tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chúng ta không thể phủ nhận những giá trị tốt đẹp mà toàn cầu hóa mang lại cho doanh nghiệp. Xu hướng này đã tạo ra cơ hội khám phá thị trường, xóa bỏ rào cản thương mại và thúc đẩy khả năng thích ứng với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đã khiến cho sự cạnh tranh trở nên “sắc nét” hơn. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành thước đo cho mọi tiêu chuẩn của thành công.

Sơ lược về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh là gì?

“Cạnh tranh” là một thuật ngữ tương đối phổ biến trong lĩnh vực kinh tế hoặc chính trị. Tuy nhiên, thuật ngữ này chưa có một định nghĩa tiêu chuẩn hóa nào. Đồng thời, ý nghĩa của từ “cạnh tranh” có thể thay đổi tùy theo từng ngữ cảnh và nhận thức.

tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Khi xét cụm từ “cạnh tranh” trong thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, ta có thể định nghĩa như sau: Năng lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh vượt trội hơn các đối thủ cùng ngành khác.

Những nhiệm vụ đó có thể là: sản xuất, thiết kế, thương mại hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, thu hút nguồn lực từ môi trường kinh doanh, đạt được lợi tức bền vững,… Năng lực cạnh tranh càng lớn mạnh, doanh nghiệp càng phát triển lâu dài và ổn định.

Năng lực cạnh tranh quan trọng như thế nào?

Năng lực cạnh tranh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tồn tại, tăng trưởng và thương mại của một doanh nghiệp. Đây cũng chính là “nhân tố” cốt yếu đối với sự phát triển kinh tế quốc gia.

Về cơ bản, năng lực cạnh tranh được phân thành 2 loại:

  • Năng lực cạnh tranh theo giá: Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các đối thủ dựa trên tạo ra sản phẩm/dịch vụ dựa trên giá thành.
  • Năng lực cạnh tranh theo cấu trúc: Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các đối thủ dựa trên các yếu tố: chất lượng, tính năng mới hoặc hình ảnh thương hiệu.

4 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hình ảnh thương hiệu

Tiêu chí đầu tiên đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu càng lớn mạnh, khả năng cạnh tranh càng cao.

tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Trên thực tế, các thương hiệu lâu đời, đã có vị thế nhất định trên thị trường sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Đây chính là giá trị vô hình tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu còn là “thước đo” để khách hàng đánh giá uy tín, chất lượng của doanh nghiệp.

Vị thế trên thị trường

Vị thế của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng thị phần doanh nghiệp sở hữu trên thị trường. Doanh nghiệp có thị phần lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người ưa chuộng. Điều này cũng đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất cao.

Có rất nhiều yếu tố khác nhau thúc đẩy sự tăng trưởng thị phần. Trong đó có thể kể đến như: chất lượng, giá thành, dịch vụ đi kèm, chất lượng phục vụ,… Khi xác định được vị thế trên thị trường, doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng và đối tác hơn.

Hiệu quả kinh doanh

Nhắc đến hiệu quả kinh doanh, ta cần xét đến 2 khía cạnh chủ đạo, đó là: năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Và đây cũng chính là yếu tố tiếp theo khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng suất lao động: Là tổng hợp các yếu tố liên quan đến: con người, cơ sở vật chất, khả năng phối hợp,… Ngoài ra, tiêu chí này còn được đo bằng số lượng sản phẩm chất lượng trên một đơn vị lao động.

Chất lượng sản phẩm: Là tiêu chí hàng đầu để khách hàng đánh giá về một sản phẩm/dịch vụ.

tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Hiệu quả kinh doanh tỷ lệ thuận với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao nghĩa là doanh nghiệp đó có hiệu quả kinh doanh vượt trội.

Nghĩa vụ với xã hội

Khi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mọi doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội. Và đây cũng chính là “thước đo” cuối cùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện tại, môi trường đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Vì vậy, mọi doanh nghiệp cần tự xây dựng ý thức bảo vệ môi trường. Để tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại, các sản phẩm của doanh nghiệp buộc phải có chứng chỉ an toàn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam.

Phương pháp tối ưu hóa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhận diện được giá trị của mình

Để tạo ra năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định và nhận thức được những giá trị mà mình tạo ra. Đây chính là cách giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật trên thị trường.

Về cơ bản, giá trị của doanh nghiệp được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Đó có thể là: dịch vụ chăm sóc/hỗ trợ khách hàng, thương hiệu của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin,…

tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Chú trọng đào tạo nhân sự

Đội ngũ nhân sự được xem là “nguồn vốn” quý mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Vì vậy, để tăng năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần sở hữu một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đào tạo nhân sự chưa bao giờ là dễ dàng. Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để quản lý nguồn nhân sự tốt hơn.

Bạn có thể xây dựng một không gian giao tiếp trực tuyến để kết nối các nhân viên với nhau. Điều này giúp họ nhận thức rõ trách nhiệm của mình và những người khác. Bên cạnh đó, hệ thống kết nối trực tuyến còn có khả năng thúc đẩy hiệu quả và năng suất làm việc. Để tối ưu hóa giao tiếp trong doanh nghiệp, Tino Group khuyên bạn nên sử dụng một công cụ cộng tác hiệu quả như Bitrix24.

Thiết lập chiến lược quản lý rủi ro phù hợp

“Có chí làm quan, có gan làm giàu”. Trong lĩnh vực kinh doanh, muốn thu lợi nhuận cao, bạn phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Trên thực tế, các doanh nghiệp danh tiếng đã phải đối diện với vô số rủi ro trước khi chinh phục đỉnh cao vinh quang.

Rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi.

Vì vậy, để tối ưu năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần có một chiến lược rủi ro phù hợp. Việc này giúp bạn xác định mọi tình huống tiêu cực có thể xảy ra khi bắt đầu một dự án. Chiến lược quản lý rủi ro là “tiền đề” tạo ra giải pháp hạn chế thiệt hại, mất mát trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Đầu tư vào công nghệ

Trước dòng chảy của kỷ nguyên mới, công nghệ số, kỹ thuật số đã trở thành “nhân tố” hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhất là khi xu hướng “digital or die” (chuyển đổi số hay chết) đã trở thành “tôn chỉ” chung trong bối cảnh hiện đại. Thế nên, đầu tư vào công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành nhiệm vụ tất yếu của mọi doanh nghiệp.

Đặt khách hàng làm trọng tâm phát triển

Cuối cùng, hãy tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp bạn với khách hàng. Điều bạn cần làm là tạo ra các chiến lược trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất.

So với trước đây, khách hàng hiện đại đặc biệt quan tâm đến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, để thúc đẩy năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần cải thiện và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ. Trong trường hợp này, bạn có thể tận dụng tính năng của các phần mềm CRM để đạt mục tiêu nhanh chóng hơn.

tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết, bạn đã đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình và không ngừng phấn đấu để hoàn thành mục tiêu sớm nhất. Chúc bạn thành công!

FAQs về đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đâu là chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm?

Chất lượng sản phẩm được phân thành 4 loại chỉ tiêu, bao gồm: thẩm mỹ, an toàn – vệ sinh, kỹ thuật và kinh tế.

Làm sao biết doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hay không?

Nếu doanh nghiệp có thể tăng thị phần bằng cách tăng hiệu quả hoặc năng suất, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.

Năng suất lao động của doanh nghiệp được tính bằng cách nào?

Trong kinh doanh, năng suất lao động có thể được xác định bằng hiện vật hoặc giá trị theo công thức:
Năng suất lao động = Giá trị đầu ra (sản phẩm/dịch vụ) / Giá trị đầu vào (Nguồn vốn, thiết bị, máy móc, nguồn lao động,…)

Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Có 6 nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm:
– Tài chính
– Con người
– Thương hiệu
– Năng lực quản lý, vận hành doanh nghiệp
– Chiến lược tiếp thị, nghiên cứu thị trường
– Công nghệ và cơ sở hạ tầng

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar