Khi chuyển đổi số trở thành xu hướng chung, lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng không nằm ngoài “đường đua” đổi mới ấy, thậm chí đây còn là “cuộc chiến” sống còn của ngành ngân hàng số Việt Nam.
Ngân hàng chuyển đổi số là gì?
Khái niệm ngân hàng chuyển đổi số
Ngân hàng chuyển đổi số là những ngân hàng tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi hoạt động công việc. Sự đổi mới này mang lại những lợi ích cơ bản trong cách thức làm việc và cung cấp giá trị cho khách hàng.
Chuyển đổi số tạo cơ hội cho các ngân hàng thích ứng nhanh với biến động về công nghệ và nhu cầu của người dùng. Ngân hàng số chính là “đường đua” tất yếu mà mọi tổ chức tài chính buộc phải tham gia.
Ngân hàng chuyển đổi số tại Việt Nam
Hiện nay, đối với các ngân hàng Việt Nam, chuyển đổi số là hướng phát triển cần thiết. Trong quyết định 810/QĐ-NHNN (05/2021) được ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đề xuất việc phát triển ngân hàng số để tăng trải nghiệm người dùng và hoàn thành mục tiêu tài chính toàn diện.
Trên thực tế, trước khi có quyết định này, các ngân hàng Việt Nam đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ chuyển đổi số. Quyết định 810 ra đời nhằm thúc đẩy các nhóm ngân hàng còn chần chừ, chưa có kế hoạch cụ thể.
Theo IBM Việt Nam, hầu hết ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn số hóa, số còn lại đang bước trên đà chuyển đổi. MBBank, TPBank và Timo là những ngân hàng Việt Nam đã cung cấp trải nghiệm số hóa hiệu quả nhất đến với khách hàng. Trong đó, hai ứng dụng: App MBBank và Biz MBBank của MBBank được đánh giá khá cao. Tổ chức ngân hàng Asian Banker đã vinh danh MBBank là ngân hàng có “Giải pháp thu hút khách hàng hiệu quả nhất” năm 2020.
Ngân hàng chuyển đổi số mang đến những lợi ích gì?
Tiết kiệm chi phí khi tiếp cận khách hàng
Ngân hàng chuyển đổi số tăng khả năng tiếp cận khách hàng trên diện rộng với chi phí thấp. Internet chính là “không gian” để các ngân hàng đến gần hơn với người tiêu dùng tiềm năng. Người dùng smartphone và mạng xã hội ngày càng tăng, ngân hàng số có thể tận dụng điều này để xây dựng các chiến lược Marketing trực tuyến hiệu quả.
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Khách hàng thường tỏ ra khó chịu khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng truyền thống, đơn giản vì việc này tốn quá nhiều thời gian. Trong khi đó, ngân hàng số giúp tối ưu hóa quá trình giao dịch thông qua một cú click. Các dịch vụ như: đăng ký mở tài khoản, chuyển tiền, vay nợ, thanh toán,…, trở nên nhanh chóng, an toàn hơn khi thực hiện qua ngân hàng số.
Tăng tính cá nhân hóa
Ngân hàng số dễ “chạm đến trái tim” người dùng thông qua những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa. Nhờ chuyển đổi số, ngân hàng dễ dàng nắm bắt được hành vi, sở thích của khách hàng một cách chi tiết. Từ đó, các dịch vụ tài chính mang tính cá nhân ngày càng phát triển, tăng khả năng trải nghiệm của người tiêu dùng.
Nhanh chóng thích nghi với biến động xã hội
Chuyển đổi số giúp ngân hàng không bị tụt lại trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Khi ứng dụng những công nghệ hiện đại, ngân hàng số dễ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại mới. So với ngân hàng truyền thống, chuyển đổi số giúp cách thức hoạt động của ngân hàng trở nên tinh vi và hiệu quả hơn.
Sự ra đời của các kênh thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến là cơ hội mới cho ngân hàng số chinh phục khách hàng của mình. Mua sắm online tích hợp với thanh toán trực tuyến qua Internet Banking là hình thức giao dịch phổ biến hiện nay.
Công nghệ nào đã góp mặt trong ngân hàng chuyển đổi số?
AI (Trí tuệ nhân tạo)
Công nghệ AI đã tái tạo lại toàn bộ hệ sinh thái trong lĩnh vực ngân hàng vì có tính ứng dụng cao. Những công cụ do AI cung cấp giúp ngân hàng khai thác dữ liệu, đưa ra quyết định và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, AI có khả năng hợp lý hóa các quy trình hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng sử dụng AI để thực hiện những công việc văn phòng, phân phối sản phẩm, tiếp thị, quản lý rủi ro,… Khi được tích hợp với công nghệ khác như: RPA, phân tích Big Data, giao diện giọng nói,…, AI sẽ đưa ra quyết định cho vay hiệu quả và quản lý rủi ro tốt hơn.
AI tạo ra tính kết nối giữa nhân viên và khách hàng thông qua chatbot hoặc trợ lý giọng nói. Tính năng này giúp ngân hàng củng cố mối quan hệ với khách hàng, tạo ra trải nghiệm mang tính cá nhân hóa.
Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là sổ cái phân tán hoạt động như một cơ sở dữ liệu phi tập trung. Công nghệ này giúp khách hàng bảo vệ dữ liệu tài chính khỏi các khoản thanh toán theo thời gian thực. Blockchain có tính bảo mật cao, hạn chế các tính trạng giả mạo thông tin, phát hiện gian lận và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
Trong hoạt động vay và tín dụng, Blockchain giúp đảm bảo an toàn, giảm lãi suất khi vay tiền. Ngân hàng ứng dụng công nghệ Blockchain cho những việc như: thanh toán xuyên quốc gia, cho vay giảm gian lận, chuyển khoản liên ngân hàng, quy trình KYC,…
Cloud Computing (Điện toán đám mây)
Ngân hàng triển khai Cloud Computing có hiệu suất và khả năng mở rộng quy mô hiệu quả hơn. Cloud Computing thúc đẩy quá trình thanh toán trực tuyến, chuyển tiền kỹ thuật số, ví điện tử,…, nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Cloud Computing, ngân hàng giảm bớt chi phí lưu trữ dữ liệu.
Cloud Computing có thể cung cấp các nguồn công nghệ bổ sung theo yêu cầu của tổ chức ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng sở hữu trung tâm dữ liệu sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí mở rộng.
RPA (Tự động hóa quy trình bằng robot)
RPA giúp loại bỏ các tác vụ lặp lại, thúc đẩy hiệu quả và cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng với ngân hàng. Thông qua RPA, ngân hàng có thể dùng các bot dịch vụ để giải quyết những câu hỏi đơn giản như: truy vấn thanh toán, kiểm tra số tài khoản, kiểm tra số dư,… Việc này giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và giải quyết các mối quan tâm có mức độ ưu tiên cao.
Bên cạnh đó, RPA còn giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí vận hành và hạn chế sai sót. Khách hàng có thể đưa ra quyết định về việc đăng ký thẻ tín dụng thông qua RPA mà không cần sự hỗ trợ của con người.
IoT (Internet vạn vật)
IoT kết nối các thiết bị, cảm biến trong mạng để dự đoán các thông tin chi tiết có thể xảy ra trong tương lai. Đối với các ngân hàng phi chính phủ, công nghệ này đóng góp vai trò rất quan trọng. IoT hỗ trợ các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng nội bộ, tăng tính cá nhân hóa với khách hàng.
Công nghệ IoT cho phép khách hàng thanh toán hóa đơn, thúc đẩy tốc độ giao dịch và tăng cường khả năng bảo mật. Ngoài ra, IoT còn hỗ trợ ngân hàng kiểm soát tài sản thế chấp của khách hàng. Nhân viên có thể “xuất bản” khoản vay và theo dõi tài sản thế chấp trong thời gian thực mà không cần quản lý tài sản như trước.
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực đi đầu trong xu hướng chuyển đổi số. Với sự cải tiến không ngừng của công nghệ, ngân hàng số được dự đoán sẽ có những bước “thăng tiến” đáng kể trong tương lai.
Những câu hỏi thường gặp về ngân hàng chuyển đổi số
Nhân tố nào thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng?
Ba nhân tố cơ bản thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng là:
– Khách hàng tăng cường sử dụng thiết bị thông minh, thanh toán trực tuyến
– Các ngân hàng muốn cải thiện kết nối với người dùng
– Tăng trải nghiệm người dùng cao cấp
Thách thức của ngân hàng chuyển đổi số là gì?
– Khuôn khổ pháp lý trở thành “điểm nghẽn” đầu tiên đối với ngân hàng chuyển đổi số
– Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện
– Các vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin, an toàn thông tin,…, chưa được kiểm soát kỹ lưỡng
– Rủi ro lộ SMS OTP, tài khoản giả mạo, mua bán chứng minh thư giả
Trên thực tế, không có một nền tảng công nghệ nào “bất khả xâm phạm” tuyệt đối. Thế nên, những nhà cung cấp dịch vụ luôn đề cao việc nâng cấp, đảm bảo tính an toàn, bền vững của hệ thống. Hơn hết, phải thiết lập trước những kịch bản đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra.
Tiếp cận chiến lược phát triển ngân hàng chuyển đổi số bằng cách nào?
Có 2 cách tiếp cận chiến lược phát triển ngân hàng chuyển đổi số:
Cách 1: Lấy ngân hàng truyền thống làm “điểm tựa” để tối ưu hóa ngân hàng số. Nghĩa là cải biên cách thức làm việc, đơn giản hóa quy trình, tăng thêm kênh mới, tạo trải nghiệm cá nhân, cung cấp thêm các dịch vụ trực tuyến,…
Cách 2: Chuyển đổi hoàn toàn thành mô hình mới. Ngân hàng chỉ hoạt động trên nền tảng số và phát triển dựa trên việc tích hợp công nghệ, cung cấp các sản phẩm “phi ngân hàng”.
Thế nào là mã OTP?
OTP là viết tắt của cụm One Time Password (tạm dịch: mật khẩu dùng một lần) được các tổ chức tài chính, ngân hàng, ứng dụng,…, tạo ra. Mật khẩu OTP được sử dụng để xác thực tài khoản hoặc xác nhận giao dịch. Mã OTP chỉ có hiệu lực duy nhất một lần, bạn chỉ có thể sử dụng trong vòng 30 giây – 2 phút.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org