quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp cần tuân thủ

Lý do khiến nhiều doanh nghiệp “giậm chân tại chỗ” thậm chí “tán gia bại sản” dù hoạt động trên thị trường khá lâu là quản lý tài chính không hiệu quả. Cách tốt nhất để không đi theo “vết xe đổ” đó là nằm rõ những nguyên tắc quản lý tài chính qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về quản lý tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp là nguồn vốn sẵn có và nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất của một công ty. Một doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển khi sở hữu nguồn tài chính ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc nếu tài chính cạn kiệt, doanh nghiệp cũng sẽ phá sản.

quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Vì vậy, toàn bộ ban quản trị, CEO của các doanh nghiệp lớn nhỏ đều phải có kỹ năng quản lý tài chính để duy trì “tuổi thọ” cho công ty của mình. Quản lý tài chính sẽ dựa trên những nguyên tắc cụ thể, đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm vững để hạn chế rủi ro không đáng có.

Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản lý tài chính doanh nghiệp (tên tiếng Anh là: Financial Management) là một thuật ngữ phổ biến trong bộ môn kinh tế học. Thuật ngữ này chỉ những hoạt động tổ chức, quản lý, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu nguồn vốn hợp lý nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong đó, nguồn vốn có thể là tiền mặt, tài sản hoặc các khoảng tương đương tiền mặt. Trên thực tế, quản lý tài chính doanh nghiệp và kế toán tài chính là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ. Quá trình quản lý tài chính doanh nghiệp chịu sự tác động của kế toán tài chính và ngược lại. Giá trị của hai bộ phận này bộc lộ rõ nét trong việc quản lý các báo cáo tài chính.

quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Quản lý tài chính là nhiệm vụ hàng đầu của ban quản trị, CEO, chủ doanh nghiệp. Nhiệm vụ này có vai trò quyết định sự thành bại của một công ty, tối đa hóa lợi nhuận và hỗ trợ khả năng mở rộng doanh nghiệp.

Quản lý tài chính doanh nghiệp mang đến những lợi ích gì?

Quản lý tài chính doanh nghiệp hiểu đơn giản là quá trình doanh nghiệp kiểm soát và theo dõi dòng tiền đã thu/chi. Thông qua những báo cáo trực quan, thông tin chi tiết về dòng tiền trong quá trình quản lý tài chính, doanh nghiệp sẽ hưởng được một số thành quả nhất định, như:

  • Chủ động hơn trong quá trình phát triển và duy trì sự tồn tại của chính mình
  • Định hình chính xác tình hình kinh doanh, hoạt động sản xuất
  • Hoạch định những kế hoạch đầu tư, phát triển lâu dài trong tương lai
  • Sở hữu tiền đề vững chắc để quyết định hạn mục đầu tư và tài trợ
  • Dễ kiểm soát lợi nhuận từ vốn cổ phần hoặc vốn vay
  • Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được tối ưu hóa
  • Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cổ phần được thúc đẩy và tăng trưởng
quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

7 “nguyên tắc vàng” quản lý tài chính doanh nghiệp cần tuân thủ

Mỗi doanh nghiệp sẽ đặt ra các nguyên tắc quản lý tài chính riêng dựa trên mô hình và hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù họ đều có mục tiêu chung khi thực hiện công việc này là kiểm soát, quản lý dòng tiền hiệu quả, tạo ra thế chủ động trong hoạt động kinh doanh và xây dựng tính ổn định, bền vững.

Nhưng nhìn chung, có 7 nguyên tắc cụ thể mà mọi doanh nghiệp đều tuân theo khi quản lý tài chính là: lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro, tỷ lệ chi thấp thu cao, tài chính tạo ra tài chính, cân nhắc đến thuế, dự phòng phương án, đề phòng tiêu sản, đảm bảo tính khoa học logic.

Lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro

Đây được xem là nguyên tắc “ngầm” mà mọi doanh nghiệp đều thừa nhận nếu muốn sinh lời cao. Rủi ro thấp đồng nghĩa với tỷ lệ thu lợi nhuận của doanh nghiệp thấp và ngược lại. Vì vậy, ban lãnh đạo cần chú trọng đến tính cân bằng giữa lợi suất và rủi ro.

quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Tốt nhất, doanh nghiệp nên đầu tư và phát triển đa dạng các lĩnh vực cũng như danh mục sản phẩm của mình. Doanh nghiệp tập trung đầu tư duy nhất một lĩnh vực hoặc sản phẩm không phải là sự lựa chọn an toàn vì nếu thua lỗ, doanh nghiệp sẽ mất tất cả. Ngược lại, khi bạn chinh phục đa dạng các lĩnh vực, sản phẩm, tỷ lệ rủi ro thấp hơn. Nếu một sản phẩm hoặc lĩnh vực thua lỗ cũng không ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ chi thấp, thu cao

Thu/chi là nhân tố quan trọng quyết định tính sống còn của một doanh nghiệp. Quản lý tài chính chỉ hiệu quả khi tỷ lệ chi thấp hơn doanh thu khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất. Nguyên tắc này giúp bạn tránh và giải quyết được mọi khoản nợ.

Quản lý tài dòng tiền giúp doanh nghiệp theo dõi được tình hình kinh doanh và đưa ra cách giải quyết khi nhận thấy mình đang lãng phí vào một khoản đầu tư nào đó.

Để bắt kịp xu hướng hiện tại cũng như kiểm soát dòng tiền tốt hơn, Tino Group khuyên bạn hãy sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính. Những công cụ này chính là “bạn đồng hành” đắc lực giúp bạn giải quyết mọi khó khăn trong quá trình quản lý tài chính.

quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Tài chính tạo ra tài chính

Tài chính tạo ra tài chính nghĩa là bạn dùng tiền để kiếm ra tiền. Đây không đơn thuần là một nguyên tắc mà còn là một bài học mà mọi doanh nghiệp buộc phải nhớ. Để tạo ra nhiều lợi nhuận, ngoài việc kinh doanh thuần, bạn có thể “rót” tiền vào các kênh đầu tư khác.

Tuy nhiên, đầu tư là một chặng đường không hề đơn giản. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc, lựa chọn kênh đầu tư uy tín, đảm bảo an toàn. Đầu tư sinh lời sẽ giúp doanh nghiệp thu về dòng tiền rất lớn, tài chính tăng trưởng mạnh mẽ.

Cân nhắc đến thuế

Đánh thuế là chuyện hiển nhiên khi doanh nghiệp quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, thuế không phải là nhân tố gây khó khăn đối với doanh nghiệp, thậm chí đây chúng còn là bàn đạp giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Chẳng hạn như bạn sẽ hưởng được những ưu đãi về thuế như: thuế dụng đất, thuế tài nguyên khi xây dựng phân xưởng.

Dự phòng phương án

Quản lý tài chính doanh nghiệp chỉ hiệu quả khi bạn đề xuất các phương án dự phòng. Rủi ro tài chính, chi phí phát sinh bất ngờ là điều mà mọi doanh nghiệp có thể gặp phải. Lúc này, phương án dự phòng chính là “chiếc chìa khóa” giúp bạn thoát khỏi tình thế khó khăn.

quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Xây dựng phương án dự phòng tương tự như việc bạn mua bảo hiểm cho chính mình để đề phòng bất trắc. Một số phương án dự phòng bạn có thể cân nhắc như: thiết lập quỹ tiết kiệm, đăng ký dịch vụ bảo hiểm tài chính, xây dựng nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau,…

Đề phòng tiêu sản

Tiêu sản là quá trình bạn chi tiền để sở hữu và duy trì ngân sách nhất định. Số tiền đó có thể bắt nguồn từ: nợ vay ngân hàng, nợ thẻ tín dụng, tiền thuê nhà, cơ sở vật chất, thuế,… Theo thời gian, những chi phí này có xu hướng tăng dần khi bạn đang sở hữu hoặc sử dụng chúng.

Nếu bắt buộc phải nợ, bạn hãy nợ một cách khôn ngoan. Tốt nhất, bạn nên hạn chế các khoản nợ đối với những tài sản tạo ra lợi nhuận và thiết lập một ngân sách dài hạn dành cho chúng.

Đảm bảo tính khoa học, logic

Quản lý tài chính một cách khoa học, logic là nguyên tắc cuối cùng mà các doanh nghiệp cần tuân thủ. Tài chính doanh nghiệp có rất nhiều danh mục khác nhau như: các khoản vay, doanh thu, tiền đầu tư, quỹ lương, môi giới,…, đòi hỏi ban quản trị phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát.

quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Vì vậy, quản lý tài chính theo phương pháp truyền thống đã trở nên lỗi thời và không còn hiệu quả như trước. Tình hình tài chính sẽ bất ổn nếu doanh nghiệp không cập nhật, thống kê và phân loại chúng theo hệ thống và danh mục nhất định.

Để giải quyết tình trạng này, nhiều doanh nghiệp số đã tận dụng các phần mềm quản lý tài chính. Với những tính năng đa dạng, các phần mềm này đã giúp doanh nghiệp quản lý tài chính toàn diện, đưa ra những quyết định chi tiêu đúng đắn.

quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên hiệu quả hơn khi bạn áp dụng 7 “nguyên tắc vàng” mà Tino Group chia sẻ phía trên. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên tắc khuôn mẫu bắt buộc tuân theo, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những nguyên tắc quản lý tài chính riêng, phù hợp với doanh nghiệp của mình.

FAQs về quản lý tài chính doanh nghiệp

Có phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp nào tốt?

Nếu muốn sử dụng phần mềm để quản lý tài chính cho doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc 3 phần mềm: Sage Live, BRAVO và WEONE.

Quản lý tài chính doanh nghiệp có những cơ chế nào?

Hiện tại, có 7 cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp lần lượt là: quản lý tài sản cố định, quản lý tài sản lưu động, quản lý vốn bằng tiền mặt, quản lý tín dụng thương mại dịch vụ và quá trình tham gia vào thị trường tài chính, quản lý vốn sẵn có của doanh nghiệp, quản lý ra quyết định đầu tư, quản lý rủi ro tài chính bán hàng.

Phần mềm quản lý tài chính đối với doanh nghiệp mang đến lợi ích gì?

Hỗ trợ toàn bộ cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp
Cho phép doanh nghiệp quản lý nguồn vốn, chi tiêu rõ ràng
Giúp doanh nghiệp thanh toán đúng hạn
Xây dựng các kế hoạch ngân sách dễ dàng
Hỗ trợ ban quản trị phân bổ nguồn lực hợp lý cho các hoạt động kinh doanh
Cung cấp các bảng báo cáo trực quan, chỉ tiêu trung thực đến người dùng
Tính năng bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho những dữ liệu, thông tin tài chính quan trọng
Nhập liệu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành

Thẻ tín dụng được đánh giá trên những tiêu chí nào?

Có 4 tiêu chí giúp doanh nghiệp đánh giá thẻ tín dụng trong quản lý tài chính: lịch sử giao dịch, nợ tín dụng tính tới thời điểm hiện tại, tổng thời gian quan hệ tín dụng và mức độ mở tài khoản mới.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar