mo-hinh-thuong-hieu-truyen-thong

Mô hình thương hiệu truyền thông nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Đối với một doanh nghiệp, thương hiệu là nguồn tài sản quý giá nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh “mở cửa kinh tế”, vai trò của thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, để tăng khả năng nhận diện thương hiệu, các mô hình thương hiệu truyền thông đã ra đời, mở ra “bước ngoặt” mới trong lĩnh vực truyền thông – tiếp thị hiện đại.

Tìm hiểu về thương hiệu truyền thông

Thương hiệu truyền thông là gì?

Thương hiệu truyền thông bao gồm các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm/dịch vụ nhằm nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp. Có nhiều phương thức khác nhau để truyền thông thương hiệu, như: đăng bài trên mạng xã hội, podcast, website, blog, tạp chí, phương tiện truyền thông đại chúng,…

mo-hinh-thuong-hieu-truyen-thong

Một doanh nghiệp chỉ thành công khi tạo dựng được thương hiệu truyền thông có sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khách hàng, đối tác hoặc nhà tài trợ. Thương hiệu truyền thông là một hoạt động cốt lõi của chiến lược và quản lý thương hiệu. Mục tiêu của hoạt động này là tạo ra sự liên kết giữa doanh nghiệp với các bên liên quan (khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, nhà tài trợ,…).

Tầm quan trọng của thương hiệu truyền thông

Tăng khả năng ảnh hưởng

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận diện của khách hàng. Doanh nghiệp được biết đến càng nhiều, càng có vị thế cao và tăng độ “phủ sóng” trên thị trường. Và thương hiệu truyền thông chính là giải pháp giúp doanh nghiệp “biến ước mơ của mình thành sự thật”.

Các chiến lược thương hiệu truyền thông hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng độ “phủ sóng” và tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để cung ứng sản phẩm ra thị trường, xây dựng “nền tảng” vững chắc giúp tăng trưởng doanh thu.

mo-hinh-thuong-hieu-truyen-thong

Tạo ra dấu ấn riêng

Doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp và những giá trị riêng qua các chiến lược truyền thông thương hiệu. Có thể, doanh nghiệp bạn chỉ là một “hạt cát nhỏ” giữa sa mạc rộng lớn. Nhưng nếu thương hiệu của bạn sở hữu những “gam màu” riêng, “chạm” đúng “tần số” của khách hàng trong phân khúc hoạt động, bạn sẽ có cơ hội biến thành “viên ngọc quý” và thỏa sức “tỏa sáng” trên thị trường.

Tăng “sức nặng” thương hiệu

Giá trị của một doanh nghiệp không được đo lường bằng khối lượng tài sản họ đã sở hữu, mà nằm ở niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp đó.

Không chỉ tạo ra những giá trị riêng cho doanh nghiệp, thương hiệu truyền thông còn làm tăng giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ví dụ, khi sở hữu một chiếc túi xách Gucci, bạn phải trả mức giá cao hơn so với giá trị sử dụng. Và đây chính là “sức nặng” của thương hiệu đối với một sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.

mo-hinh-thuong-hieu-truyen-thong

Thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm

Mọi chiến lược truyền thông đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu và lợi nhuận. Mô hình thương hiệu truyền thông cũng thế. Nhiệm vụ của chiến lược này là tăng tỷ lệ chuyển đổi (mua hàng) của khách hàng. Một chiến lược thương hiệu truyền thông chất lượng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã đưa sản phẩm đến gần khách hàng hơn.

Một số mô hình thương hiệu truyền thông phổ biến

Mô hình Family Brand (thương hiệu gia đình)

Đây được xem là mô hình thương hiệu truyền thông lâu đời và phổ biến nhất trong lĩnh vực quản trị thương hiệu. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình này để phát triển hoạt động kinh doanh.

Khi áp dụng mô hình Family Brand, doanh nghiệp chỉ sở hữu duy nhất một tên thương hiệu để áp cho tất cả các sản phẩm/dịch vụ “con” của mình. Là một mô hình thương hiệu truyền thống, Family Brand mang lại những tính năng ưu việt, đóng góp rất lớn đến sự thành công của nhiều doanh nghiệp.

mo-hinh-thuong-hieu-truyen-thong

Các tập đoàn lớn trên thế giới như: Samsung, Panasonic, BMW,…, đã áp dụng rất tốt mô hình thương hiệu truyền thông này. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp cũng đã tận dụng mô hình Family Brand để phát triển thương hiệu của mình, như: FPT, Trung Nguyên, Biti’s, Lilama, Vinaconex,… Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được thành công như mong đợi.

Ưu điểm

  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý thương hiệu
  • Chi phí quảng bá tương đối thấp vì doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư vào một thương hiệu duy nhất
  • Tạo ra hiệu ứng domino: sản phẩm/dịch vụ “mẹ” phát triển thúc đẩy các sản phẩm/dịch vụ “con” cũng phát triển theo

Nhược điểm

  • Không phù hợp với các doanh nghiệp phát triển mô hình đa ngành nghề
  • Một chủng loại sản phẩm/dịch vụ gặp rắc rối sẽ khiến toàn bộ thương hiệu trong mô hình Family Brand bị ảnh hưởng theo

Mô hình Private Brand

Ngược lại với mô hình Family Brand, mô hình Private Brand (tạm dịch: thương hiệu riêng hoặc thương hiệu cá biệt) gắn với từng chủng loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau và không có bất kỳ liên quan nào với thương hiệu “mẹ”. Nghĩa là mỗi sản phẩm/dịch vụ “con” sẽ có tên thương hiệu khác nhau, hoạt động một cách độc lập và hoàn toàn tách biệt.

mo-hinh-thuong-hieu-truyen-thong

Mô hình Private Brand được tạo ra nhằm khắc phục các nhược điểm của mô hình Family Brand. Đồng thời, mô hình này cũng đáp ứng rất tốt nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp đa ngành nghề. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng với những tên gọi khác nhau.

Ví dụ: Tập đoàn Honda phát triển các dòng xe máy khác nhau với nhiều tên gọi: Air Blade, SH, Lead.

Ưu điểm

  • Thể hiện thông điệp rõ ràng, cụ thể về từng chủng loại sản phẩm/dịch vụ như: tính năng, thành phần, lợi ích, cách thức sử dụng,…
  • Đáp ứng với mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
  • Phù hợp với các doanh nghiệp phát triển theo mô hình kinh doanh đa ngành nghề
  • Hạn chế rủi ro nếu một trong các chủng loại sản phẩm/dịch vụ bị rắc rối
  • Dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường mới

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư và quảng bá khá lớn vì doanh nghiệp phải tập trung phát triển nhiều thương hiệu
  • Thương hiệu của “thế hệ sau” không thừa hưởng được nhiều giá trị và uy tín từ thương hiệu “đời đầu”
  • Gây áp lực trong việc quản lý thương hiệu, đòi hỏi nguồn nhân sự tương đối lớn

Mô hình Multi Brand

Multi Brand (đa thương hiệu) được xem là mô hình linh hoạt nhất trong 3 mô hình thương hiệu truyền thông mà Tino Group đề cập đến qua bài viết này. Mô hình Multi Brand thừa hưởng trọn vẹn những ưu điểm của mô hình Family Brand và Private Brand. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng mô hình này.

mo-hinh-thuong-hieu-truyen-thong

Điểm đặc trưng của mô hình Multi Brand là khả năng “biến hóa” linh hoạt tùy theo nhu cầu phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khi ứng dụng mô hình này, bạn có thể kết hợp cả hai mô hình Family Brand và Private Brand bằng nhiều cách khác nhau, như:

Phối hợp đối xứng:

Mô hình Family Brand và Private Brand sẽ được tận dụng như hai “cánh tay” đắc lực cho thương hiệu của doanh nghiệp. Chung có vai trò tương đồng nhau trong quá trình truyền thông thương hiệu.

Phương pháp này giúp cho các thương hiệu “con” vừa thừa hưởng được giá trị từ thương hiệu “mẹ”, vừa bảo toàn được những nét đặc trưng riêng mang đậm dấu ấn của mình.

Phối hợp bất đối xứng:

Đối với phương pháp này, một trong hai mô hình sẽ giữ vai trò chủ đạo, mô hình còn lại có nhiệm vụ bổ sung, bù đắp những thiếu sót trong quá trình phát triển thương hiệu.

  • Mô hình Family Brand đóng vai trò là chủ đạo khi thương hiệu “mẹ” đã có vị thế nhất định trên thị trường
  • Mô hình Private Brand đóng vai trò chủ đạo khi thương hiệu “mẹ” chưa đủ nguồn lực “phủ sóng” thị trường, doanh nghiệp chú trọng đặc trưng cá biệt của từng chủng loại sản phẩm/dịch vụ hơn.

Ưu điểm

  • Hạn chế được rủi ro và khắc phục những nhược điểm của cả hai mô hình Family Brand và Private Brand
  • Tăng khả năng tương hỗ và vai trò của cả hai mô hình

Hạn chế

  • Chi phí và thời gian đầu tư cho mô hình này thương đối lớn
  • Đòi hỏi một hệ thống quản lý thương hiệu chuyên nghiệp, giàu kỹ năng
mo-hinh-thuong-hieu-truyen-thong

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến mô hình thương hiệu truyền thông. Hy vọng qua những nội dung Tino Group vừa chia sẻ, bạn đã phần nào tích lũy thêm các kiến thức bổ ích và tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển thương hiệu của mình.

FAQs về mô hình thương hiệu truyền thông

Nên chọn mô hình thương hiệu truyền thông nào là tốt nhất?

Dựa trên mô hình và phương thức hoạt động, mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu, “công thức” phát triển thương hiệu khác nhau. Lựa chọn mô hình thương hiệu truyền thông phải căn cứ vào tình huống cụ thể. Vì vậy, bạn cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích để chọn lựa mô hình cho phù hợp.

Tính chất của mô hình thương hiệu là gì?

Mô hình thương hiệu truyền thông có 3 tính chất đặc trưng, đó là: tính khoa học, tính hiệu quả và thực tiễn.

Ví dụ về mô hình Private Brand là gì?

Một ví dụ điển hình về mô hình Private Brand đó chính là công ty Tân Hiệp Phát. Công ty này sở hữu rất nhiều nhãn hàng nước giải khát như: Trà xanh 0 độ, Dr.Thanh, Number One,… Tuy nhiên, đa số người dùng đều biết đến sản phẩm thông qua tên gọi nhưng ít ai biết chúng là “gà cùng một mẹ”. Đây chính là một ví dụ rất thành công của một doanh nghiệp Việt Nam.

Thương hiệu có phải là nhãn hiệu không?

Tất nhiên là không! Đây là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Thương hiệu có thiên hướng về mặt pháp lý, đại diện cho hình ảnh của doanh nghiệp. Trong khi đó, nhãn hiệu lại mang tính chất kinh tế. Khi truyền thông thương hiệu, doanh nghiệp cần quảng bá nhãn hiệu, còn nhãn hiệu thì không cần như vậy.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar