thue-gia-tri-gia-tang-duoc-khau-tru-la-gi

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì? Phương thức tính thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Khi mua sắm hàng hóa hay sử dụng dịch vụ, bạn thường thấy trong hóa đơn có đính kèm phí VAT (Value Addex Tax: Thuế giá trị gia tăng – GTGT). Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thuế giá trị gia tăng hay thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì. Qua bài viết này, Tino Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Tìm hiểu về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Thế nào là thuế giá trị gia tăng?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT, tên tiếng Anh: Value Addex Tax) là một loại thuế được thu thêm dựa trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, vận chuyển đến tay người dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ đóng vai trò là trung gian thu và nộp thuế. Trong khi đó, người tiêu dùng là người chịu thuế giá trị gia tăng.

thue-gia-tri-gia-tang-duoc-khau-tru-la-gi

Tuy nhiên, thuế GTGT chỉ áp dụng đối với giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, không áp dụng trên toàn bộ giá trị của hàng hóa, dịch vụ đó.

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì?

Khấu trừ thuế được hiểu là phương pháp khấu trừ đối với các loại thuế hiện nay. Trong đó, chủ thể sẽ không nộp thuế trực tiếp, mà số tiền thuế cần nộp sẽ được trừ vào các khoản phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.

Vì vậy, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là việc doanh nghiệp xác định số thuế giá trị gia tăng cần phải nộp dựa trên hiệu số của thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Hiểu một cách đơn giản, doanh nghiệp bạn mua một sản phẩm sẽ chịu mức thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm đó (Thuế GTGT đầu vào). Sau đó, doanh nghiệp bạn bán sản phẩm đó cho chủ thể khác, người đó sẽ chịu mức thuế GTGT tính trên giá trị của sản phẩm (Thuế GTGT đầu ra).

thue-gia-tri-gia-tang-duoc-khau-tru-la-gi

Vậy: Số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.

Trên thực tế, thuế GTGT sẽ đánh vào người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cuối cùng. Hoạt động thuế GTGT được khấu trừ được sử dụng để tránh tình trạng lặp lại việc thu thuế trên cùng một sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ: Doanh nghiệp nhập lô quần áo có giá trị 100 triệu đồng, thuế VAT là 10%. Khi đó, thuế GTGT đầu vào sẽ là 10 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp xuất lô quần áo với giá 150 triệu đồng thì người mua sẽ chịu thuế GTGT là 15 triệu đồng.

Vậy: Thuế GTGT mà doanh nghiệp cần nộp vào ngân sách = 15 triệu – 10 triệu = 5 triệu. Đây chính là thuế GTGT được khấu trừ.

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

  • Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thực chất là số thuế cần phải nộp vào ngân sách nhà nước. Số thuế này được xác định thông qua hiệu số thuế thực tế trong quá trình lưu thông sản phẩm, dịch vụ.
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào được xác định dựa trên con số ghi trên hóa đơn đỏ khi mua sản phẩm, dịch vụ hoặc trên chứng từ nộp thuế (đối với sản phẩm nhập khẩu).
  • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT được khấu trừ đã xác định trên số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp mua vào và phải chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT đầu vào được sử dụng để tính khấu trừ bằng tích của giá bán sản phẩm chưa bao gồm thuế và số % thuế suất GTGT.
  • Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ là số thuế GTGT được khấu trừ đã xác định trên số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra phải chịu thuế. Số thuế GTGT đầu ra được sử dụng để tính khấu trừ bằng tích giá bán hàng chưa thuế và số % thuế suất GTGT.
thue-gia-tri-gia-tang-duoc-khau-tru-la-gi

Tác dụng của thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì?

  • Thuế GTGT được khấu trừ có khả năng bảo toàn bản chất của thuế GTGT, đó chính là việc đánh thuế chủ thể cuối cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ
  • Thông qua thuế GTGT được khấu trừ giúp các chủ thể tham gia vào quy trình mua bán sản phẩm, dịch vụ xác định được số thuế GTGT mình cần phải nộp trong mỗi giai đoạn, hạn chế việc thất thu nguồn thuế
  • Thuế GTGT được khấu trừ giúp đơn giản hóa quy trình quản lý và thu thuế
  • Thuế GTGT được khấu trừ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây được xem là tiêu chuẩn của pháp luật trong quy trình hạch toán.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với thuế GTGT được khấu trừ

Quyền hạn của doanh nghiệp:

  • Được phép thiết lập hồ sơ xin phép được khấu trừ thuế GTGT
  • Đăng ký nộp thuế GTGT được khấu trừ
  • Được khấu trừ tiền thuế GTGT theo đúng quy định của pháp luật
  • Được phép tố cáo, khiếu nại, khởi kiện đối với các hành vi, quyết định không đúng quy định pháp luật của các cơ quan, cán bộ thuế

Nghĩa vụ của doanh nghiệp:

  • Phải bổ sung đầy đủ hồ sơ, giải trình theo yêu cầu của các cơ quan, cán bộ thuế
  • Phải đảm bảo thực hiện các quy định về chế độ chứng từ, hóa đơn, kế toán khi xét khấu trừ thuế
thue-gia-tri-gia-tang-duoc-khau-tru-la-gi

Phương thức tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp

Dựa trên luật thuế giá trị gia tăng, có hai phương pháp tính giá thuế GTGT của doanh nghiệp, đó là: tính trực tiếp trên phần GTGT và tính theo cách khấu trừ thuế.

Tính trực tiếp trên phần GTGT

Đối tượng áp dụng:

  • Các tổ chức, doanh nghiệp có doanh thu > 1 tỷ đồng/năm
  • Người nước ngoài không thường trú kinh doanh và có doanh thu tại Việt Nam chưa có chế độ về hóa đơn, kế toán, chứng từ
  • Các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ,…

Công thức tính:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

Trong đó, tỷ lệ % được tính như sau:

  • Phân phối và cung ứng hàng hóa: 1%
  • Dịch vụ xây dựng, không thầu nguyên/vật liệu: 5%
  • Dịch vụ vận tải, sản xuất, phục vụ hoạt động xã hội có thầu nguyên/vật liệu: 3%
  • Một số hoạt động kinh doanh khác: 2%
thue-gia-tri-gia-tang-duoc-khau-tru-la-gi

Tính dựa trên khấu trừ thuế GTGT

Đối tượng áp dụng:

  • Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có đủ điều kiện về chứng từ, kế toán, hóa đơn,…
  • Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu từ 1 tỷ trở lên trong một năm

Công thức tính:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là thuật ngữ vừa lạ nhưng cũng rất quen thuộc với các doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về các khái niệm liên quan và phương thức tính thuế giá trị gia tăng.

Những câu hỏi thường gặp về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Mức nộp thuế GTGT như thế nào?

Mỗi đối tượng và hàng hóa/dịch vụ phải chịu thuế sẽ có mức nộp thuế GTGT khác nhau theo quy định của pháp luật.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phải đáp ứng điều kiện nào?

Những doanh nghiệp muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải đảm bảo được 3 điều kiện sau:
– Có đầy đủ hóa đơn VAT của hàng hóa, dịch vụ mua vào
– Có đầy đủ chứng từ thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào qua ngân hàng
– Có hợp đồng bán hoặc gia công hàng hóa xuất khẩu, chứng từ thanh toán tiền hàng hóa qua ngân hàng (đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu)

Các đối tượng được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT là ai?

– Các tổ chức, cơ sở kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ
– Các tổ chức, cơ sở kinh doanh có đầy đủ chế độ liên quan đến chứng từ, sổ sách, hóa đơn, kế toán,…, theo quy định hiện hành của pháp luật
– Các tổ chức, doanh nghiệp tự nguyện đăng ký áp dụng khấu trừ thuế
– Các chủ thể là người nước ngoài có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam

Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng kinh doanh vàng thì nộp thuế như thế nào?

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán riêng để nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar