iot-platform-la-gi

IoT platform là gì? Một số nền tảng IoT phổ biến hiện nay

IoT platform được đánh giá là nhân tố quan trọng trong việc định hình và phát triển mọi sản phẩm công nghệ hiện đại. Vậy, IoT platform là gì? Một số nền tảng IoT nào phổ biến hiện nay?

IoT là gì?

Định nghĩa IoT

IoT platform (Internet of Things) còn được gọi là nền tảng Internet vạn vật hay mạng lưới vạn vật kết nối. Đây là thuật ngữ phổ biến được dùng để miêu tả việc kết nối giữa Internet và máy tính đến các thiết bị cảm biến và vật dụng đời thường.

Những sự vật (things) thường có sự liên quan với nhau thông qua các mã nhận dạng (UID). Đồng thời, khả năng truyền dữ liệu qua Internet không yêu cầu sự tương tác giữa người dùng và máy tính. Chính sự kết nối này đã tạo ra các cụm từ như: “ngôi nhà thông minh” hay “thành phố thông minh”.

iot-platform-la-gi

Ngày nay, IoT xuất hiện ngày càng phổ biến trong cách thức hoạt động của nhiều lĩnh vực khác nhau. Nền tảng này giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ về khách hàng của mình hơn. Nhờ đó, bạn dễ dàng đưa ra các quyết định cải thiện và thúc đẩy giá trị cho doanh nghiệp.

Tính năng của IoT platform

IoT platform được tạo ra nhằm cung cấp chức năng chung cho các ứng dụng của người dùng. Điều này giúp bạn tập trung thiết lập điểm mới cho sản phẩm của mình và tăng tính trải nghiệm cho người dùng.

Sở hữu những tính năng ưu việt, IoT platform giúp giảm chi phí và rủi ro trong quá trình phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, nền tảng này còn thúc đẩy sản phẩm của bạn nhanh chóng ra mắt thị trường.

iot-platform-la-gi

Ngoài ra, IoT platform sở hữu một số chức năng thiết yếu như:

  • Có khả năng thu thập dữ liệu thông qua cảm biến trong thời gian thực
  • Xử lý và phân tích dữ liệu cục bộ
  • Truyền dữ liệu và nhận lệnh thông qua quá trình kết nối đám mây
  • Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây
  • Cung cấp thông tin chi tiết cho người dùng dựa trên việc phân tích dữ liệu đám mây
  • Thực hiện mọi tác vụ dựa trên thông tin chi tiết
  • Báo cáo thông tin tổng quan cho người dùng
  • Đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trên nền tảng IoT được thực hiện an toàn
  • Đảm nhiệm việc quản lý và xác nhận mọi thiết bị IoT của người dùng trên quy mô lớn

Thành phần của IoT platform

  • Thiết bị: Thành phần này có chức năng kết nối, thu thập, truyền và nhận dữ liệu. Những thiết bị này bao gồm: các loại cảm biến, máy móc hoặc thiết bị có các chức năng tương tự
  • Phương thức kết nối: Các phương thức này được chọn lựa qua thông số của các thiết bị và server/cloud
  • Bộ phận xử lý dữ liệu: Những dữ liệu từ các thiết bị được thu thập bởi server/cloud sẽ được phân tích và thực hiện.
  • Giao diện: Toàn bộ quá trình vận hành của hệ thống sẽ được hiển thị tại đây. Nhờ đó, người dùng có thể quan sát và tương tác với dữ liệu dễ dàng hơn.

Một số nền tảng IoT phổ biến

Đặc tính chung của các sản phẩm IoT phần lớn đều rất phức tạp vì chúng phải tích hợp nhiều thành phần “chồng chéo” nhau. Do đó, bạn rất khó tìm kiếm một nền tảng IoT phù hợp với mọi lĩnh vực công nghệ. Vậy nên, hầu hết người dùng đều cần đến những nền tảng IoT khác nhau để áp dụng vào quy trình làm việc.

Hiện nay, có 4 loại nền tảng IoT phổ biến là:

  • Nền tảng Cloud
  • Nền tảng kết nối IoT
  • Nền tảng thiết bị IoT
  • Nền tảng phân tích
iot-platform-la-gi

Nền tảng Cloud

Đây còn được gọi là nền tảng IoT hỗ trợ ứng dụng. Nền tảng này thực hiện các chức năng như: vận chuyển, tiêu thụ, phân ích, lưu trữ và hiển thị dữ liệu. Những hoạt động này tạo nên một khối hoàn chỉnh xây dựng cốt lõi cho sản phẩm của bạn. Nền tảng cloud có khả năng tối ưu hóa tính phức tạp của quá trình thiết lập một giải pháp IoT.

iot-platform-la-gi

Nền tảng kết nối IoT

Đối với nền tảng công nghệ IoT, khả năng kết nối là một trong những nhân tố quan trọng. Nhờ vậy, các thiết bị IoT có thể liên kết với nền tảng đám mây hoặc những kho lưu trữ khác.

Nền tảng kết nối IoT có vai trò đảm bảo tính kết nối liền mạch giữa các thiết bị và nền tảng đám mây. Các tính năng của chúng bao gồm: quản lý kết nối, cập nhật qua Internet, định vị vị trí, cung cấp thiết bị, giám sát giao thông,… Nền tảng này chỉ cung cấp một giao diện trực quan duy nhất. Tại đó, bạn có thể giám sát, quản lý và triển khai mọi thiết bị của mình.

Nền tảng thiết bị IoT

Trong quá trình phát triển sản phẩm IoT, phần cứng đảm nhiệm vai trò cực kỳ quan trọng. Nền tảng thiết bị IoT có nhiệm vụ cung cấp “nguyên liệu” xây dựng phần cứng. Nhờ đó, người dùng có thể cải tiến và phát triển các thiết bị Io của mình.

Nền tảng phân tích IoT

Các sản phẩm công nghệ IoT được tạo ra không phục vụ nhu cầu thu thập dữ liệu. Mục tiêu hàng đầu của chúng là cung cấp những thông tin chi tiết và hữu ích cho người dùng. Đây là lý do vì sao nền tảng phân tích IoT lại ra đời và tích hợp nhiều tính năng quan trọng.

Một số nền tảng nay cung cấp chức năng phân tích chung mà người dùng được phép tùy chỉnh. Bên cạnh đó, một số nền tảng phân tích khác mang đến các tính năng chuyên biệt như: theo dõi tài sản, bảo trì dự đoán, hậu cần,…

iot-platform-la-gi

Ứng dụng IoT platform là cách thức giúp bạn không “cúi đầu” trước đối thủ. Nếu biết cách tận dụng tiềm năng của nền tảng IoT, bạn xứng đáng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực mình đang theo đuổi. Chúc bạn thành công nhé!

Những câu hỏi thường gặp về IoT Platform

Lợi ích của IoT platform đối với người tiêu dùng là gì?

Nền tảng IoT mang lại một cuộc sống thông minh và tiện nghi hơn cho người tiêu dùng. Một số ví dụ điển hình về lợi ích của IoT platform đối với người tiêu dùng là:
– Hệ thống an ninh nhà ở: Giúp người dùng giám sát được bên trong và ngoài khuôn viên nhà của mình. Thậm chí, bạn có thể nhìn thấy và trò chuyện với khách đến thăm
– Máy điều hòa thông minh: Có khả năng tự động làm ấm không gian trước khi người dùng quay về nhà
– Bóng đèn thông minh: Tự động bật/tắt khi có người hoặc không

Tiêu chuẩn chọn lựa dịch vụ cung cấp nền tảng IoT là gì?

– Là một thương hiệu uy tín và nhận được sự tin dùng từ những khách hàng trước
– Sở hữu hệ sinh thái rộng lớn
– Cung cấp cho người dùng quyền truy cập giao diện lập trình ứng dụng
– Có giải pháp mạnh mẽ, dịch vụ chuyên nghiệp
– Có kiến thức về lĩnh vực của doanh nghiệp bạn

Làm sao phân biệt được các nền tảng IoT khác nhau?

Mỗi nền tảng IoT đều tích hợp các tính năng riêng. Do đó, bạn cần dựa trên một số tiêu chí để khu biệt chúng dễ dàng hơn. Như:
– Khả năng tùy chỉnh
– Khả năng mở rộng
– Kiểm soát mã
– Khả năng tích hợp với phần mềm của bên thứ 3
– Khả năng bảo mật dữ liệu
– Mức độ sử dụng dễ hay khó
– Các tùy chọn triển khai

Nền tảng IoT được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

– Cơ sở thông minh: Nền tảng IoT giúp kiểm soát và quản lý việc tiêu hao nhiên liệu chính xác, hiệu quả hơn. Những thao tác tự động của chúng cũng giúp bạn tiết kiệm được thời gian vận hành.
– Nhà máy thông minh: IoT platform đảm nhiệm vai trò theo dõi các yếu tố như: tình trạng hoạt động của máy móc, năng suất sản xuất, năng lượng, môi trường, tình trạng nguyên vật liệu,… Chúng giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về nhân sự.
– Giám sát đường ống: IoT platform báo cáo chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường ống như: nhiệt độ, áp suất, độ ăn mòn,… Việc này giúp người vận hành nhanh chóng nhận diện được các vấn đề đang gặp phải. Từ đó, họ có thể đưa ra các giải pháp làm giảm thiệt hại hiệu quả hơn.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
Tags:
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar