1. Giới thiệu về Khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số
Khung đánh giá là một công cụ để doanh nghiệp thực hiện đánh giá nhanh về mức độ sẵn sàng cho CĐS. Doanh nghiệp cần có các đánh giá và khảo sát sâu hơn để xác định lộ trình CĐS phù hợp. Khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số cho phép người tham gia nhận biết được mức độ trưởng thành trong chuyển đổi số trên bảy lĩnh vực trọng tâm, bao gồm:
Chi tiết nội dung của từng lĩnh vực trọng tâm như sau:
Dữ liệu cụ thể về hiệu suất trong từng lĩnh vực cho thấy khả năng hiện tại của doanh nghiệp trong công cuộc thích ứng với xu thế chuyển đổi số và vị trí của doanh nghiệp theo ngành/ lĩnh vực/ quy mô. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược, mô hình kinh doanh và mô hình quản trị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2. Đối tượng tham gia
Chiến lược CĐS cần được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức và nắm bắt để đưa ra các quyết định chiến lược cũng như kinh doanh. Ngoài ra, các lãnh đạo sẽ có tầm nhìn bao quát nhất về các hoạt động kinh doanh sản xuất ở cấp độ toàn doanh nghiệp và cả ở cấp độ bộ phận họ quản lý. Do đó, đối tượng được khuyến nghị thực hiện là các lãnh đạo doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác về hiện trạng của doanh nghiệp.
3. Thang đo xếp hạng
Dựa vào phản hồi của người tham gia khảo sát, câu trả lời cho mỗi lĩnh vực trọng tâm được chuyển sang thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ trưởng thành số hóa.
• Cơ bản: Doanh nghiệp chưa hình thành mục tiêu hiện tại cho chuyển đổi số nhưng đã có thể thực hiện các giải pháp CĐS cơ bản để số hóa một vài quy trình nội bộ hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ.
• Đang phát triển: Mục tiêu số hóa đã được xây dựng và phát triển. Bên cạnh đó, một số vị trí quản lý cần thiết để thực hiện các vai trò CĐS cũng được thiết lập. Công tác CĐS được giám sát bởi một chương trình chuyển đổi riêng biệt.
• Phát triển: Số hóa là một phần không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp. Các vị trí quản lý trong danh mục chuyển đổi số đã có sẵn, nhưng việc đo lường và quản lý công tác thực hiện vẫn còn nhiều thách thức, chưa thật sự hiệu quả.
• Nâng cao: Chuyển đổi số được tích hợp trong toàn bộ hoạt động của tổ chức – nhưng việc mở rộng quy mô và triển khai thành công ở nhiều bộ phận vẫn còn gặp khó khăn.
• Dẫn đầu: Doanh nghiệp là nhà tiên phong trong lĩnh vực đổi mới, dẫn đầu trong mảng chuyển đổi số của ngành và là đại diện của “being digital”. Doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển thông qua việc nghiên cứu các mô hình kinh doanh và quản trị mới.
4. Hướng dẫn tham gia khảo sát đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại liên kết http://digital.business.gov.vn/
Bước 2: Click vào nút
để bắt đầu thực hiện khảo sát hoặc truy cập vào liên kết http://digital.business.gov.vn/dangkydn
Bước 3: Nhập các thông tin vào Mẫu đăng ký tham gia khảo sát.
Bước 4: Đọc kỹ nội dung các câu hỏi và tích chọn thang đánh giá tương ứng lần lượt với từng câu hỏi trong Phiếu khảo sát.
Bước 5: Click vào nút
để gửi khảo sát.
Bước 6: Nhận kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Lưu ý: Khảo sát đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số chỉ là một công cụ bước đầu phục vụ cho việc nhận biết và lượng hóa điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội chuyển đổi số của doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Bài viết được trích từ Phần IV của eBook Hướng Dẫn Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp Tại Việt Nam do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và USAID biên soạn, các bạn có thể xem các Phần khác ở các link dưới đây:
- Phần I: Chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam
- Phần II: Định nghĩa và các khái niệm chuyển đổi số cho doanh nghiệp
- Phần III: Lộ trình chuyển đổi số phổ biến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phần IV: Công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phần V: Chỉ dẫn các giải pháp công nghệ theo lộ trình chuyển đổi số
- Phần VI: Các câu hỏi thường gặp