Nhiệm vụ chính của người quản lý cấp cơ sở là đốc thúc nhân viên trong tổ chức hoàn thành mục tiêu chung. Đây là những người tiếp cận trực tiếp với nhân viên, đóng vai trò như “sợi dây” gắn kết nhân viên với doanh nghiệp. Vậy chính xác quản lý cấp cơ sở là gì? Nhà quản lý có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
Giới thiệu tổng quan về quản lý
Quản lý là gì?
Quản lý hay quản trị là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau và chưa có sự thống nhất. Nhưng nhìn chung, quản lý là sự tác động liên tục có định hướng, mục đích, tổ chức và có kế hoạch của chủ thể quản lý đối tượng quản lý.
Việc quản lý sẽ giúp cấp trên chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể đồng bộ, thống nhất và điều hoà hoạt động của các khâu hợp lý. Nhờ đó, tập thể có thể chinh phục mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lý được định nghĩa như sau:
- “Quản”: Trông coi, gìn giữ theo những yêu cầu nhất định.
- “Lý”: Tổ chức, điều khiến các hoạt động theo các yêu cầu nhất định.
Vậy, quản lý chính là việc trông coi, tổ chức các hoạt động theo các yêu cầu cụ thể một cách chặt chẽ.
Người quản lý là ai?
Người quản lý là những người hoạt động trong tổ chức, có nhiệm vụ điều phối công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả mà hoạt động mang lại. Đồng thời, đây cũng là những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các yếu tố như con người, tài chính, vật chất và thông tin. Họ phải đảm bảo mọi thứ diễn ra hiệu quả để chinh phục được mục tiêu.
Quản lý cấp cơ sở là gì?
Quản lý cấp cơ sở được xếp ở vị trí cuối cùng trong 3 cấp bậc quản lý trong tổ chức, bao gồm: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở.
Xét về phương diện quyền lực, quản lý cấp cơ sở có vị thế thấp nhất. Đây là những người làm việc trực tiếp với nhân sự, hàng hoá và dịch vụ của công ty. Quản lý cấp cơ sở sẽ nhận lệnh từ quản lý cấp trung gian. Nhiệm vụ của quản lý cấp cơ sở là hướng dẫn, đốc thúc nhân sự trong công ty để hoàn thành các mục tiêu chúng. Vị trí đại diện cho quản lý cấp cơ sở phổ biến là: tổ trưởng, đốc công, trưởng phòng,…
Vai trò của các cấp quản lý là gì?
Tổ chức
Vai trò đầu tiên của các cấp quản lý là tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể. Đối với các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể, người quản lý sẽ đảm nhiệm chức năng giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh.
Trong trường hợp nhân viên đang trên đà phát triển (còn khả năng học hỏi), người quản lý sẽ giao việc kết hợp với đào tạo. Nếu giao việc cho nhân viên ở cấp độ khó hơn trình độ của họ, nhà quản lý phải đốc thúc và động viên nhân viên cố gắng thực hiện. Đồng thời, với trường hợp này, nhà quản lý cũng cần theo dõi nhân viên sát sao hơn và áp dụng công thức “lạt mềm buộc chặt”.
Ngoài ra, quản lý có thể trao quyền cho nhân sự của mình khi cảm thấy họ có đủ năng lực. Theo đó, trao quyền là việc người quản lý tách một phần công việc tương ứng với nhóm trách nhiệm cụ thể cho nhân viên của mình.
Lãnh đạo
Bên cạnh tổ chức, người quản lý còn có vai trò lãnh đạo. Khi ở vị trí này, bạn sẽ là người đưa ra các phương án và kế hoạch cho nhân viên. Lãnh đạo còn là cách người quản lý tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức. Việc này sẽ hướng tập thể thực hiện và hoàn thành các mục tiêu cũng như kế hoạch đã đề ra.
Hoạch định
Hoạch định là việc nhà quản lý xác lập mục tiêu và các phương thức đạt đến mục tiêu ấy. Không chỉ giúp mỗi cá nhân trong tổ chức hiểu rõ hướng đi, hoạch định còn giúp nhà quản lý phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý là xác lập mục tiêu và phương hướng đạt mục tiêu ấy. Trên thực tế, các nhà quản lý cấp cơ sở là nhân tố cốt lõi góp phần thực hiện chinh phục mục tiêu. Đó là vì mục tiêu được chinh phục hay không phụ thuộc vào các nhiệm vụ nhỏ hằng ngày.
Thông tin
Các nhà quản lý chính là người tiếp nhận toàn bộ thông tin liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy, để đảm bảo mọi nhân sự đều nắm bắt được thông tin, người quản lý sẽ đóng vai trò là “sứ giả truyền tin”. Họ sẽ phổ biến các thông tin quan trọng đến đội ngũ nhân sự mà mình quản lý.
Đồng thời, các nhà quản lý cũng là đại diện cung cấp thông tin quan trọng của tổ chức ra bên ngoài. Việc này được thực hiện nhằm bảo vệ danh dự, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp trước truyền thông và báo chí.
Liên lạc
Nhà quản trị có vai trò giữ liên lạc với các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp, như khách hàng, đối tác, đơn vị sản xuất,… nhà quản trị cũng đảm nhận vai trò kết nối các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp lại với nhau.
Quyết định
Nhiệm vụ cuối cùng của các nhà quản lý là đưa ra các quyết định quan trọng có tầm ảnh hưởng đến tổ chức, doanh nghiệp. Họ thường đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các rủi ro mà tổ chức, doanh nghiệp có thể gặp phải. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng là người đề xuất các giải pháp để doanh nghiệp xử lý, cải thiện vấn đề. Họ có trách nhiệm đảm bảo nguồn lực được duy trì một cách tối ưu nhất.
Người quản lý cấp cơ sở cần có những phẩm chất nào?
Để đảm nhiệm tốt vai trò của mình, các nhà quản lý cấp cơ sở cần đảm bảo đủ 3 phẩm chất sau:
- Khả năng làm việc với nhân sự.
- Tư duy nhạy bén.
- Kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật cao.
Khả năng làm việc với nhân sự
Một trong những phẩm chất cần thiết để trở thành quản lý cấp nhân sự ưu tú là có khả năng làm việc hiệu quả với nhân sự. Trên thực tế, nguồn nhân sự chính là “xương sống” giúp doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, chỉ khi khiến nhân sự tin tưởng, nể trọng, quản lý cấp cơ sở mới giúp doanh nghiệp chinh phục mục tiêu đã đề ra.
So với quản lý cấp cơ sở, kỹ năng này cần thiết với quản lý cấp trung gian hơn. Khả năng làm việc với nhân sự bao gồm:
- Động viên, đốc thúc nhân sự làm việc.
- Tạo điều kiện thuận lợi và mang đến lợi ích tối ưu cho nhân sự.
- Điều phối, sắp xếp và chỉ dẫn nhân sự.
- Giải quyết mâu thuẫn nội bộ, truyền thông cho tổ chức.
Quản lý nhân sự không phải là điều đơn giản. Người quản lý cần biết dụng nhân “đúng người, đúng thời điểm”. Hãy nhớ rằng: “Đừng gửi con vịt đến trường học của đại bàng”. Giao đúng người, phân đúng việc chính là nền tảng giúp cả tập thể phát triển nhanh chóng.
Tư duy nhạy bén
Khi có một tư duy nhạy bén, nhà quản lý cấp cơ sở sẽ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và hợp lý hơn. Đồng thời, một nhà quản lý có nhận thức tốt, tư duy sắc sảo và khả năng hiểu biết sâu rộng sẽ khiến nhân viên nể phục, cấp trên ưu ái. Hơn hết, quản lý nhân sự cũng cần nhận định rõ mọi góc độ của tổ chức, xây dựng mối quan hệ và gắn kết nhân viên giữa các bộ phận. Nhà quản lý có tư duy nhạy bén sẽ thừa hưởng các tố chất sau:
- Xây dựng tư duy chiến lược, có tầm nhìn dài hạn và tổng thể hơn.
- Đơn giản hóa quá trình xử lý thông tin.
- Có khả năng hoạch định kế hoạch chi tiết, rõ ràng.
- Hiểu rõ hoàn cảnh nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Biết cách nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể,
- Không ngừng cải thiện và gắn kết mối quan hệ giữa các bộ phận.
Kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật cao
Đây thực chất là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của những nhà quản lý. Kỹ năng chuyên môn có thể rèn luyện, trau dồi trong quá trình làm việc. Đối với mọi nhà quản lý, trình độ chuyên môn là kỹ năng không thể thiếu. Kỹ năng này bao gồm:
- Hiểu rõ các phương pháp, kỹ thuật và các thiết bị giúp xử lý nhiệm vụ.
- Hiểu rõ về nhiệm vụ, công việc cần thực hiện.
- Có khả năng phân tích, sử dụng các kỹ thuật phù hợp để giải quyết các vấn đề tương tự.
Kết luận
Quản lý cấp cơ sở là 1 trong 3 cấp độ quản lý thường gặp trong tổ chức, doanh nghiệp. Nhà quản lý này có vai trò quan trọng đối với khả năng chinh phục mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã lý giải được câu hỏi “Quản lý cấp cơ sở là gì?” và các thông tin liên quan đến công việc quản lý. Hãy “ghé thăm” website của Tino Group để tiếp tục tham khảo những thông tin hữu ích khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có bao nhiêu cấp quản lý?
Có 3 cấp quản lý, bao gồm:
– Quản lý cấp cao.
– Quản lý cấp trung gian.
– Quản lý cấp cơ sở.
Đại diện của quản lý cấp cơ sở là ai?
Các đại diện của quản lý cấp cơ sở là tổ trưởng, trưởng bộ phận, trưởng phòng, đốc công,…
Mục tiêu của quản lý cấp cơ sở là gì?
Quản lý cấp cơ sở hướng đến mục tiêu đảm bảo sản phẩm/dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng mỗi ngày.
Ai là người dưới quyền quản lý cấp cơ sở?
Nhân viên tác nghiệp (công nhân) thực hiện các hoạt động sản xuất cơ bản về hàng hoá, dịch vụ là những người dưới quyền của nhà quản lý cấp cơ sở.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org