he-thong-mes-la-gi

Hệ thống MES là gì? Những tính năng “có 1 không 2” của hệ thống MES

Khi bước lên “đường đua” kinh doanh, bạn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh. Vì vậy, để trở thành một “chiến binh” tốt, bạn cần trang bị đầy đủ “vũ khí” trước khi ra trận. Và hệ thống MES – công nghệ mới giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sẽ xuất sẽ giúp bạn biến giấc mơ thành sự thật.

Tìm hiểu về hệ thống MES

Hệ thống MES là gì?

MES viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Manufacturing Execution System” (tạm dịch: hệ thống thi hành sản xuất). Đây là một hệ thống được vi tính hóa hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát, lập hồ sơ các quy trình trong hoạt động sản xuất từ khâu nguyên liệu thô đến khi thành phẩm.

he-thong-mes-la-gi

Với sự hỗ trợ của hệ thống MES, mọi hoạt động sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả, thông suốt hơn để tạo ra sản lượng sản phẩm tốt nhất. Nhiệm vụ chính của MES là theo dõi và thu thập dữ liệu chính xác theo thời gian thực về vòng đời sản xuất của nhà máy.

Những dữ liệu MES thu thập bao gồm: “gia phả” sản phẩm, hiệu suất, truy xuất nguồn gốc, quản lý nguyên liệu, công việc đang thi hành và một số hoạt động khác của nhà máy. Dựa trên dữ liệu đã thu thập được, doanh nghiệp sẽ nắm bắt kịp thời tiến độ làm việc của nhà máy và đưa ra các quyết định phù hợp nhất để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

ERP – “bạn đồng hành” không thể thiếu của MES

Mặc dù MES là một hệ thống thực hiện nhiệm vụ độc lập, riêng lẻ nhưng không vì thế mà hệ thống này không cần đến sự hỗ trợ. Nhiều năm trở lại đây, hệ thống ERP (Enterprise Resource Planninghệ thống hoạch định nguồn lực) và hệ thống MES đã từng bước song hành cùng nhau.

he-thong-mes-la-gi

Nếu MES được sử dụng cho một quy trình sản xuất phức tạp với số lượng giao dịch khủng, thì ERP có vai trò hỗ trợ một quy trình đồng nhất với thông tin từ hoạt động kinh doanh. Sự phối hợp nhịp nhàng của hai hệ thống tạo ra những giá trị tích cực cho doanh nghiệp.

Nhưng nhìn chung, nhiệm vụ của ERP và MES có sự tách bạch nhất định, và đây cũng chính là điểm khác nhau giữa hai hệ thống.

MES có chức năng phát triển và quản lý hoạt động một cách chi tiết nhất. Hệ thống này sẽ đảm đương nhiệm vụ kiểm soát và báo cáo lại những hoạt động của nhà máy nếu có vấn đề phát sinh theo thời gian thực. Thế nên, hệ thống MES có vai trò rất lớn để duy trì tính ổn định của dây chuyền sản xuất.

he-thong-mes-la-gi

Trong khi đó, ERP nắm giữ các chức năng bao quát hơn, bao gồm: lên kế hoạch dài hạn và quản lý lịch trình của nhà máy. Những lịch trình này có thể là: nguyên/vật liệu sử dụng, thông tin giao hàng, biến thông tin trở thành trung tâm của hoạt động. Hệ thống này tập trung làm việc theo khung thời gian nhất định: ngày, tuần hoặc tháng.

Giá trị của hệ thống MES

Khi kết hợp với hệ thống ERP, MES sẽ mang đến những lợi ích mới, giúp doanh nghiệp nhanh chóng “chạm” đến sự thành công. Một số giá trị thực tiễn của MES đối với doanh nghiệp là:

  • Thúc đẩy và nâng cao sự hành lòng, tín nhiệm của khách hàng
  • Giúp hoạt động kinh doanh, quy trình sản xuất tuân thủ theo quy định
  • Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả
  • Chuỗi cung ứng được đảm bảo khả năng hiển thị
  • Giảm thiểu quy trình nhập dữ liệu thủ công và thủ tục giấy tờ phức tạp
  • Tiết kiệm thời gian đặt hàng, chi phí lao động, hàng tồn kho WIP
  • Hiệu suất sử dụng máy tăng cao

Một số tính năng của hệ thống MES doanh nghiệp cần quan tâm

Quản lý thông tin sản phẩm

Hệ thống MES có chức năng quản lý và kiểm soát toàn bộ thông tin về sản phẩm, bao gồm cả quy trình sản xuất sản phẩm. Chức năng này bao gồm những hoạt động chính như:

  • Quản lý những thông số về: công thức, hướng dẫn sản xuất, tham số, lược đồ,…, để tạo ra sản phẩm
  • Kiểm soát và quản lý những sản phẩm mới cho ra mắt
  • Quản lý thiết kế, số bill sản phẩm
  • Cung cấp các quy tắc chuẩn mực khi tạo ra sản phẩm
  • Duy trì sự ổn định cho dây chuyền sản xuất sản phẩm
  • Định hướng vận hành sản xuất
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất thông qua việc phân tích tiến trình và kết quả sản xuất
  • Thiết lập và duy trì các quy tắc sản xuất
  • Quản lý KPI của sản phẩm được xuất ra thị trường
he-thong-mes-la-gi

Quản lý nguồn lực

Chức năng trọng yếu tiếp theo của hệ thống MES đó chính là quản lý nguồn lực. Những nguồn lực này có thể là: nhân công, thiết bị, máy móc, nguyên/vật liệu,… Chức năng này bao gồm những hoạt động cụ thể như:

  • Cung cấp thông tin chính xác về nguồn lực của doanh nghiệp. Những thông tin này có thể dựa trên: tình trạng hiện tại, tình trạng trong tương lai và nhu cầu sử dụng
  • Đảm nhiệm vai trò đặt hàng nhằm đảm bảo cung cấp đủ tài nguyên theo yêu cầu trong sản xuất
  • Cung cấp đầy đủ dụng cụ cần thiết phục vụ cho các nhiệm vụ đã định sẵn và hỗ trợ nhân công làm việc
  • Thu thập thông tin về nguồn nhân công, dụng cụ và khả năng đáp ứng của các nguồn lực khác. Những thông tin này được thu thập dựa trên yêu cầu, sự kiện, lịch trình đã hoạch định, thiết bị hoặc các ứng dụng hỗ trợ

Xây dựng kế hoạch, điều phối sản xuất

Đây được xem là một trong những chức năng nổi bật nhất của MES mà doanh nghiệp cần quan tâm. Chức năng này cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiết về quy trình sản xuất, xác định giá trị của các nguồn lực để duy trì kế hoạch sản xuất. Một số hoạt động cơ bản của chức năng xây dựng kế hoạch và điều phối sản xuất là:

  • Xây dựng những kế hoạch để duy trì quá trình sản xuất
  • Phân tích và so sánh kết quả sản xuất thực tế với kết quả giả định khi lập kế hoạch
  • Cộng tác với chức năng quản lý nguồn lực để đưa ra quyết định chọn lựa dụng cụ, thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng
he-thong-mes-la-gi

Điều động quy trình sản xuất

Chức năng này hỗ trợ doanh nghiệp vận hành các yếu tố trong quá trình sản xuất. Dựa trên những yếu tố này, người quản lý có thể gửi thông tin sản xuất đến các đơn vị làm việc. Những hoạt động của chức năng điều động quy trình sản xuất là:

  • Khởi động các nhân tố sản xuất vào những thời điểm xác định
  • Đăng ký nguồn lực trong phạm vi nội bộ
  • Duy trì tiến trình sản xuất và phân bổ nhiệm vụ đến các bộ phận thấp hơn
  • Đưa ra phương pháp sản xuất mới nếu gặp phải các vấn đề bất thường, có khả năng “phá vỡ” kế hoạch sản xuất đã đề ra trước đó
  • Tiếp nhận thông tin từ hệ thống giám sát chất lượng quy trình sản xuất
  • Tiếp nhận thông tin từ chức năng quản lý nguồn lực về những vấn đề phát sinh dẫn đến suy giảm nguồn lực trong tương lai

Thi hành những yêu cầu sản xuất

Chức năng này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Một số hoạt động chủ yếu của chức năng này bao gồm:

  • Đảm bảo nguồn tài nguyên sử dụng trong sản xuất là phù hợp và chuẩn xác
  • Xác định những công việc đã hoàn thành dựa trên tiêu chuẩn được đặt ra
  • Theo dõi thời hạn sử dụng của nguyên/vật liệu, thiết bị và máy móc
  • Phân phối tài nguyên trong thời gian cho phép
  • Phát tín hiệu cho những bộ phận khác nếu có vấn đề bất trắc xảy ra làm ảnh hưởng đến công việc
  • Tiếp nhận thông tin từ chức năng quản lý nguồn lực
  • Cung cấp thông tin sản xuất như: nhân sự, nguyên/vật liệu, thời gian và các sự kiện thi hành sản xuất
he-thong-mes-la-gi

Thu thập dữ liệu trong thời gian thực

Hệ thống MES có khả năng thu thập những dữ liệu từ: cảm biến, trạng thái thiết bị, sự kiện,…, để tạo ra sản phẩm. Chức năng này mang tính kế thừa và dựa trên các hoạt động theo thời gian thực. Chi tiết về hoạt động của chức năng này là:

  • Thu thập và lưu trữ thông tin và quá trình sử dụng sản phẩm đã được nhập liệu
  • Kiểm soát dây chuyền sản xuất bao gồm những dữ liệu và thông tin tự động
  • Cung cấp báo cáo theo tiêu chuẩn cho người vận hành và nhân viên cần báo cáo
  • Duy trì thông tin cục bộ, phân tích sản xuất và báo cáo lên bộ phận cao hơn
  • Duy trì thông tin cho hệ thống giám sát quy trình sản xuất
  • Kiểm soát hoạt động và chức năng của giám sát báo động
  • Cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm và so sánh chúng với đặc tính của sản phẩm đó

Phân tích dữ liệu đã thu thập từ quy trình sản xuất

Chức năng này giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu dựa trên thông tin được thu thập từ lịch trình sẵn có (thường sẽ được cung cấp vào cuối quá trình sản xuất).

Ngoài ra, phân tích còn dựa trên vòng đời sản phẩm, thiết bị, hiệu quả sản xuất,…, Những thông tin này được sử dụng nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất và nuôi dưỡng nguồn nhân lực. Các hoạt động của chức năng này bao gồm:

  • Cung cấp báo cáo về chi phí và kết quả sản xuất
  • Dựa trên tính năng và chất lượng để đánh giá giới hạn sản xuất
  • So sánh các dây chuyền sản xuất để tìm ra hoạt động động tốt nhất
  • Thông qua kết quả phân tích, tìm ra sự thay đổi của quy trình sản xuất
  • Dựa trên thông số hiện tại để dự đoán kết quả sản xuất
  • Phát hiện mối liên hệ giữa phân khúc sản phẩm với điều kiện sản xuất trong cùng thời điểm
he-thong-mes-la-gi

Trên đây là một số tính năng quan trọng của MES mà doanh nghiệp cần để tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống này còn sở hữu rất nhiều tính năng vượt trội khác, mang đến những lợi ích to lớn cho quy trình sản xuất của bạn.

MES có khả năng giải phóng quy trình làm việc thủ công, truyền thống, mang đến sự đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trong thời đại số, hệ thống này càng có vai trò to lớn hơn, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.

FAQs về hệ thống MES

Có những nhà cung cấp hệ thống MES uy tín nào?

Trên thị trường MES, có một số nhà cung cấp nổi tiếng như: ABB, Schneider Electric SE, IQMS, Aspen Technology Inc,…

Điểm giống nhau giữa ERP và MES là gì?

– Cung cấp những tính năng vượt trội giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị toàn diện
– Có khả năng được tích hợp, làm tăng tính minh bạch trong hoạt động, trang bị cho doanh nghiệp khả năng giám sát và điều chỉnh hiệu suất theo kế hoạch kinh doanh

Mô hình MESA-11 là gì?

Đây là mô hình được tạo ra từ Hiệp hội Giải pháp Doanh nghiệp Sản xuất (MESA), chính thức cho ra mắt vào năm 1997. Mô hình này chỉ định 11 chức năng cốt lõi của hệ thống MES tiêu chuẩn.

Tương lai của hệ thống MES như thế nào?

Tương lai của hệ thống MES sẽ gắn liền với tương lai của ngành sản xuất. Cũng như những công nghệ mới như IoT hay trí tuệ nhân tạo, hệ thống MES sẽ trở nên phổ biến và bao trùm hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar