Hiểu rõ “Tam Sam Som là gì?” là bước đầu tiên để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực và tăng lợi thế cạnh tranh. Không chỉ giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu, mô hình này còn cung cấp thông tin chi tiết về quy mô, tiềm năng và đặc điểm của thị trường. Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về TAM SAM SOM, mời bạn cùng đón đọc ngay nhé!
TAM SAM SOM là gì?
Theo bài viết “TAM, SAM & SOM: What Do They Mean & How Do You Calculate Them?” trên trang Blog Hubspot, Tam Sam Som là ba thuật ngữ dùng để mô tả thị trường mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động.
- TAM (Total Addressable Market): Là tổng số tiền mà tất cả khách hàng tiềm năng có thể chi tiêu cho loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên toàn thị trường. Nói đơn giản, đây là toàn bộ thị trường mà bạn mơ ước có thể tiếp cận.
- SAM (Serviceable Addressable Market): Là một phần của thị trường mà doanh nghiệp của bạn có thể phục vụ với sản phẩm/dịch vụ hiện tại của mình, dựa trên các yếu tố như địa lý, kênh phân phối và khả năng sản xuất. Đây là thị trường mà bạn thực sự có thể nhắm tới.
- SOM (Serviceable Obtainable Market): Là một phần của thị trường mà doanh nghiệp của bạn có thể chiếm được với sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại, dựa trên khả năng cạnh tranh và nguồn lực của bạn. Đây là thị trường mà bạn đặt mục tiêu chinh phục.
Nói cách khác, TAM là bức tranh toàn cảnh về thị trường, SAM là phần bạn có thể tiếp cận và SOM là phần bạn có thể nắm giữ. Hiểu rõ ba khái niệm này giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu kinh doanh, phân bổ nguồn lực và xây dựng chiến lược hiệu quả.
Tại sao TAM SAM SOM lại quan trọng?
TAM SAM SOM đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược và ra quyết định cho các doanh nghiệp vì 5 lý do dưới đây.
Đánh giá tiềm năng thị trường
TAM SAM SOM giúp doanh nghiệp ước lượng quy mô thị trường tiềm năng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Nhờ đó, họ có thể hiểu rõ hơn về cơ hội phát triển và xác định xem liệu thị trường có đủ lớn để đầu tư hay không.
Hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư
Các nhà đầu tư và quỹ đầu tư mạo hiểm thường sử dụng TAM SAM SOM để đánh giá tiềm năng của một startup hoặc dự án mới. Những chỉ số này tạo ra cái nhìn rõ ràng về quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
Chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường
Hiểu rõ về TAM SAM SOM giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và thâm nhập thị trường hiệu quả. Họ có thể xác định được những thị trường tiềm năng, quyết định xem có nên phát triển sản phẩm mới hoặc mở rộng dịch vụ hiện tại hay không.
Phân tích khả năng cạnh tranh
TAM SAM SOM cung cấp thông tin quan trọng để doanh nghiệp đánh giá vị trí của mình trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp họ nhận diện được các lĩnh vực cần cải thiện, tìm kiếm cơ hội mới và xây dựng các chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Xây dựng kế hoạch bán hàng và marketing
Khi hiểu rõ kích thước của thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lược bán hàng và marketing phù hợp, hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu doanh thu thực tế, tối ưu hóa tài nguyên và tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách tính TAM SAM SOM và ví dụ cụ thể
TAM, SAM, SOM là ba thuật ngữ quan trọng trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp đánh giá tiềm năng thị trường, xác định mục tiêu và đặt mục tiêu doanh thu thực tế. Dưới đây là cách tính TAM, SAM, SOM hiệu quả.
TAM:
TAM là tổng quy mô thị trường mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể tiếp cận nếu không có giới hạn nào về khả năng tiếp cận hoặc phân phối.
Công thức:
TAM = Doanh thu toàn ngành x Tỷ lệ phân khúc thị trường
Ví dụ cụ thể:
- Xác định ngành: Ngành bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam.
