rfid-la-gi

RFID là gì? Một số ứng dụng thường gặp của RFID trong cuộc sống

Tư duy con người được ví như một “kỳ quan” vô tận, có khả năng tạo ra những phát minh vô cùng vĩ đại, trong đó có RFID – công nghệ nhận diện tần số vô tuyến đang được các doanh nghiệp trên thế giới ứng dụng nhằm cải thiện năng suất và tăng lợi tức đầu tư.

Đôi nét về công nghệ RFID

RFID là gì?

RFID (Radio Frequency Identification, tạm dịch: nhận diện tần số vô tuyến) là công nghệ hiện đại có khả năng sử dụng sóng vô tuyến để đọc và thu thập dữ liệu được lưu trữ trên thẻ gắn với một vật thể nào đó. Các dữ liệu sẽ được nhận và gửi thông qua một hệ thống bao gồm: thẻ RFID, ăng-ten, đầu đọc RFID và bộ thu phát.

rfid-la-gi

Điểm cộng của công nghệ RFID là có thể đọc được dữ liệu qua đường dẫn vô tuyến ở khoảng cách từ 50cm – 10m – một con số cực kỳ ấn tượng. Khác với những mã vạch thông thường, RFID không sử dụng tia sáng và tiếp xúc vật thể trực tiếp.

Thậm chí, RFID còn đọc dữ liệu xuyên qua các vật liệu như: bê tông, tảng băng, đá, sơn,…, trong điều kiện khắc nghiệt. Đây là một lợi thế của RFID mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ công nghệ hoặc mã vạch nào.

Các thành phần của RFID

Một hệ thống RFID hoàn chỉnh, tối thiểu phải có 4 thiết bị bao gồm: thẻ RFID, đầu đọc thẻ, antenna và server.

Thẻ RFID

Bao gồm một thẻ gắn chip và ăng-ten. Thẻ RFID là thành phần thay thế những mã vạch trên các sản phẩm mà ta thường thấy trong cửa hàng bán lẻ. Thông thường, để quét mã vạch, người dùng phải sử dụng một thiết bị đưa gần mã vạch đó. Tuy nhiên, đối với RFID, thông tin của sản phẩm được truyền tự động mà không cần bất kỳ tiếp xúc vật lý nào.

Thẻ RFID được phân làm 2 loại với 2 chức năng khác nhau là: Passive tags và Active tags

Passive tags

Nhận thông tin từ thiết bị đọc trong khoảng cách ngắn, không sử dụng nguồn ngoài

Active tags

Hoạt động bằng PIN với khoảng cách đọc lớn

Đầu đọc thẻ

Là thiết bị dùng để đọc thông tin nhận được từ thẻ, người dùng có thể đặt tại một vị trí cố định hoặc lưu động

Antenna

Thiết bị này là “cầu nối” giữa thẻ RFID và đầu đọc

Server

Đảm nhiệm chức năng xử lý dữ liệu, điều khiển, thống kê, thu nhận, hỗ trợ giám sát,…

rfid-la-gi

Hệ thống RFID hoạt động như thế nào?

Đầu đọc thẻ sẽ phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định rồi truyền qua thiết bị phát mã (Antenne) đến thẻ RFID trong vùng hoạt động. Khi ấy, thẻ RFID sẽ thu nhận tần số đó và phát lại cho hệ thống RFID biết mã số của mình. Lúc này, đầu đọc sẽ biết được thẻ nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.

Trong quá trình hoạt động, hệ thống RFID sẽ kích hoạt một số tính năng hữu ích như:

  • Thẻ kích hoạt cảnh báo trong quá trình di chuyển
  • Cho phép người đọc và thẻ tương tác với nhau
  • Dữ liệu được đọc và lưu trữ tự động
  • Thẻ có thể mang mã của một sản phẩm duy nhất hoặc được tiêu chuẩn hóa
  • Dữ liệu của thẻ tương thích với hệ thống WMS và ERP
  • Tính năng bảo mật cao, khó sao chép hoặc giả mạo

Một số ứng dụng của RFID trong đời sống thực tiễn

RFID trong quản lý chuỗi cung ứng

Hệ thống cho phép các doanh nghiệp theo dõi và quản lý kho, công cụ, thiết bị hoặc các nguồn lực có giá trị khác mà không cần phải nhập dữ liệu thủ công. Một số sản phẩm như ô tô, hàng may mặc sẽ được theo dõi thông qua nhà máy hoặc trong quá trình vận chuyển đến người tiêu dùng.

rfid-la-gi

Ngoài ra, với khả năng nhận diện tự động, RFID được áp dụng cho hệ thống kiểm kê. Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã yêu cầu nhà cung cấp gắn thẻ RFID trên các lô hàng để thuận tiện quản lý chuỗi cung ứng.

RFID trong bán lẻ

Một số nhà bán lẻ sẽ sử dụng RFID để gắn thẻ cấp độ mặt hàng (Item level tagging) trong cửa hàng của mình. Điều này giúp các doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho, tạo ra khả năng bảo vệ sản phẩm, chống những hành vi trộm cắp bằng hệ thống điện tử giám sát hàng hóa (EAS – Electronic Article Surveillance) và quy trình tự kiểm tra khách hàng.

Khi rời khỏi cửa hàng, khách hàng buộc phải đi ngang qua máy dò RFID, nếu xuất hiện hành vi trộm cắp (kẻ trộm giữ sản phẩm có gắn thẻ RFID), một âm báo sẽ phát ra, giúp người quản lý biết có một mặt hàng chưa được thanh toán.

rfid-la-gi

RFID trong vận tải và hậu cần

Hệ thống RFID thường được sử dụng trong các trung tâm quản lý bãi, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Đối với giao thông đường, thẻ RFID được gắn trên đầu máy xe lửa để xác định chủ sở hữu, loại thiết bị và các đặc điểm liên quan.

RFID còn có mặt trong ngành hàng không để hỗ trợ bảo trì máy bay thương mại, xác định hành lý, hàng hóa tại một số sân bay và hãng hàng không. Tại các quốc gia phát triển, RFID được tích hợp trong các hệ thống giao thông thông minh, giúp theo dõi phương tiện lưu thông trên đường để kiểm soát tai nạn.

RFID trong hộ chiếu

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia gắn thẻ RFID vào hộ chiếu, mở đầu xu hướng này là Malaysia (1998). Sau đó, “làn sóng” hộ chiếu RFID tiếp tục được lan tỏa đến các khu vực khác như: Na Uy (2005), Nhật Bản (2006), các nước EU (2006), Vương quốc Anh (2006), Ấn Độ (2008),…

rfid-la-gi

Hộ chiếu RFID có khả năng ghi lại những thông tin quan trọng của người dùng, thậm chí là lịch sử du lịch của họ như thời gian, ngày giờ, địa điểm xuất nhập cảnh.

RFID trong thanh toán vận chuyển

Ở một số quốc gia, thẻ RFID được sử dụng để thanh toán vé phương tiện công cộng như: xe buýt, tàu điện ngầm, xe lửa hoặc thu phí trên đường cao tốc. Tại Singapore, thẻ RFID có thể thay thế vé đậu xe của người lưu hành phương tiện giao thông.

RFID trong thư viện

Hiện nay, thẻ RFID được sử dụng để thay thế những mã vạch trên các mục thư viện. Điều này giúp cho thủ thư dễ dàng quản lý sách tồn kho và kiểm tra sách mà khách hàng đã mượn. RFID hoạt động như một thiết bị an ninh có khả năng thay thế cho dải an ninh điện tử truyền thống. Tuy nhiên, công nghệ này quá đắt đỏ so với các thư viện nhỏ. Ngoài ra, để chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang ứng dụng thẻ RFID tốn khá nhiều thời gian, ước tính là 11 tháng (đối với thư viện có quy mô trung bình).

RFID trong y tế

Trong lĩnh vực y tế, công nghệ RFID được ứng dụng khá phổ biến và đạt hiệu quả cao. Thực tế, các bệnh viện chính là “lá cờ tiên phong” ứng dụng cả hai loại thẻ RFID (Passive tags Active tags).

Những trung tâm y tế thường cung cấp các huy hiệu có gắn thẻ RFID cho bệnh nhân, nhân viên, dụng cụ, máy móc,…, để thuận tiện theo dõi và thu thập dữ liệu. Với sự hỗ trợ của công nghệ RFID, ngành y tế đã có bước đột phá tuyệt vời, làm cải thiện dịch vụ chăm sóc và giảm đáng kể chi phí vận hành.

rfid-la-gi

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn khá lạ lẫm với RFID và chưa định hướng được mục tiêu sử dụng công nghệ này. Tuy nhiên, RFID thực chất là một công nghệ cực kỳ quen thuộc với người dùng Việt Nam, chúng hiện hữu ở khắp mọi nơi và mang đến những giá trị tuyệt vời.

Hy vọng với những thông tin Tino Group đã cung cấp phía trên, bạn đã hiểu rõ hơn về RFID và sẵn sàng lên kế hoạch sử dụng công nghệ này. Chúc bạn thành công!

FAQs về công nghệ RFID

Hạn chế của công nghệ RFID là gì?

Không có vẻ đẹp nào là hoàn hảo, RFID cũng vậy. Bên cạnh những hiệu quả, công nghệ này vẫn vấp phải một số hạn chế nhất định như: chi phí cao, khả năng kiểm soát còn hạn chế, dễ bị nhiễu sóng trong môi trường nước và kim loại, đầu đọc có thể bị chồng lấn nhau.

Việt Nam ứng dụng công nghệ RFID như thế nào?

Công nghệ RFID góp mặt trong một số lĩnh vực tại Việt Nam như: quản lý nhân sự, kinh doanh, khóa chống trộm,…

RFID sẽ thay thế Barcodes trong tương lai?

Đáp án là không! Mặc dù có nhiều tính năng và mang lại hiệu quả cao nhưng RFID chắc chắn không thể thay thế Barcode. Đơn giản vì Barcodes có chi phí thấp và cũng khá hiệu quả trong việc quản lý và thương mại. Thế nên, công nghệ này vẫn được các doanh nghiệp rất ưa chuộng.

Sử dụng RFID cùng bộ cảm biến được không?

Tất nhiên là được! Công nghệ này khi kết hợp với bộ cảm biến sẽ thúc đẩy nhiều tính năng hơn như: phát hiện, ghi lại sự di chuyển nhiệt độ và các bức xạ.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *