Tiêu chuẩn ISO chính là “thước đo” để khách hàng và đối tác đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Và đối với quản lý nguồn nhân sự cũng thế, quy trình này cần được áp dụng theo những tiêu chuẩn ISO để doanh nghiệp tạo ra hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh.
Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO là gì?
Quy trình quản lý nhân sự là gì – hiểu thế nào cho đúng?
Quản lý nhân sự là một quá trình bao gồm các công việc: tuyển dụng, tạo động lực, phát triển và đánh giá nhân viên theo mục tiêu của doanh nghiệp. Những tiêu chuẩn, định hướng trong tổ chức là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý nhân sự. Đối với một doanh nghiệp, bộ phận quản lý nhân sự có vai trò biến nhân viên thành yếu tố để tăng khả năng cạnh tranh.
Quản lý nhân sự được dẫn dắt và phát triển bởi ban lãnh đạo hoặc các nhân viên có chức vụ cao hơn. Matsushita Konosuke từng nói rằng: “Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người”. Vì vậy, quy trình quản lý nhân sự càng hiệu quả, doanh nghiệp càng dễ “chạm” được mục tiêu kinh doanh.
Bên cạnh đó, thu hút và giữ chân nhân viên có năng lực cũng là nhiệm vụ cốt yếu của quản lý nhân sự. Quy trình này được ví như việc “mài đá thành ngọc”. Sau quá trình đào tạo, họ sẽ trở thành “chiến binh” mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO là gì?
ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức phi chính phủ tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ chức này chính thức được thành lập vào ngày 23/02/1947 tại Geneva (Thụy Sĩ) và hoạt động trên 165 quốc gia. Năm 1977, Việt Nam tham gia và trở thành thành viên thứ 77 của tổ chức này.
ISO đề xuất ra các tiêu chuẩn trên các lĩnh vực như: kỹ thuật, công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới. Theo Wikipedia, ISO là một trong những tổ chức phi chính phủ đầu tiên được cấp quy chế tham vấn chung với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc.
Trong quá trình phát triển, ISO đã xuất bản ra nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, song có 3 bộ tiêu chuẩn là phổ biến nhất:
- Tiêu chuẩn ISO (ISO 9000, ISO 9001,…) bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng sản phẩm.
- Tiêu chuẩn ISO 14000 (ISO 14001, ISO 14002, ISO 14003,…) bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý môi trường.
- Tiêu chuẩn ISO 22000 (ISO 22000, ISO 22001, ISO 22002, ISO 22003,…) bao gồm các tiêu chuẩn về về quản lý an toàn thực phẩm.
Quy trình quản lý nhân sự chuẩn ISO là như thế nào?
Quy trình quản lý nhân sự chuẩn ISO là quá trình tuyển dụng, tạo động lực, phát triển và đánh giá nhân sự một cách logic, khoa học và dễ dàng nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình quản lý nhân sự chuẩn ISO của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mô hình hoạt động và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, quy trình quản lý nhân sự được triển khai theo tiêu chuẩn ISO 9001 như:
- Quá trình quản lý, tuyển dụng nhân sự cần được xác định rõ ràng về trình tự và tính tương tác.
- Kiểm soát quy trình quản lý nhân sự bằng cách xác định những chuẩn mực phù hợp với doanh nghiệp.
- Thông tin, hồ sơ, tài liệu về nhân sự cần phải đảm bảo đầy đủ để hỗ trợ vận hành và theo dõi quy trình tuyển dụng.
- Quá trình quản trị nhân sự cần được đo lường, phân tích và theo dõi sát sao.
- Quá trình tuyển dụng cần được cải tiến thường xuyên.
Quy trình quản lý nhân sự chuẩn ISO mang lại lợi ích gì?
Tăng uy tín cho doanh nghiệp
Chứng chỉ ISO là tiền đề giúp doanh nghiệp chứng tỏ độ tin cậy của mình với khách hàng, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và chính phủ. Quản lý nhân sự chuẩn ISO nghĩa là doanh nghiệp đang sở hữu đội ngũ nhân viên tiềm năng, chất lượng và giàu kinh nghiệm chuyên môn.
Thông qua tiêu chuẩn ISO, doanh nghiệp chứng minh rằng họ đã đáp ứng được các yêu cầu về luật pháp, quy định quốc tế và tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn này.
Nâng cao hiệu suất
Tiêu chuẩn ISO cung cấp cho doanh kiến thức quản lý nhân sự hiệu quả giúp tối ưu hóa hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, quản lý nhân sự chuẩn ISO cho phép doanh nghiệp thực hiện các phương thức làm việc mới hoàn thiện và nhanh chóng hơn.
Cải thiện doanh thu
Người tiêu dùng thường có cái nhìn thiện cảm hơn đối với doanh nghiệp được chứng nhận ISO. Cơ hội khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ cao hơn các đối thủ cùng ngành khác. Do đó, chứng chỉ ISO có thể giúp bạn cải thiện doanh thu hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn có thể thâm nhập thị trường nước ngoài với chứng chỉ ISO. Điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn sẽ được biết đến rộng rãi và thăng tiên trên thị trường nhiều nước.
Hạn chế rủi ro
Tiêu chuẩn ISO là sự chuẩn bị tốt nhất để doanh nghiệp đối phó với rủi ro và biến chúng thành cơ hội. Doanh nghiệp có thể nắm rõ được quy trình quản lý nhân sự thông qua các tiêu chuẩn ISO. Vì vậy, khi các vấn đề phát sinh, doanh nghiệp vẫn đủ sức ứng phó và phục hồi nhanh chóng.
Tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh
Quản lý nhân sự chuẩn ISO giúp doanh nghiệp loại bỏ gánh nặng về những chi phí không cần thiết, như: chi phí vận hành, chi phí quản lý doanh nghiệp, phân bổ nguồn lực và thiết lập tính tương tác giữa trong quá trình làm việc.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO còn là đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp có cơ hội vượt mặt đối thủ cạnh tranh. Quản lý nhân sự chuẩn ISO cho thấy doanh nghiệp sở hữu lực lượng nòng cốt vững mạnh, khả năng “chiến đấu” cao, duy trì và sự ổn định của doanh nghiệp trên thương trường.
6 bước quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO
Bước 1: Xem xét điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn ISO
Đầu tiên, bạn cần xem xét doanh nghiệp mình đã đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn ISO chưa. ISO không phải là mẫu số chung dành cho mọi doanh nghiệp, chúng dựa trên mức độ phù hợp và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Nếu áp dụng tiêu chuẩn ISO sai lệch, quy trình quản lý nhân sự sẽ bị phản tác dụng, chất lượng làm việc kém hiệu quả.
Bước 2: Chọn nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo là người khởi xướng, phát triển và kiểm soát quy trình quản trị nhân sự. Ở bước này, bạn cần tìm ra người dẫn đầu chất lượng để phát triển bộ máy nhân sự chuẩn ISO thuận lợi hơn.
Bước 3: Thiết lập kế hoạch thực hiện
Tiêu chuẩn ISO bao gồm nhiều điều khoản và luật lệ đòi hỏi doanh nghiệp cần tuân theo. Vì vậy, trước khi thực hiện quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO, bạn cần phân tích và xác định những điều khoản mình sẽ thực hiện. Sau đó, phác họa thành bảng kế hoạch hoàn chỉnh rồi dựa theo đó mà thực hiện.
Bước 4: Thông báo và chuẩn bị tài liệu
Quy trình quản lý nhân sự chuẩn ISO không phải là công việc riêng của một cá nhân hay bộ phận nào. Vì vậy, bạn cần thông báo cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp về việc chuẩn bị kế hoạch áp dụng. Tiếp theo, nhân sự của mỗi bộ phận sẽ có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu liên quan sao cho phù hợp với tiêu chuẩn ISO.
Bước 5: Thực hiện
Ở bước này, bạn cần áp dụng hệ thống tài liệu vào quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Dựa trên những quy tắc được đặt ra, người lãnh đạo sẽ điều phối nhân sự theo tiêu chuẩn ISO.
Sau khi áp dụng, doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá lại quy trình thực hiện. Việc này giúp bạn nắm được những lợi ích cũng như hạn chế để khắc phục kịp thời. Đặc biệt, tiêu chuẩn ISO đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá nội bộ quy trình quản lý nhân sự định kỳ, càng nhiều càng tốt.
Bước 6: Đăng ký và duy trì chứng chỉ ISO
Chứng chỉ ISO được cung cấp bởi một tổ chức độc lập, được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn đơn vị cung cấp chứng chỉ ISO để đăng ký chứng nhận.
Doanh nghiệp bạn sẽ đạt tiêu chuẩn ISO khi hệ thống quản lý nhân sự phù hợp với bộ tiêu chuẩn ISO 9001. Cuối cùng, doanh nghiệp cần đảm bảo việc quản lý nhân sự phù hợp để chứng chỉ ISO được duy trì dài lâu.
Quy trình quản lý nhân sự theo chuẩn ISO cho thấy doanh nghiệp bạn là một “người chơi” nghiêm túc. Ngoài những lợi ích đã nêu phía trên, ISO còn là chuẩn mực giúp mọi thành viên trong doanh nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu vì mục tiêu chung.
FAQs về quy trình quản lý nhân sự theo chuẩn ISO
Quy trình quản lý nhân sự theo chuẩn ISO phù hợp với doanh nghiệp nào?
Mọi doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều có thể thực hiện quy trình quản lý nhân sự theo chuẩn ISO. Đơn giản vì tiêu chuẩn này mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tiêu chuẩn ISO nào cũng phù hợp với mọi doanh nghiệp. Nếu cảm thấy bộ máy nhân sự chưa tương thích các tiêu chuẩn ISO, đừng vội vàng mà hãy cải thiện quy trình quản lý nhân sự từ bước nhỏ nhất.
Công việc của quản lý nhân sự là gì?
– Đề xuất và quản lý những chính sách thuộc tài nguyên nhân sự
– Chịu trách nhiệm tư vấn cho các bộ phận khác của doanh nghiệp về vấn đề nhân sự
– Hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp
– Theo dõi, kiểm tra và đánh giá nhân viên
– Đảm nhiệm vai trò chấm công, tính lương cho nhân viên.
Lợi ích của tiêu chuẩn ISO với người tiêu dùng là gì?
Tiêu chuẩn ISO có khả năng bảo vệ người dùng cuối của sản phẩm/dịch vụ, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm được chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn tối theo theo quốc tế.
Các tổ chức cung cấp chứng ISO tại Việt Nam?
Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISO CERT
QUACERT
Trung tâm TNHH BSI Việt Nam
Công ty TNHH Bureau Veritas Certification
Công ty TNHH INTERTEK
VIETCERT – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
…
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org