Tokenization không đơn thuần là công nghệ bảo mật hiện đại mà còn mang lại những trải nghiệm thanh toán “có một không hai”, giúp quá trình giao dịch trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.
Tokenization là gì?
Định nghĩa Tokenization
Tokenization (tạm dịch: mã hóa kỹ thuật số) là quá trình thay thế những dữ liệu mang tính bảo mật cao bằng các ký hiệu nhận dạng nhất định. Quá trình này giúp giữ lại toàn bộ thông tin cần thiết của dữ liệu mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật của chúng.
Tokenization là giải pháp hữu hiệu được các doanh nghiệp tận dụng trong quá trình thanh toán. Nhờ vậy, tính bảo mật khi giao dịch bằng thẻ tín dụng hoặc thương mại điện tử trở nên hiệu quả hơn.
Thông thường, Tokenization được dùng để bảo vệ: thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc các dữ liệu nhạy cảm khác. Hoạt động này được thực hiện thông qua bộ thanh toán xử lý. Tokenization xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực khoa học máy tính đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phân tích từ vựng.
Nguyên lý hoạt động
Tokenization thay thế những thông tin nhạy cảm, cần được bảo mật bằng mã thông báo (token). Chúng sẽ được tạo theo một trong các cách sau:
- Từ hàm chỉ mục hoặc các số được tạo ngẫu nhiên
- Từ các hàm băm (hàm không thể đảo ngược)
- Từ các hàm mật mã (có thể đảo ngược) với một từ khóa riêng
Những mã thông báo sẽ được lưu trữ trong một máy chủ tập trung gọi là kho mã thông báo. Tại đây, thông tin ban đầu sẽ được đối chiếu lại các mã thông báo tương đương của chúng.
Đặc điểm nhận dạng
Tokenization hoạt động dựa trên quy tắc “heuristics” để phân tách token thành các định dạng khác nhau. Một số định dạng phổ biến thường gặp là
- Mã thông báo hoặc các từ được phân tách với nhau bởi khoảng trắng, ngắt dòng hoặc chấm câu
- Mã thông báo hoặc các từ có thể có hoặc không có khoảng trắng hoặc dấu chấm câu (tùy theo nhu cầu sử dụng)
- Mã thông báo hoặc các từ là các ký tự chữ, số hoặc chỉ có ký tự số
Một số loại tokens thường gặp
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phân loại mã thông báo (token). Tuy nhiên, có ba loại token phổ biến nhất được ứng dụng rộng rãi. Chúng được xác định bởi SEC (Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ) và FINMA (Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính Thụy Sĩ). Dựa trên tính chất của mã thông với thực tiễn đời sống, chúng ta có ba loại token:
- Token bảo mật: Đây là những token mang lại lợi tức đầu tư tích cực. Dựa trên cơ sở kinh tế, chúng có vai trò như cổ phiếu và trái phiếu.
- Token tiện ích: Đây còn được gọi là token người dùng hoặc coin ứng dụng, cho phép người dùng truy cập sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tập trung vốn để phát triển các sản phẩm/dịch vụ của họ. Tóm lại, token này giúp nâng cao giá trị hoạt động của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
- Token thanh toán: Token này đóng vai trò là phương tiện thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ
Trong thanh toán, các loại token cũng được “phân chia giai cấp”. Những token giá trị cao đại diện cho số tài khoản chính trong một giao dịch. Chúng được sử dụng nhằm mục đích kết thúc giao dịch đó. Token giá trị thấp có vai trò là các mã dự phòng cho số tài khoản chính. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng để hoàn tất giao dịch.
Sử dụng Tokenization mang lại lợi ích gì?
Giảm thiệt hại tài chính
Các tin tặc thường nhắm vào thông tin thanh toán của thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Sau khi lấy cắp thông tin, chúng sẽ bán dữ liệu hoặc sử dụng để thực hiện các giao dịch phi pháp, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay.
Tokenization ra đời nhằm bảo vệ doanh nghiệp hạn chế tình trạng bị đánh cắp dữ liệu. Trong trường hợp bạn gặp phải các vấn đề về vi phạm dữ liệu, token hóa không thể giữ an toàn 100% cho bạn. Tuy nhiên, chúng có thể giảm thiệt hại về tài chính do bất kỳ vi phạm nào.
Củng cố niềm tin của khách hàng
Hầu hết người tiêu dùng luôn mong muốn giao dịch của họ diễn ra an toàn và bảo mật. Do đó, bạn cần đảm bảo quá trình thanh toán giữa các giao dịch với khách hàng phải thực sự an toàn, nhất là dữ liệu cá nhân của họ cũng cần được bảo mật tốt nhất.
Tokenization chính là phương pháp tốt nhất giúp bạn giải quyết tình trạng này.
Việc sử dụng bảo mật nâng cao như mã hóa kỹ thuật số, khách hàng sẽ tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn hơn. Chẳng có người tiêu dùng nào mong muốn thông tin của họ rơi vào tay kẻ xấu. Vậy nên, thể hiện cam kết bảo mật dữ liệu khách hàng là cách giúp bạn chinh phục người tiêu dùng hiệu quả.
Hạn chế vi phạm
Doanh nghiệp khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ đều phải tuân theo chứng chỉ PCI DSS (Bộ tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán). Tokenization giúp bạn duy trì việc tuân thủ quy định một cách dễ dàng hơn. Giải pháp này đáp ứng yêu cầu chứng chỉ bằng cách đảm bảo an toàn thông tin của chủ thẻ. Nhờ vậy, bạn có thể hoàn tất các giao dịch mà không sợ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Đơn giản hóa quá trình thanh toán
Dịch vụ thương mại ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa. Mọi hình thức mua bán trở nên đa dạng và tiện ích hơn. Tokenization ra đời với mong muốn giúp người dùng theo kịp xu hướng. Từ những điểm bán hàng truyền thống đến thương mại điện tử đều đổi mới quá trình thanh toán.
Giao dịch thông qua thiết bị di động có tính năng mã hóa ngày càng phổ biến. Ngày nay, người tiêu dùng thường thanh toán bằng ví điện tử như MoMo, Airpay, Zalo Pay,… Thông tin thẻ tín dụng của họ sẽ được lưu trữ trên điện thoại dưới dạng mã hóa thông báo. Do đó, quá trình thanh toán sẽ diễn ra an toàn và bảo mật hơn.
Tokenization là tiền đề cho thương mại điện tử. Giải pháp này mang lại cách thức thanh toán tiện lợi, cải thiện trải nghiệm người dùng một cách tối ưu.
Chỉ riêng tính bảo mật cao và tuân thủ tiêu chuẩn công đồng là đủ lý do để bạn triển khai Tonization. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp bạn hướng đến hình thức thanh toán trực tuyến, mã hóa kỹ thuật số chính là giải pháp hữu hiệu ngay lúc này.
Những câu hỏi thường gặp về Tokenization
Mục đích của Tokenization là gì?
Tokenization hướng tới mục đích là trao đổi dữ liệu nhạy cảm. Nhất là các số thẻ thanh toán hoặc số tài khoản ngân hàng. Chúng sẽ được thay thế bằng một dãy số ngẫu nhiên có cùng định dạng.
Tonization mang lại lợi ích gì cho người mua?
– Tăng khả năng bảo mật khi thanh toán
– Thúc đẩy tính minh bạch và khả năng bảo mật của hệ thống máy tính
– Là hình thức thanh toán phổ biến, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
– Hỗ trợ quyền riêng tư và quyền kiểm soát bảo mật
Token hoạt động trong ngân hàng như thế nào?
HIện nay, token được xem là công cụ bắt buộc trong quá trình giao dịch trực tuyến của ngân hàng. Chúng được sử dụng nhằm bảo mật thông tin tài khoản của khách hàng. Khi thực hiện bất kỳ giao dịch trực tuyến nào qua ngân hàng, người dùng đều phải điền mã OTP để xác nhận.
Phần lớn ngân hàng sử dụng hình thức thông báo OTP qua SMS. Một số ngân hàng hiện đại hơn thì tích hợp Mobile banking vào ứng dụng của ngân hàng đó.
Nên mã hóa thông tin nào?
Tokenization thường được sử dụng để bảo mất số thẻ tín dụng hoặc thẻ ngân hàng. Trong một số trường hợp khác, giải pháp này còn giúp doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu nhạy cảm một cách an toàn. Những thông tin nên được mã hóa cụ thể là:
– Số điện thoại
– Số an sinh xã hội
– Số tài khoản ngân hàng
– Số hộ chiếu
– Bằng lái xe
– Địa chỉ nhà
– Ngày, tháng, năm sinh
– Giới tính hoặc chủng tộc
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org