sub-brand-la-gi

Sub Brand là gì? Ví dụ thực tế về các Sub Brand nổi tiếng

Các thương hiệu lớn như Toyota, Coca-Cola hay Uber có điểm gì chung? Câu trả lời là tất cả đều sử dụng Sub Brand để tiếp cận khách hàng mục tiêu và mở rộng thị trường. Vậy chính xác Sub Brand là gì? Vì sao các thương hiệu cần đến Sub Brand? Sub Brand khác với Parent Brand như thế nào? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Sub Brand là gì?

Theo bài viết: “What is sub-branding and why is it a useful strategy?trên trang Indeed.com, Sub Brand được hiểu là thương hiệu phụ do doanh nghiệp tạo ra dựa trên cơ sở thương hiệu chính của mình. Thông thường, Sub Brand sẽ có tiếng nói và cá tính riêng, giúp doanh nghiệp nhắm đến một thị trường cụ thể hoặc mở rộng tệp khách hàng mới. Dù có sự độc lập nhất định, Sub Brand vẫn có mối liên hệ với thương hiệu mẹ, thể hiện qua các yếu tố như giá trị cốt lõi hoặc hình ảnh thương hiệu.

khai-niem-sub-brand
Khái niệm Sub Brand

Một Sub Brand có thể sở hữu bảng màu và logo riêng, tạo nên sự khác biệt rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Sub Brand cũng được dùng để phản ánh bản sắc của thương hiệu chính, giúp giữ vững tính nhận diện chung.

Không chỉ là là công cụ mở rộng, Sub Brand còn là chiến lược giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả truyền thông và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

7 lý do vì sao các thương hiệu cần Sub Brand

Ngoài việc giúp thương hiệu mẹ mở rộng phạm vi ảnh hưởng, Sub Brand còn mang lại 7 lợi ích chiến lược. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng nhận diện đến khả năng tiếp cận khách hàng mới.

#1. Tăng khả năng nhận diện và thúc đẩy thương hiệu mẹ

Một Sub Brand thành công đóng vai trò như “đại sứ” cho thương hiệu mẹ, giúp nâng cao độ nhận diện và uy tín của toàn bộ hệ thống thương hiệu. Khi khách hàng tin tưởng và yêu thích một Sub Brand, họ sẽ có xu hướng sẵn sàng khám phá các sản phẩm mới mà thương hiệu mẹ cung cấp. Đây là cách giúp thương hiệu mẹ gia tăng lòng trung thành từ người tiêu dùng, ngay cả khi họ chỉ biết đến thông qua Sub Brand.

#2. Tiếp cận các thị trường và đối tượng khách hàng mới

Sub Brand là công cụ chiến lược để thâm nhập vào các thị trường mới hoặc nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu khác biệt. Chiến lược này được thực hiện dựa trên các nhóm tuổi khác nhau, tầng lớp xã hội mới hoặc khách hàng ở các khu vực địa lý khác. Một Sub Brand được thiết kế phù hợp sẽ giúp thương hiệu dễ dàng kết nối với đối tượng mới, mở rộng quy mô kinh doanh mà không làm mất đi tính nhất quán của thương hiệu mẹ.

#3. Thay đổi kỳ vọng và nhận thức của khách hàng

Sub Brand cho phép doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh hình ảnh và thông điệp để thay đổi kỳ vọng của khách hàng. Ví dụ, nếu thương hiệu mẹ được biết đến với tính chất cao cấp, Sub Brand có thể tập trung vào tính năng tiết kiệm hoặc phù hợp với giới trẻ, tạo ra một thông điệp khác biệt nhưng không xung đột với giá trị cốt lõi.

ly-do-vi-sao-cac-thuong-hieu-can-sub-brand
Lý do vì sao các thương hiệu cần Sub Brand

#4. Đa dạng hóa sản phẩm và phân khúc thị trường

Thông qua Sub Brand, doanh nghiệp có thể dễ dàng thử nghiệm các ý tưởng sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà không làm ảnh hưởng đến thương hiệu mẹ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm rủi ro và tăng cơ hội thành công khi nhắm đến các phân khúc khách hàng cụ thể. Ví dụ, một thương hiệu mẹ chuyên về thời trang cao cấp có thể tạo ra Sub Brand tập trung vào dòng sản phẩm giá cả phải chăng hơn để tiếp cận nhóm khách hàng phổ thông.

