proof-of-concept-la-gi-cover

Proof Of Concept là gì? 7 bước triển khai Proof Of Content “chuẩn không cần chỉnh”

Trong quá trình sáng tạo, bước đầu tiên bạn cần làm để chứng minh giá trị mà ý tưởng mang lại là “Proof Of Concept”. Nhưng liệu bạn đã biết Proof Of Concept là gì và làm thế nào để POC nâng tầm dự án của mình chưa? Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn tìm hiểu về thuật ngữ Proof Of Concept và cách thực hiện. Mời bạn cùng đón đọc ngay nhé!

Proof Of Concept là gì?

Theo bài viết “Proof of concept (POC)của Alexander S.Gillis trên trang Techtarget.com, Proof Of Concept hay POC là phương thức kiểm tra tính khả thi của một ý tưởng. Khi có một ý tưởng mới, thay vì sản xuất ngay sản phẩm hoàn chỉnh, bạn có thể tạo ra một phiên bản “nháp” của sản phẩm đó. Dựa vào bản nháp này, bạn có thể đánh giá xem sản phẩm có hoạt động theo ý muốn không. Đó chính là POC.

khai-niem-proof-of-concept
Khái niệm Proof Of Concept

Không phải là bán hàng hay tìm ra phương án sản xuất tốt nhất, mục đích của POC là chứng minh rằng ý tưởng của bạn có thể thực hiện được và có tiềm năng thành công. POC giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiết bạc bằng cách loại bỏ những ý tưởng không khả thi ngay từ đầu.

Ví dụ, nếu muốn sản xuất một chiếc ô tô mới, bạn có thể tạo ra một mô hình nhỏ để thử nghiệm các nguyên lý chuyển động trước tung sản phẩm thật ra thị trường.

Nhìn chung, POC là bước quan trọng đầu tiên để bạn hiện thực hóa ý tưởng của mình.

Các thành phần chính của Proof Of Concept

Dưới đây là 4 thành phần chính của Proof Of Concept:

  • Tuyên bố vấn đề: Xác định vấn đề cụ thể mà dự án của bạn sẽ giải quyết. Nói cách khác, dự án của bạn sẽ mang lại những giá trị gì?
  • Mục tiêu của dự án: Bạn cần xác định rõ dự án sẽ thực hiện những gì? Mục tiêu bạn muốn đạt được khi thực hiện dự án là gì?
  • Kết quả mong đợi: Bạn mong muốn đạt được những kết quả gì từ dự án của mình? Cách thức đo lường thành công được thực hiện như thế nào?
  • Tài nguyên cần thiết: Bạn cần liệt kê tất cả những công cụ, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án? Để đạt được mục tiêu đã đề ra, bạn cần chuẩn bị những gì?

Khi nào nên sử dụng Proof Of Concept?

POC là công cụ hữu ích trong việc phát triển một sản phẩm, phương pháp hoặc lý thuyết hoàn toàn mới trong ngành của mình. Dưới đây là 2 trường hợp phổ biến nên sử dụng Proof Of Concept.

Trường hợp 1: Tạo ra ý tưởng dự án mới

Nếu bạn đang phát triển một sản phẩm hoặc phương pháp chưa từng có trong ngành của mình, POC sẽ là dự án thí điểm của bạn. Khi không có các sản phẩm/dịch vụ trước đó để so sánh, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo ý tưởng của mình thực sự khả thi trong thực tế.

Trường hợp 2: Thêm một tính năng mới vào dự án

Khi bạn thêm một tính năng mới vào dự án đã có, dự án ấy sẽ trở thành sản phẩm mới. Nếu là người phát minh ra tính năng mới, bạn hãy sử dụng POC để đảm bảo tính năng này không làm ảnh hưởng đến các chức năng của dự án hiện tại.

cac-truong-hop-nen-su-dung-poc
Các trường hợp nên sử dụng POC

Tuy nhiên, nếu ý tưởng của bạn không phải là hoàn toàn mới và đã có những nghiên cứu thị trường chứng minh tính khả thi, bạn có thể không cần POC. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng dữ liệu thị trường để hỗ trợ quyết định.

Lợi ích Proof Of Concept

Sử dụng POC mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong các lĩnh vực, như kinh doanh, công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Dưới đây là 5 lợi ích chính là POC mang lại cho người dùng.

#1. Kiểm tra tính khả thi

POC giúp đánh giá xem một ý tưởng hoặc khái niệm có thể được thực hiện trong thực tế hay không. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ được khả năng hoạt động của ý tưởng hoặc khái niệm mới. Đây là cách giúp bạn xác định tính khả thi trước khi đầu tư nhiều nguồn lực.

#2. Giảm thiểu rủi ro

Thực hiện POC giúp bạn sớm phát hiện những rủi ro, thách thức hoặc hạn chế từ ý tưởng của mình. Việc này giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn phát triển. Thông qua POC, bạn có thể giải quyết những vấn đề tiềm ẩn ngay từ ban đầu.

#3. Xác định giá trị

POC giúp chứng minh với mọi người rằng ý tưởng của bạn là khả thi, có khả năng giải quyết mọi vấn đề hoặc đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng chinh phục được những người thực hiện dự án có liên quan. Đồng thời, sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng đảm bảo mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng.

loi-ich-cua-proof-of-concept
Lợi ích của Proof Of Concept

#4. Thu hút đầu tư hoặc gây quỹ

Một POC thành công góp phần làm cho dự án hoặc ý tưởng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Khi thực hiện POC, bạn có thể chứng minh tiềm năng giá trị và tính khả thi của sản phẩm. Nhờ đó, dự án của bạn sẽ dễ dàng thu hút đầu tư hoặc gây quỹ dễ dàng hơn.

#5. Hỗ trợ quyết định

POC giúp bạn đưa ra các quyết định phát triển, đầu tư hoặc triển khai ý tưởng thông minh hơn. Từ những chứng minh từ POC, bạn sẽ chắt lọc được các thông tin và kết quả cụ thể, hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế.

7 bước triển khai Proof Of Concept

Để tạo ra một POC hiệu quả, bạn cần thực hiện theo quy trình 7 bước sau.

Bước 1: Xác định ý tưởng mới

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ dự án mà mình muốn thử nghiệm. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như bản đồ tư duy để tạo ra ý tưởng và mô hình ra mắt sản phẩm. Bước này giúp bạn xác định chính xác nhu cầu và thị trường ở thời điểm hiện tại. Khi xác định ý tưởng mới, bạn cần giải đáp câu hỏi: Dự án này giải quyết vấn đề gì và cho ai?

Ví dụ:

  • Ý tưởng: Tạo một ứng dụng di động giúp người dùng theo dõi sức khỏe và thói quen hàng ngày.
  • Tuyên bố vấn đề: Nhiều người gặp khó khăn trong việc duy trì thói quen lành mạnh hàng ngày và theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình.
  • Định nghĩa dự án: Ứng dụng sẽ giúp người dùng ghi chép chế độ ăn uống, theo dõi bước chân, nhắc nhở uống nước, và theo dõi các chỉ số sức khỏe khác.
  • Mục tiêu dự án: Giúp người dùng cải thiện sức khỏe thông qua việc theo dõi và duy trì các thói quen lành mạnh.

Bước 2: Thiết lập tiêu chí thành công

Sau khi xác định ý tưởng mới, bạn cần đặt ra những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng thành bại của dự án. Nếu dự án cho khách hàng, bạn hãy tham khảo ý kiến và mong muốn của họ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành nghiên cứu để xác định tiêu chí thành công.

Ví dụ: Tiêu chí thành công:

  • Ứng dụng được hoàn thiện và hoạt động mà không gặp lỗi nghiêm trọng.
  • Ít nhất 70% người dùng thử nghiệm cảm thấy hài lòng và thấy ứng dụng hữu ích.
  • Số lượng người dùng quay lại sử dụng ứng dụng hàng ngày đạt ít nhất 50%.

Bước 3: Liệt kê các nguồn lực cần thiết

Trong bước tiếp theo, bạn cần lập danh sách chứa đầy đủ các nguồn lực hữu hình và vô hình mà đội ngũ mình cần để thực hiện dự án. Những nguồn lực này bao gồm: hàng hoá vật chất, công nghệ, công cụ và nhân lực.

Ví dụ: Nguồn lực cần thiết:

  • Nhân lực: 2 lập trình viên, 1 chuyên gia UX/UI, 1 quản lý dự án.
  • Công nghệ: Phần mềm phát triển ứng dụng di động, server để lưu trữ dữ liệu.
  • Tài chính: Ngân sách để trả lương cho nhân viên và chi phí công nghệ.
  • Khác: Nhóm người dùng thử nghiệm để thu thập phản hồi.
cac-buoc-trien-khai-proof-of-concept
Các bước triển khai Proof Of Concept

Bước 4: Xác định thời gian biểu

Khi liệt kê đầy đủ nguồn lực cần thiết, bước tiếp theo bạn cần làm là tạo lộ trình sản phẩm. Bước này giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thời gian giai đoạn hình thành ý tưởng đến khi phát triển POC.

Ví dụ: Thời gian biểu:

  • Tuần 1-2: Phát triển phiên bản nguyên mẫu của ứng dụng.
  • Tuần 3-4: Kiểm tra và tinh chỉnh ứng dụng.
  • Tuần 5-6: Thử nghiệm với nhóm người dùng thử nghiệm và thu thập phản hồi.
  • Tuần 7-8: Đánh giá kết quả và tinh chỉnh dựa trên phản hồi.

Bước 5: Phát triển và kiểm tra nguyên mẫu

Sau khi đã quyết định phạm vi dự án, bạn có thể phát triển và kiểm tra nguyên mẫu với đối tượng mục tiêu. Bạn cần xác định nguyên mẫu co thể giải quyết những điểm đau hoặc các vấn đề như thế nào. Trong bước này, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ các đội nhóm hoặc những bên liên quan khác để thu thập nhiều góc nhìn khác nhau. Tốt nhất, bạn nên ghi nhận tất cả các phản hồi, từ tiêu cực đến tích cực.

Ví dụ:

Phát triển nguyên mẫu: Tạo phiên bản đơn giản của ứng dụng với các chức năng cơ bản: ghi chép chế độ ăn uống, theo dõi bước chân, nhắc nhở uống nước.

Kiểm tra nguyên mẫu:

  • Mời một nhóm nhỏ người dùng thử nghiệm ứng dụng trong 2 tuần.
  • Thu thập phản hồi về trải nghiệm người dùng, tính dễ sử dụng, và hiệu quả của các chức năng.

Bước 6: Đánh giá và tinh chỉnh

Khi đã thu thập phản hồi, bạn hãy đánh giá xem nguyên mẫu hoạt động như thế nào so với các tiêu chí thành công đã định sẵn. Để đánh giá hiệu suất của nguyên mẫu với các giải pháp tương tự, bạn có thể thực hiện các bước phân tích cạnh tranh. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thông tin thu thập ở bước này để cải thiện những khía cạnh chưa đạt yêu cầu.

Ví dụ:

Đánh giá kết quả:

  • So sánh kết quả thực tế với các tiêu chí thành công đã đặt ra.
  • Thực hiện phân tích cạnh tranh để đánh giá ứng dụng so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.

Tinh chỉnh ứng dụng:

  • Sửa các lỗi được phát hiện trong quá trình thử nghiệm.
  • Cải thiện giao diện và trải nghiệm người dùng dựa trên phản hồi.

Bước 7: Trình bày POC

Cuối cùng, bạn hãy trình bày ý tưởng của mình cho các bên liên quan để được phê duyệt phát triển. Bạn có thể cung cấp một mô hình rõ ràng về phương thức hoạt động của ý tưởng. Một gợi ý dành cho bạn là hãy sử dụng hình ảnh minh hoạ trực quan để mô hình trở nên sống động và thu hút hơn. Trong bước này, bạn cần nhấn mạnh cách ý tưởng của mình giải quyết các điểm đau và đáp ứng nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Nếu đáp ứng các tiêu chí thành công, POC của bạn có khả năng cao được chấp nhận.

Ví dụ:

Trình bày:

  • Chuẩn bị tài liệu trình bày với các hình ảnh minh họa và biểu đồ về hiệu suất ứng dụng.
  • Giải thích rõ cách ứng dụng giải quyết các vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
  • Trình bày trước các bên liên quan và nhà đầu tư, nhấn mạnh các tiêu chí thành công đã đạt được.

Kết quả: Nếu POC đáp ứng các tiêu chí thành công và nhận được phản hồi tích cực, dự án có thể được phê duyệt để phát triển và triển khai rộng rãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Alexander S. Gillis. Proof of concept (POC). Techtarget.com. https://www.techtarget.com/searchcio/definition/proof-of-concept-POC
  2. The Workstream. What is proof of concept? Your guide to POC in product development. Atlassian.com. https://www.atlassian.com/work-management/project-management/proof-of-concept
  3. William Malsam. (2023, Jul 24). What Is Proof of Concept (POC)? Examples for Business, Software & More. Projectmanager.com. https://www.projectmanager.com/blog/proof-of-concept-definition
  4. Team Asana. (2024, January 15). What is proof of concept (POC)? Writing guide with examples. Asana.com. https://asana.com/resources/proof-of-concept
  5. Doug Tull. (2024, January 9). What Is Proof of Concept (POC)?. Technologyadvice.com. https://technologyadvice.com/blog/project-management/proof-of-concept/
  6. Luke Strauss. (2024, May 1). What is a proof of concept? And how to write one (with template). Zapier.com. https://zapier.com/blog/proof-of-concept/#examples

Những câu hỏi thường gặp

Ai là người thực hiện POC?

POC được các nhóm phát triển dự án, bao gồm các chuyên gia kỹ thuật, quản lý dự án và các bên liên quan khác thực hiện.

POC khác gì với MVP (Minimum Viable Product)?

POC kiểm tra tính khả thi của ý tưởng, trong khi MVP là phiên bản sản phẩm tối thiểu với các tính năng cần thiết nhất để thu thập phản hồi từ người dùng thực tế.

Có phải mọi dự án đều cần POC không?

Câu trả lời là: “Không!”. Chỉ những dự án hoặc ý tưởng mới, chưa có tiền lệ hoặc có mức độ rủi ro cao mới cần thực hiện POC.

Trình bày POC là gì?

Trình bày POC là quá trình chia sẻ kết quả và kết luận của POC với các bên liên quan và nhà đầu tư để nhận được phê duyệt phát triển.

📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar