trường văn hoá được đồng nhất với môi trường xã hội và đối lập với môi trường tự nhiên. Đối với nghĩa hẹp, môi trường văn hoá chỉ đơn thuần là một bộ phận hợp thành môi trường xã hội. Trong đó, môi trường văn hoá bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, khoa học, chính trị, kinh tế, tôn giáo, lịch sử,…
Ngoài ra, môi trường văn hoá còn là một thành tố cấu thành nền văn hoá, chỉ bao gồm các yếu tố mang tính văn hoá tinh thần tồn tại xung quanh chủ thể. Dưới góc độ văn hoá học, môi trường văn hoá là “tổng hòa những thành tố vật chất và tinh thần tương đối ổn định trong một thời gian và không gian cụ thể mà các cá nhân tiếp xúc và có tác động đến hoạt động của chủ thể”.
Dưới cách hiểu của văn hoá học, môi trường văn hoá sẽ được cấu thành từ: các sản phẩm và những hoạt động văn hoá, các thiết chế văn hoá, cảnh quan văn hoá, ứng xử văn hoá, nếp sống văn hoá tại công cộng/cơ quan/tổ chức/gia đình/nhà trường,…
Tựu trung, môi trường văn hoá là một chỉnh thể thống nhất, không ngừng vận động và biến đổi. Đồng thời, các thành tố trong môi trường văn hoá có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nghĩa là chúng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả và bổ sung tương trợ cho nhau.
Môi trường văn hoá có tác động như thế nào?
Trên thực tế, văn hoá tác động rất nhiều đến các ngành nghề, lĩnh vực theo các chiều hướng khác nhau. Môi trường văn hoá có thể tạo nên những cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành kinh doanh. Ví dụ như các quan điểm về những sản phẩm tiêu dùng trong dịp tết đã tạo thành tiền đề cho nhiều sản phẩm truyền thống.
Tuy nhiên, văn hóa cũng ẩn chứa những điều mang tính cấm kỵ mà các nhà kinh doanh cần tránh, nếu không, bạn rất dễ bị phạm huý. Điều này khiến sản phẩm của doanh nghiệp không thể tiêu thụ. Có thể nói, môi trường văn hoá sẽ sản sinh ra những quy ước bất thành văn mà ngay khi đặt tên sản phẩm, các Marketers cũng cần thận trọng.
Đồng thời, văn hoá cũng là yếu tố giúp Marketers tạo nên những ý tưởng mới mẻ về thiết kế, chọn lựa màu sắc cho sản phẩm hoặc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Văn hoá đòi hỏi tính chất: trừu tượng hoặc cụ thể, dùng ngôn từ hoặc hình ảnh khi truyền tải ý tưởng về một thông điệp quảng cáo. Không những tế, văn hoá còn tạo ra các trào lưu hoặc xu hướng tiêu dùng đối với sản phẩm.
Môi trường văn hoá tại Việt Nam như thế nào?
Tổng quan về môi trường văn hoá Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam, hầu như chưa có một nghiên cứu nào thật sự sâu sắc, toàn diện để xác định và đánh giá thực trạng môi trường văn hoá tại Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, môi trường văn hoá Việt Nam đã trở nên đa dạng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều tầng nghĩa sâu xa.
Nhiều năm trở lại đây, việc xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta luôn là yếu tố được quan tâm và đạt nhiều kết quả. Các hệ thống văn bản quản lý được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên. Những sản phẩm, dịch vụ và hoạt động văn hoá trở nên phong phú, nhiều màu sắc.
Đồng thời các tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, sân khấu, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật,…, có giá trị nội dung và nghệ thuật rất cao. Thông qua đó, tâm hồn, giáo dục đạo đức và nhân cách người dân trở nên hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, những thiết chế mang tính văn hóa từ Trung ương đến địa phương cũng được nhà nước đầu tư và cải thiện chất lượng. Việc này đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thể chất của người dân, tích cực hoá lối sống và các tệ nạn xã hội.
Môi trường văn hoá gia đình
Hiện nay, văn hoá gia đình đã được nhà nước quan tâm, đẩy mạnh nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp của một gia đình truyền thống. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đặc biệt khuyến khích mỗi người tiếp thu, thừa hưởng những giá trị mới và tiến bộ của một gia đình hiện đại.
Môi trường văn hoá học đường
Đối với môi trường văn hoá này, nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp cải thiện, biến trường học thành nơi “học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Môi trường xã hội
Nếp sống văn hoá hiện đang được củng cố tại các nơi công cộng trong môi trường văn hoá xã hội. Đồng thời, các thuần phong mỹ tục không ngừng được “tưới tiêu”, “vun trồng”, còn những hủ tục lạc hậu sẽ dần bị loại bỏ. Hiện nay, các biểu hiện tiêu cực trong tiệc cưới hoặc đám tang đang từng bước được khắc phục.
Một số bất cập của môi trường văn hoá Việt Nam
Ngoài các ưu điểm, công tác xây dựng môi trường văn hoá tại Việt Nam cũng gặp không ít điểm hạn chế. Quá trình hoàn thiện thể chế văn hoá chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống thiết chế văn hoá tại các vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc ít người còn nghèo nàn, thiếu thốn, hiệu quả mang lại thấp.
Đồng thời, đội ngũ cán bộ còn chưa phát huy hết khả năng quản lý, điều hành trong thực tiễn. Việc kiểm soát xu thế thương mại còn hoá thái quá trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ văn hoá. Thực trạng văn hoá mới như văn hoá mạng, văn hoá nhóm thiểu số, văn hoá giới trẻ,…, xử lý chưa được triệt để, toàn diện. Không những thế, các trào lưu nghệ thuật đương đại dẫn đến các hiện tượng lệch chuẩn, phản văn hóa đã tác động tiêu cực đến môi trường văn hoá.
Nhiều phong trào văn hoá còn đậm tính hình thức, nội dung đơn điệu, thiếu hấp dẫn, hiệu quả xã hội không cao. Môi trường văn hoá Việt Nam tồn đọng nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai và trái với thuần phong mỹ tục. Cuối cùng, tệ nạn xã hội trong bối cảnh hiện tại có dấu gia tăng. Một số trường hợp mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu có dấu hiệu phục hồi. Nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ quan chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hoá.
Môi trường văn hoá đóng vai trò quan trọng trọng việc phát triển, cải thiện nền kinh tế, xã hội quốc gia. Nhìn chung, môi trường văn hoá tại Việt Nam đang có những bước tiến tích cực, song vẫn tồn tại một số yếu kém cần khắc phục. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu rõ môi trường văn hoá là gì cũng như môi trường văn hoá tại Việt Nam. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết hay khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Nhánh văn hoá là gì?
Nhánh văn hoá là các chuẩn mực, giá trị mà một nhóm hoặc một bộ phận người (có điều kiện, hoàn cảnh sống và quan niệm giống nhau) vẫn bảo tồn bản sắc văn hoá cốt lõi, truyền thống.
Thế nào là sự biến đổi văn hoá?
Đây là hiện tượng các chuẩn mực giá trị văn hoá thay đổi nhanh theo từng tình huống. Các biến đổi này có thể tạo ra nhiều cơ hội hoặc thách thức rất lớn.
Nền văn hoá phản ánh điều gì?
Nền văn hoá phản ánh bản sắc văn hoá của một quốc gia, vùng miền hoặc một dân tộc. Thông thường, nền văn hoá sẽ được lưu giữ một cách rất trung thành theo hoàn cảnh và thời gian.
Yếu tố xây dựng môi trường văn hoá nơi công cộng hiện nay là gì?
Để xây dựng môi trường văn hoá nơi công cộng trong bối cảnh hiện tại, nhà nước cần đảm bảo kết hợp hài hoà giữa 2 yếu tố cơ bản là truyền thống và hiện đại.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org