- Nghiên cứu doanh thu ngành: Tổng doanh thu ngành bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam là 1.150.000 tỷ VNĐ.
- Xác định phân khúc thị trường liên quan: Nếu sản phẩm của bạn tập trung vào thời trang và thời trang chiếm 30% tổng doanh thu ngành bán lẻ trực tuyến.
- Tính TAM:
TAM = 1.150.000 tỷ VNĐ x 30% = 345.000 tỷ VNĐ.
SAM:
SAM là phần của TAM mà bạn có thể tiếp cận dựa trên các điều kiện hiện tại của doanh nghiệp như vị trí địa lý, khả năng phân phối và các yếu tố khác.
Công thức:
SAM = TAM x Tỷ lệ phân khúc thị trường mục tiêu
Ví dụ cụ thể:
- Tinh chỉnh thị trường có thể phục vụ: Tập trung vào phần của TAM mà bạn có thể thực sự phục vụ, dựa trên khả năng phân phối, phạm vi địa lý và sự tập trung sản phẩm. Giả sử bạn tập trung vào các thành phố lớn và người tiêu dùng trẻ tuổi. Và đây là 40% của phân khúc thời trang.
- Tính SAM:
SAM = 345.000 tỷ VNĐ x 40% = 138.000 tỷ VNĐ
SOM:
SOM là phần của SAM mà bạn thực sự có khả năng chiếm lĩnh và thu hút trong thực tế, dựa trên các yếu tố như cạnh tranh, khả năng bán hàng và các chiến lược marketing của bạn.
Công thức:
SOM = SAM x Tỷ lệ thị phần ước tính
Ví dụ cụ thể:
- Đánh giá vị trí cạnh tranh: Phân tích lợi thế cạnh tranh và thị phần tiềm năng trong SAM. Giả sử bạn có thể chiếm 10% SAM.
- Tính SOM:
SOM = 138.000 tỷ VNĐ x 10% = 13.800 tỷ VNĐ
Kết luận:
- TAM: 345.000 tỷ VNĐ
- SAM: 138.000 tỷ VNĐ
- SOM: 13.800 tỷ VNĐ
Thông qua ví dụ này, bạn có thể thấy rõ cách tính toán TAM, SAM và SOM sẽ giúp doanh nghiệp tại Việt Nam hiểu hơn về quy mô thị trường, khả năng tiếp cận và tiềm năng phát triển của mình.
5 bước sử dụng TAM SAM SOM cho doanh nghiệp
Sử dụng TAM, SAM, SOM là phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và tiềm năng phát triển. Dưới đây là 5 bước cụ thể để áp dụng TAM, SAM và SOM vào doanh nghiệp bạn.
Bước 1: Xác định thị trường của bạn
Trước khi bắt đầu tính toán TAM, SAM, SOM, bạn cần xác định rõ thị trường của mình và sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Vì vậy, bước đầu tiên, bạn cần chi tiết hóa đối tượng khách hàng của mình dựa trên các yếu tố như:
- Vị trí địa lý.
- Giới tính.
- Độ tuổi.
- Đặc điểm.
- Vấn đề mà sản phẩm của bạn giải quyết.
Ví dụ: Nếu kinh doanh quần áo cao cấp dành cho phụ nữ từ 25 đến 65 tuổi tại các thành phố lớn ở Việt Nam, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng này.
Bước 2: Tính TAM để tìm tổng quy mô thị trường
Đây là lúc bạn thực hiện nghiên cứu thị trường để tìm hiểu có bao nhiêu khách hàng tiềm năng ngoài kia và giá trị doanh thu tiềm năng nếu tất cả họ đều mua sản phẩm của bạn.
Ví dụ: Nếu nhắm đến phụ nữ từ 25 đến 65 tuổi, bạn cần tìm hiểu có bao nhiêu phụ nữ thuộc độ tuổi này tại Việt Nam và tính toán doanh thu tiềm năng nếu tất cả những người này đều mua sản phẩm của mình.
Bước 3: Tính SAM để tìm kích thước thị trường tiềm năng
Trong bước tiếp theo, bạn cần tính TAM để tìm ra phần thị trường mà mình có thể phục vụ thực tế dựa trên khả năng và phạm vi của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu kinh doanh quần áo cao cấp dành cho phụ nữ tại các thành phố lớn, bạn hãy tính toán số lượng phụ nữ từ 25 đến 65 tuổi sống tại các thành phố lớn và có khả năng mua sắm hàng cao cấp.
Bước 4: Tính SOM để tìm thị phần khả dụng
Tiếp theo, bạn cần tính SAM mà mình thực sự có thể tiếp cận dựa trên các yếu tố như thu nhập, công việc và khả năng chi trả của khách hàng. Trong bước này, bạn cũng cần xác định thị phần mà mình có thể chiếm lĩnh dựa trên cạnh tranh.
Ví dụ: Phụ nữ sống bằng lương hàng tháng có thể không mua sản phẩm của bạn, những người không làm công việc văn phòng hoặc không thường xuyên tham gia các sự kiện lớn không phải là thị trường mục tiêu của bạn. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh thêm để xác định thị phần mà mình có thể chiếm lĩnh.
Bước 5: Xác định cơ hội và thách thức
Sau khi có các tính toán, bạn hãy phân tích dữ liệu để xác định chiến lược. Đặt ra các câu hỏi như:
- Thị trường hiện tại đang làm gì?
- Đối thủ cạnh tranh làm tốt và làm chưa tốt ở điểm nào?
- Có khoảng trống nào trong thị trường không?
- Có phân khúc nào của thị trường chưa được phục vụ không?
Ví dụ: Nếu phát hiện ra một phân khúc chưa được phục vụ tốt bởi đối thủ, bạn có thể tận dụng cơ hội này để làm nổi bật và phục vụ tốt hơn phân khúc đó.
Hiểu rõ TAM SAM SOM là gì giúp doanh nghiệp xác định chính xác quy mô thị trường và tiềm năng phát triển. Sử dụng các công cụ này không chỉ hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh mà còn giúp tối ưu hoá chiến lược tiếp cận, phân phối và đảm bảo tối đa hoá hiệu quả kinh doanh.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin hữu ích khi bạn tìm hiểu TOM SAM SOM. Đừng quên theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Clifford Chi. (2024, June 21). TAM, SAM & SOM: What Do They Mean & How Do You Calculate Them?. Blog.hubspot.com. https://blog.hubspot.com/marketing/tam-sam-som
- Chris Meabe. (2024, May 30). TAM, SAM, SOM: How to Calculate Them for Your Industry. Foundationinc.co. https://foundationinc.co/lab/tam-sam-som
- Anna Ferguson. (2024, Mar 18). Market Sizing with TAM SAM SOM (with calculator). Seerinteractive.com. https://www.seerinteractive.com/insights/marketing-sizing-with-tam-sam-som
- Casey O’Connor. (2022, Oct 5). TAM SAM SOM: Define Customer & Revenue Opportunities. Yesware.com. https://www.yesware.com/blog/tam-sam-som/#calculate-tam-sam-som
Những câu hỏi thường gặp
Sự khác nhau giữa SAM và SOM là gì?
SAM là phần thị trường mà bạn có thể phục vụ, còn SOM là phần của SAM mà bạn thực sự có thể chiếm lĩnh và thu hút trong thực tế.
Tại sao SOM lại quan trọng đối với các nhà đầu tư?
SOM cho thấy khả năng thực tế của doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường và tạo ra doanh thu, từ đó giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận.
Có những nguồn dữ liệu nào để tính toán TAM, SAM, SOM?
Các nguồn dữ liệu phổ biến có thể giúp bạn tính TAM, SAM, SOM là: báo cáo ngành, nghiên cứu thị trường, dữ liệu thống kê từ chính phủ và khảo sát khách hàng.
Sự khác biệt giữa TAM và SAM là gì?
TAM là tổng quy mô thị trường mà sản phẩm của bạn có thể tiếp cận, còn SAM là phần của TAM mà bạn có thể phục vụ thực tế.