#5. Xây dựng lòng tin thông qua tính chuyên biệt

Sub Brand giúp tạo nên sự tập trung cao độ vào một lĩnh vực cụ thể, giúp xây dựng lòng tin mạnh mẽ hơn từ khách hàng. Khi một Sub Brand chuyên biệt hóa trong một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, khách hàng sẽ cảm thấy thương hiệu có chuyên môn và đáng tin cậy hơn, từ đó củng cố sự tín nhiệm đối với cả hệ thống thương hiệu.

#6. Tạo sự khác biệt trong môi trường cạnh tranh

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, Sub Brand giúp doanh nghiệp nổi bật hơn thông qua việc cung cấp giá trị độc đáo và phù hợp với từng nhóm khách hàng. Sub brand tạo ra không gian riêng biệt để thương hiệu hoạt động mà không cần phải cạnh tranh trực tiếp với đối thủ trên cùng một thị trường.

#7. Tối ưu hóa chiến lược truyền thông và Marketing

Một Sub Brand có tiếng nói và phong cách riêng sẽ giúp thương hiệu tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông, đảm bảo thông điệp phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Không chỉ giúp tăng hiệu quả quảng bá, Sub Brand còn giữ vững sự đồng nhất với chiến lược tổng thể của thương hiệu mẹ.

Điểm khác nhau giữa Parent Brand và Sub Brand

Parent Brand là thương hiệu chính đại diện cho toàn bộ công ty hoặc tập đoàn, đóng vai trò là “chủ sở hữu” của một nhóm sản phẩm hoặc các thương hiệu phụ.

Tính độc lập và liên kết

  • Parent Brand: Có bản sắc riêng biệt, không bị ràng buộc bởi thương hiệu nào khác, tự xây dựng thông điệp, chiến lược marketing và nhận diện thương hiệu một cách độc lập.
  • Sub Brand: Gắn kết chặt chẽ với Parent Brand, thể hiện thông qua logo, thông điệp hoặc giá trị cốt lõi. Sub Brand có thể có sản phẩm, chiến dịch và thông điệp riêng, nhưng vẫn phụ thuộc vào hình ảnh và bản sắc của thương hiệu mẹ.

Thị trường mục tiêu

  • Parent Brand: Tập trung vào thị trường chính với một nhóm khách hàng cụ thể, đặt nền móng và định hướng phát triển dài hạn.
  • Sub Brand: Được tạo ra để mở rộng thị trường bằng cách nhắm đến các phân khúc khách hàng hoặc thị trường ngách, chẳng hạn như các đối tượng theo độ tuổi, khu vực địa lý hoặc nhu cầu đặc biệt.

Đáp ứng nhu cầu khách hàng

  • Parent Brand: Đóng vai trò tổng quát, cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà công ty muốn xây dựng uy tín lâu dài.
  • Sub Brand: Chuyên biệt hơn trong việc giải quyết các nhu cầu cụ thể của khách hàng ở các thị trường riêng lẻ. Sub Brand có thể lấp đầy khoảng trống trong thị trường hoặc tạo ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn mong đợi của khách hàng.
vai-tro-cua-sale-horeca-trong-nganh-dich-vu-an-uong-va-luu-tru
Vai trò của Sale Horeca trong ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú

Sự ảnh hưởng lẫn nhau

  • Parent Brand: Là yếu tố định hướng, kiểm soát và hỗ trợ Sub Brand, bao gồm: tài chính, chiến lược marketing và phát triển sản phẩm.
  • Sub Brand: Có thể đóng góp ngược lại cho Parent Brand thông qua việc tăng độ nhận diện, xây dựng lòng trung thành của khách hàng và mở rộng thị phần. Tuy nhiên, rủi ro thất bại của Sub Brand cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của thương hiệu mẹ.

5 ví dụ thực tế về Sub Brand

The Coca-Cola Company

Coca-Cola là một ví dụ điển hình trong việc xây dựng sub brand thành công. Các Sub Brand như Diet Coke, Coke Zero và Coca-Cola Life được tạo ra để đáp ứng các sở thích khác nhau của người tiêu dùng. Diet Coke hướng đến những người muốn giảm lượng calo, Coke Zero tập trung vào khách hàng yêu thích vị nguyên bản mà không có đường, trong khi Coca-Cola Life sử dụng đường tự nhiên để phục vụ những người tiêu dùng ưu tiên sức khỏe. Mỗi Sub Brand đều khai thác uy tín lâu đời và hình ảnh mạnh mẽ của Coca-Cola.

Marriott International

Marriott sở hữu danh mục đa dạng các Sub Brand trong ngành khách sạn, bao gồm: Marriott Hotels & Resorts, Courtyard by Marriott và The Ritz-Carlton. Mỗi sub brand phục vụ các phân khúc khác nhau của thị trường:

  • Marriott Hotels & Resorts: Đáp ứng nhu cầu khách hàng tầm trung với dịch vụ chuyên nghiệp.
  • Courtyard by Marriott: Phù hợp với khách du lịch tiết kiệm.
  • The Ritz-Carlton: Nhắm đến khách hàng cao cấp, mong muốn trải nghiệm sang trọng.

Nhờ vào chiến lược Sub Branding, Marriott có thể cung cấp các trải nghiệm độc đáo trong khi tận dụng danh tiếng của thương hiệu mẹ.

Clorox

Clorox ban đầu chỉ chuyên về chất tẩy rửa nhưng đã mở rộng sang các sản phẩm khác bằng cách tạo ra nhiều Sub Brand, như khăn lau khử trùng, nước tẩy vết bẩn và sản phẩm làm sạch nhà tắm. Không chỉ đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng, Sub Brand còn tăng cường độ tin cậy và nhận diện thương hiệu Clorox.

cac-vi-du-thuc-te-ve-sub-brand
Các ví dụ thực tế về Sub Brand

Samsung

Samsung nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử nhưng đã xây dựng Sub Brand Samsung Galaxy chuyên về smartphone, máy tính bảng và thiết bị đeo thông minh như đồng hồ thông minh. Sub brand này giúp Samsung tăng sự trung thành của khách hàng và củng cố vị thế trong ngành công nghiệp công nghệ cao, góp phần lớn vào thành công tổng thể của công ty.

Hilton

Hilton sở hữu nhiều sub brand khách sạn để phục vụ các nhóm khách hàng khác nhau. Ví dụ:

  • DoubleTree by Hilton: Cung cấp trải nghiệm thân mật, ấm cúng, phù hợp với khách du lịch thích sự riêng tư.
  • Conrad Hotels & Resorts: Hướng đến những người yêu thích sự xa hoa.
  • Hampton by Hilton: Nhắm đến khách hàng phổ thông, đề cao sự tiện lợi và giá cả phải chăng.

Nhìn chung, Sub Brand là chiến lược hiệu quả giúp thương hiệu mở rộng thị trường và tăng nhận diện. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Sub Brand cũng như những thông tin liên quan. Đừng quên theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Indeed Editorial Team. (2024, June 28). What is sub-branding and why is it a useful strategy?. Uk.indeed.com. https://uk.indeed.com/career-advice/career-development/sub-branding
  2. Indeed Editorial Team. (2024, August 16). What Is Sub-Branding? A Guide to Branding Architecture. Indeed.com. https://www.indeed.com/career-advice/career-development/sub-branding
  3. Phase 3. (2024, October 25). What is a Sub-Brand and Why is it Important for Brand Success?. Phase3mc.com. https://www.phase3mc.com/thinking/understanding-the-importance-of-sub-brands
  4. CR8 Consultancy. What Are Sub-Brands in Brand Architecture. Cr8consultancy.com. https://cr8consultancy.com/what-are-sub-brands-in-brand-architecture/

Những câu hỏi thường gặp

Có phải mọi thương hiệu đều cần Sub Brand không?

Câu trả lời là: “Không!”. Sub brand phù hợp với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường hoặc cung cấp sản phẩm đa dạng. Các thương hiệu nhỏ hoặc tập trung chỉ cần một thương hiệu chính.

Sub Brand có cần logo riêng không?

Sub Brand có thể có logo riêng hoặc chia sẻ logo với Parent Brand tùy vào chiến lược thương hiệu và mức độ liên kết mong muốn.

Sub Brand có làm giảm giá trị của Parent Brand không?

Không nếu được quản lý đúng cách. Thay vào đó, Sub Brand có thể tăng giá trị cho Parent Brand bằng cách mở rộng tầm ảnh hưởng và tăng sự trung thành của khách hàng.

Sub Brand có phải là một sản phẩm không?

Không hẳn! Sub Brand là thương hiệu riêng, có thể đại diện cho một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar