fog-computing-la-gi

Fog Computing là gì? Ưu điểm và hạn chế Fog Computing

Chắc hẳn Cloud Computing (Điện toán đám mây) đã quá quen thuộc với người dùng, nhưng với Fog Computing (Điện toán sương mù) có lẽ đây là thuật ngữ mới mẻ và ít được phổ biến hơn.

Fog Computing là gì?

Định nghĩa Fog Computing

Fog Computing (tạm dịch: Điện toán sương mù) được xem là một trong những giải pháp mở rộng của Cloud Computing (tạm dịch: Điện toán đám mây). Trong Fog Computing, dữ liệu và các ứng dụng được lưu trữ giữa nguồn dữ liệu và đám mây. Vì là một cơ sở hạ tầng điện toán phi tập trung, Fog Computing giúp thu hẹp khoảng cách giữa đám mây với nơi dữ liệu được tạo ra và hoạt động.

fog-computing-la-gi

Tại sao gọi là Fog Computing?

Thuật ngữ được hình thành dựa trên phép ẩn dụ sương mù – một hiện tượng phổ biến của khí hậu để chỉ đám mây ở gần mặt đất. Điều này tương đồng với việc Fog Computing thường tập trung ở rìa của mạng lưới.

Fog Computing và Edge Computing (tạm dịch: Điện toán biên) đều có khả năng cung cấp và xử lý thông tin đến gần hơn với nơi dữ liệu được tạo ra. Thế nên, nhiều người thường xuyên sử dụng hai thuật ngữ này để thay thế cho nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn là hai giải pháp công nghệ chuyên biệt của IoT (Internet vạn vật).

Fog Computing có khả năng mô tả cấu trúc tính toán phi tập trung giữ đám mây và các thiết bị tạo ra dữ liệu. Cấu trúc này cho phép người dùng đặt ứng dụng và dữ liệu do họ sản xuất ở các vị trí hợp lý để nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó, Fog Computing hỗ trợ phân đoạn lưu lượng băng thông, giúp tính bảo mật bằng các bức tường lửa trở nên hiệu quả hơn.

fog-computing-la-gi

Khởi nguồn từ Cloud Computing, Fog Computing vẫn giữ lại một số tính năng nổi bật của giải pháp công nghệ này. Thế nên, người dùng vẫn có thể lưu trữ các ứng dụng và dữ liệu bên ngoài.

Cách thức hoạt động của Fog Computing

Fog Computing hoạt động thôn qua các nút sương mù hay còn được gọi là thiết bị cục bộ. Trong khi đó, đèn hiệu IoT sẽ thu thập các dữ liệu cần thiết. Những dữ liệu này tiếp tục được đưa đến một nút sương mù gần với nguồn dữ liệu. Chúng sẽ được phân tích, xử lý bởi các nút sương mù và gửi lên đám mây để lưu trữ lâu dài khi cần thiết. Một số loại thiết bị cục bộ thường được sử dụng là: máy ảnh, bộ định tuyến, công tắc, máy chủ nhúng, bộ điều khiển.

Về cơ bản, những thiết bị có khả năng lưu trữ, tính toán và kết nối đều hoạt động tương tự một nút sương mù. Những dữ liệu được thu thập sẽ gửi đến các nút sương mù cục bộ thay vì đám mây. Điều này giúp người dùng xử lý nhanh hơn so với việc gửi yêu cầu lại trung tâm dữ liệu để phân tích.

Để thông tin được truy cập và phân tích cục bộ, những nút sương mù được đặt ở một số khu vực chính. Hệ thống an ninh thông qua công nghệ IoT giúp phát hiện đột nhập, báo động và thông báo cho cơ quan chức năng.

fog-computing-la-gi

5 ưu điểm nổi bật của Fog Computing

Fog Computing mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Đặc biệt, giải pháp này làm tăng hiệu quả tài nguyên và cấu trúc máy tính của doanh nghiệp. Đối với các tập đoàn lớn, thông tin quan trọng thường được “sản xuất” tại các những biên mạng.

Tính linh hoạt

Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp, Fog Computing có khả năng mở rộng hoặc thu nhỏ. Người dùng được phép thêm, xóa hoặc di chuyển nút sương mù khi cần thiết. Ngoài ra, Fog Computing giúp bạn di chuyển các tài nguyên máy tính trong trường hợp khẩn cấp. Ưu điểm này liên quan đến việc phân phối tài nguyên mạng tới các vị trí và người dùng khác nhau.

Phân tích dữ liệu theo thời gian thực

Đối với vấn đề bảo mật IoT, việc phân tích dữ liệu theo thời gian thực đảm bảo vai trò cực kỳ quan trọng. Đây cũng chính là một tính năng nổi bật của các ứng dụng Machine Learning (học máy).

Độ trễ của đám mây sẽ ảnh hưởng xấu đến công nghệ Machine Learning của doanh nghiệp bạn. Thế nên bạn cần ứng dụng Fog Computing để cung cấp dữ liệu theo thời gian thực. Giải pháp này giúp bạn tăng cường hiệu quả và độ chính xác của thông tin chi tiết do Machine Learning cung cấp.

fog-computing-la-gi

Hạn chế độ trễ

Hạn chế của Cloud Computing là các vấn đề về độ trễ, gây ảnh hưởng đến nhu cầu truy cập thông tin của người dùng. Trong khi đó, Fog Computing có khả năng hạn chế việc gửi dữ liệu lên đám mây để xử lý. Hoạt động này loại bỏ vấn đề về độ trễ, giúp quy trình hoạt động dữ liệu hiệu quả hơn.

Làm giảm băng thông

Chắc hẳn bạn không còn quá bất ngờ nếu điện toán đám mây đòi hỏi quá nhiều băng thông, nhất là khi bạn sử dụng thiết bị công nghệ và IoT để tương tác với đám mây như gửi dữ liệu qua lại. Đối với Fog Computing, khối lượng dữ liệu được gửi đến đám mây được tiết chế. Vì vậy, người dùng sẽ giảm việc tiêu thụ băng thông và các chi phí có liên quan khác.

Phân bổ tốt hơn

Fog Computing giúp bạn phân phối mạng trên nhiều vị trí khác nhau hơn so với Cloud Computing truyền thống. Do sử dụng mạng lưới phi tập trung, Fog Computing giúp tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn trong mạng lưới phân tán. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bạn có thể tính toán từ xa, phân tán hiệu quả hơn các giải pháp mạng khác.

fog-computing-la-gi

3 hạn chế của Fog Computing

Cũng như những giải pháp công nghệ khác, Fog Computing cũng gặp phải một số hạn chế nhất định. Hiểu rõ các hạn chế của chúng, quá trình áp dụng giải pháp sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Khả năng bảo mật

Đối với mọi người dùng, tính năng bảo mật luôn là mối quan tâm được đặt hàng đầu. Do Fog Computing được phân cấp, để duy trì và bảo vệ các nút sương mù, bạn luôn phải phụ thuộc vào người dùng ở gần biên mạng của mình.

Nút sương mù thu thập nhiều thông tin, vì vậy nếu chúng bị truy cập bởi kẻ xâm nhập, bạn rất khó để kiểm soát chúng. Thế nên, bạn cần phải cẩn trọng và bảo mật vị trí các nút sương mù của mình.

Ngoài ra, Fog Computing cũng rất dễ bị tấn công mạng, vì các thiết bị kết nối với nút sương mù không được xác thực. Những kẻ tấn công có thể truy cập các nút thông qua các thiết bị riêng của chính bạn. Đồng thời, khi hạn chế quyền truy cập vào các nút sương mù sẽ làm ảnh hưởng đến mục đích chính của Fog Computing.

Phụ thuộc vào vị trí

Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của Fog Computing. Việc truy cập mạng bắt buộc bạn phải nằm trong khu vực cục bộ của nút sương mù. Trong khi đó, quá trình truy cập mạng của Cloud Computing lại đơn giản và linh hoạt hơn nhiều. Vì vậy, một số tổ chức luôn sử dụng Fog Computing bên cạnh điện toán đám mây để tăng hiệu quả việc truy cập mạng.

Khá phức tạp

Phần lớn Fog Computing được sử dụng song song với tài nguyên đám mây và mạng truyền thống. Sự kết hợp này khiến người dùng khá khó chịu vì độ phức tạp của chúng. Ngoài ra, bạn phải luôn trong tư thế duy trì và bảo mật tổ hợp này khỏi các cuộc tấn công mạng. Doanh nghiệp càng lớn, hệ thống tổ chức càng nhiều, kéo theo nhiệm vụ bảo mật và duy trì khó khăn hơn.

fog-computing-la-gi

Fog Computing là một giải pháp công nghệ mạnh mẽ, nhất là khi chúng được kết hợp với Cloud Computing. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu doanh nghiệp dành thời gian khai thác và tận dụng Fog Computing một cách tối đa. Hy vọng bạn sẽ thuận lợi khi triển khai giải pháp này vào quy trình hoạt động, chúc bạn may mắn!

Những câu hỏi thường gặp về Fog Computing

Ngành nghề nên ứng dụng giải pháp Fog Computing là gì?

Điện toán sương mù khá phổ biến với các ngành nghề trên khắp thế giới. Tuy nhiên, công nghệ này hiệu quả hơn khi được cộng tác trong lĩnh vực phân tích dữ liệu gần với biên mạng.
Ngoài ra, một số lĩnh vực cần thu thập lượng lớn dữ liệu hoặc biên dịch dữ liệu mở trong ứng dụng cũng có thể ứng dụng Fog Computing. Các lĩnh vực này bao gồm: bán lẻ, dầu khí, quân sự, nông nghiệp, chăm sóc khách hàng,…

Fog Computing có khả năng mở rộng không?

Tất nhiên là có! Fog Computing có thể mở rộng theo chiều ngang. Đây là một công nghệ cấp hệ thống, làm việc liên tục trên đám mây. Người dùng có thể mở rộng Fog Computing qua các giới hạn mạng dựa trên đám mây và các giao thức mạng khác nhau.

Edge Computing và Fog Computing có giống nhau không?

Câu trả lời là “Không!”. Mặc dù sở hữu một vài tính năng tương đồng nhưng Edge Computing và Fog Computing là hai giải pháp khác nhau. Trên thực tế, Edge Computing chỉ là một “tập hợp con” của Fog Computing. Điện toán biên chỉ dữ liệu được xử lý gần với nơi chúng được tạo ra. Trong khi đó, điện toán sương mù không chỉ bao gồm quá trình xử lý biên, chúng còn kết nối mạng cần thiết để đưa dữ liệu từ biên đến điểm cuối của nó.

Lợi ích của Fog Computing trong kinh doanh là gì?

Fog Computing hỗ trợ người dùng cung cấp các dịch vụ và giải pháp cụ thể hơn cho khách hàng. Ngoài ra, công nghệ này còn giúp doanh nghiệp định vị dữ liệu và ứng dụng tại nơi chúng được xử lý tốt nhất. Toàn bộ tính năng này đều dựa trên cơ sở hạ tầng và khả năng tính toán hiệu quả hiện có.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar