Khi nhắc đến cụm từ Covid-19, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến một loạt tác động tiêu cực mà đại dịch đã gây hại đến đời sống, kinh tế và xã hội của nhân loại. Tuy nhiên, xét về khía cạnh khác, Covid-19 là nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp, là “thời cơ vàng” để doanh nghiệp bứt phá thành công.
Doanh nghiệp Việt Nam như thế nào trong bối cảnh đại dịch?
Thách thức nào cần phải đối mặt?
Cuối năm 2019, đầu năm 2020 là giai đoạn lịch sử của toàn nhân loại khi chứng kiến đại dịch Covid-19 lần đầu bùng phát, gây thiệt hại lớn đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào bế tắc. Tương tự những quốc gia khác, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của “cơn sóng thần” Covid-19.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã bước vào giai đoạn chống dịch lần thứ 4. Trước sự trở lại lần này của Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nguy cơ “ngàn cân treo sợi tóc”. Hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa, hoạt động sản xuất ngưng trệ, doanh thu gần như đóng băng, thậm chí rơi vào khủng hoảng.
Theo “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam” (2020) được thực hiện bởi phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), có đến 87,2% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Dựa trên những con số biết nói về Covid-19, mới thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự chuẩn bị tốt cho công cuộc đổi mới (chuyển đổi số) vốn được đề xuất từ vài năm trước. Phần lớn các doanh nghiệp “sụp đổ” vì Covid-19 là những doanh nghiệp truyền thống, chưa kịp thích nghi với thời cuộc và chưa tận dụng tốt công nghệ, kỹ thuật số.
“Cơ hội vàng” của mọi doanh nghiệp
Covid-19 gây ra những khó khăn, thách thức và tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống là điều không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những ảnh hưởng mà Covid-19 mang đến cho doanh nghiệp.
“Trong lửa đỏ mới biết sức vàng”, đứng trước khó khăn mới biết ai là người chiến thắng. Covid-19 bùng phát chính là thời cơ để doanh nghiệp chứng tỏ sức mạnh của mình. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp sớm triển khai chuyển đổi số sẽ có sức chống chọi tốt hơn, thậm chí họ còn sẵn sàng “sống chung với dịch”, tận dụng mọi tiềm năng để bứt phá.
Bên cạnh đó, từ khi Covid-19 bùng phát, xu hướng mua sắm của người dùng cũng thay đổi. Nhất là khi Việt Nam bước vào đợt dịch thứ 4, thời gian giãn cách xã hội kéo dài, tạo tiền đề thúc đẩy xu hướng mua hàng trực tuyến, mua sắm online ngày càng tăng.
Từ các yếu tố trên, ta có thể thấy những khó khăn, thử thách bởi Covid-19 chỉ là “chất xúc tác” để doanh nghiệp thay đổi. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng thời điểm này để đào tạo đội ngũ nhân sự, tìm hiểu và nắm bắt các giải pháp công nghệ, kỹ thuật số để có thể “sinh tồn” và “vượt bão” khó khăn. Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam đã đầu tư, khai thác tiềm năng của chuyển đổi số để khai thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam
Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn?
Trong bối cảnh hiện tại, chuyển đổi số đã trở thành mục tiêu hàng đầu và là xu thế tất yếu của mọi doanh nghiệp trên thế giới. Và tất nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài đường đua chuyển đổi. Đặc biệt, đứng trước những tác động của đại dịch thế kỷ, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn một trong hai lựa chọn “Digital or Die – Chuyển đổi số hoặc chết”.
Sau đợt dịch thứ 4, Việt Nam đứng trước nguy cơ giãn cách xã hội trong thời gian dài, thậm chí là “sống chung với dịch”, vì vậy những doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng qua các kênh online sẽ ít chịu thiệt hại nhất. Trái lại, các doanh nghiệp chậm chuyển đổi số sẽ dễ bị tổn thương.
Đứng trước thực trạng ấy, doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới cách thức quản lý, vận hành và lưu trữ dữ liệu của mình. Việc tận dụng các nền tảng trực tuyến sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua khó khăn, thậm chí duy trì nguồn lợi nhuận lâu dài.
Chuyển đổi số trong mùa Covid-19 diễn ra như thế nào?
Covid-19 tạo ra nghịch cảnh, nhưng thay vì phải trốn tránh, một số lĩnh vực vẫn “liều mình” đối mặt và tạo ra những “cú hích” vô cùng ngoạn mục. Dưới đây là một số lĩnh vực nổi bật nhất có khả năng “miễn dịch” với Covid-19.
Thương mại điện tử
Lĩnh vực chắc chắn phải nhắc đến đầu tiên đó chính là kinh doanh trực tuyến hay còn được gọi là thương mại điện tử. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, phần lớn các ngành nghề đều chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn là một trong những ngành vẫn chống chọi rất tốt, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn.
Chỉ trong năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam đã tăng đến 16% và đạt doanh thu trên 14 tỷ USD. Trong số đó, bán hàng online tăng 46%, dịch vụ shipper giao thức ăn tăng 34%, giải trí và game online tăng 18%.
Con số này cho thấy thương mại điện tử Việt Nam sẽ có xu hướng tăng mạnh trong tương lai gần, cụ thể, trong giai đoạn 2020 – 2025 tăng ở mức 29%, tổng doanh thu cả nước là 52 tỷ USD (Theo báo Chính phủ đưa tin).
Y tế
Y tế là lĩnh vực thuộc tuyến đầu chống dịch và cũng là một trong những “phát súng” tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số. Để tăng động lực cũng như thúc đẩy hiệu quả khám và chữa bệnh, Chính phủ và Bộ Y tế đã tiến hành số hóa việc điều tra, truy vết các ca bệnh trong cộng đồng bằng các ứng dụng trên thiết bị di động như: Bluezone, NCOVI hoặc các tờ khai báo y tế điện tử.
Với những ứng dụng này, người dân cả nước dễ dàng khai báo tình hình sức khỏe, lịch trình di chuyển, giúp cho công tác kiểm soát, quản lý phòng và chống dịch được hỗ trợ tốt hơn.
Bên cạnh đó, hệ thống y tế còn hỗ trợ chẩn đoán, khám và chữa bệnh trực tuyến cho bệnh nhân Covid-19 (nhẹ). Để tạo điều kiện cho người dân chủ động trong việc tiêm ngừa vắc xin, cổng thông tin tiêm chủng quốc gia đã được thành lập.
Chính phủ và Bộ Y tế cũng đã tận dụng rất tốt tiềm năng của các phương tiện truyền thông để dễ dàng tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh. Các trang thông tin chính thức của Chính phủ và Bộ Y tế trên Facebook, Zalo liên tục cập nhật tin tức hàng giờ để truyền tải thông tin nhanh chóng đến người dân.
Ngân hàng
Lĩnh vực tiếp theo đang thực hiện rất tốt công cuộc chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch là ngân hàng. Covid-19 không chỉ tạo ra những khó khăn, thách thức nhất định với lĩnh vực ngân hàng, đây còn là tiền đề thúc đẩy các ngân hàng nhanh chóng bước vào công cuộc chuyển đổi số.
Áp dụng công nghệ, kỹ thuật số vào các dịch vụ, ngân hàng đã tạo nên những giá trị trải nghiệm mới cho người tiêu dùng, tối ưu hóa chi phí vận hành và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Một số ngân hàng đã hợp tác với các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ giao dịch trực tuyến của người dùng. Vì vậy, khi dịch Covid-19 thúc đẩy ngành thương mại điện tử lên ngôi, ngân hàng cũng thừa hưởng những lợi ích mới.
Tiếp thị
Chắc chắn bạn cũng không quá bất ngờ khi Tino Group lại nhắc đến lĩnh vực tiếp thị trong bài viết này. Tiếp thị vốn là một lĩnh vực cực kỳ linh hoạt, năng động và giỏi thích nghi với mọi biến động của xã hội.
Bên cạnh đó, Marketers là những con người luôn chạy theo xu hướng mới, họ sẽ không bỏ qua bất kỳ phương thức truyền thông nào để tạo nên những chiến lược hấp dẫn.
Vì vậy, lĩnh vực tiếp thị cũng không quá khó khăn khi tìm ra cơ hội mới ẩn trong những khó khăn mà đại dịch mang lại. Các nhà tiếp thị đã nhanh chóng đón đầu xu hướng mới của thế giới và bước lên đường đua chuyển đổi số.
Những chiến dịch tiếp thị hiện nay trên các nền tảng trực tuyến đều rất chất lượng, thu hút và thấm đẫm tính nhân văn. Điều này giúp quá trình tiếp cận khách hàng mục tiêu giữa các doanh nghiệp diễn ra sôi nổi hơn, tính cạnh tranh tăng cao, mở ra một chương mới trong lĩnh vực tiếp thị thời đại số.
“Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp như thế nào?” là câu hỏi chung được đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có đáp án chính xác hơn cho câu hỏi này.
FAQs về Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp
Ngành nông nghiệp đã “vượt bão” Covid-19 như thế nào?
Để giải quyết khó khăn, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng từng bước tiến đến công cuộc chuyển đổi số. Ví dụ điển hình nhất là các mặt hàng nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử ngày càng nhiều.
Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng thay đổi như thế nào trong đại dịch?
Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trực tuyến thay vì đến các cửa hàng truyền thống như trước kia để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh và thực hiện theo chỉ thị giãn cách của Chính phủ.
Số lượng doanh nghiệp chuyển đổi số ở Việt Nam cao không?
Trên thực tế, các doanh nghiệp chuyển đổi số ở Việt Nam còn khá hạn chế so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tạo động lực để các doanh nghiệp “mạnh dạn” đổi mới. Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), hiện đang có 2.700 doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi số, trong đó hơn 82% doanh nghiệp vừa mới nhập cuộc.
Bắt đầu chuyển đổi số từ đâu?
Chuyển đổi số là một hành trình dài hơi và không hề đơn giản. Vì vậy, cách tốt nhất để chuyển đổi số một cách tốt nhất đó chính là tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc các công ty tư vấn chuyển đổi số. Tino Group tự tin là đơn vị tư vấn chuyển đổi số uy tín hàng đầu Việt Nam. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các giải pháp công nghệ, hãy liên hệ với chúng tôi để đưa ra những quyết định chính xác nhất.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org