cac-thanh-phan-cua-mo-hinh-iot

“Vén màn” bí mật về các thành phần của mô hình IoT

IoT (Internet vạn vật) không còn là xu hướng mới nổi của thế giới công nghệ. Mô hình này đã trở thành nhân tố tất yếu của toàn nhân loại trong kỷ nguyên kết nối lan tỏa – nơi những thiết bị công nghệ được “giao tiếp” với nhau thông qua Internet. Vậy mô hình IoT là gì? Các thành phần của mô hình IoT?

Tìm hiểu về kỷ nguyên IoT

IoT được định nghĩa như thế nào?

IoT (Internet of Things – tạm dịch: Internet vạn vật) là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu trong đời sống xã hội, mở ra một kỷ nguyên mới mang tên “Internet of Things” hay “Vạn vật kết nối”. Thuật ngữ IoT được hiểu đơn giản là quá trình tương tác giữa “thế giới vật lý” với kỹ thuật số thông qua các cảm biến và thiết bị truyền động.

cac-thanh-phan-cua-mo-hinh-iot

Có thể nói, IoT là mô hình kết nối tiến bộ và phổ biến nhất trong thời đại 4.0. Từ những tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến các đơn vị, tổ chức cá nhân đều có thể thu thập, xử lý, chia sẻ thông tin và dữ liệu dựa trên mô hình này ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có thể diễn ra trong điều kiện có Internet, 3G, 4G hoặc 5G.

Với những tính năng sẵn có, những thiết bị IoT đã trở thành dòng sản phẩm được ưa chuộng và săn đón nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm có liên quan đến IoT trong mọi lĩnh vực, ngành nghề như: công nghiệp, dịch vụ, sản xuất,…

Một số đặc tính cơ bản của IoT

  • Không đồng nhất: Đây là đặc tính đầu tiên cũng là đặc tính quan trọng nhất của IoT. Những thiết bị trong mạng lưới IoT sở hữu phần cứng và network khác nhau nên chúng không đồng bộ và nhất quán.
  • Kết nối liên thông: Tất cả các sự vật, thiết bị đều có thể kết nối với nhau thông qua một mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.
  • Linh hoạt: Đặc tính tiếp theo khi nhắc đến IoT chính là tính linh hoạt. Trong mô hình IoT, những thiết bị, máy móc được quản lý và giao tiếp với nhau. Đặc biệt là số lượng và trạng thái của chúng đều có thể thay đổi một cách linh hoạt.
  • Quy mô lớn: Mạng lưới IoT cho phép rất nhiều thiết bị kết nối với nhau dựa trên Internet
  • Phục vụ cho các dịch vụ liên quan đến “things”: IoT có khả năng cung cấp những dịch vụ có liên quan đến “things” như: Physical Thing hay Virtual Thing để tăng tính riêng tư và nhất quán
cac-thanh-phan-cua-mo-hinh-iot

Khám phá các thành phần của mô hình IoT

Cảm biến

Cảm biến được xem là thành phần cấp đầu tiên, có chức năng tương tự như “xương sống” của toàn bộ mạng lưới IoT. Đối với hệ thống IoT, dữ liệu là thành phần không thể thiếu, và cảm biến chính là thiết bị đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu.

Một sản phẩm IoT có thể được kết hợp bởi nhiều thiết bị cảm biến khác nhau để thực hiện các chức năng cụ thể. Ví dụ: Smartphone là sản phẩm có nhiều cảm biến như: máy ảnh, GPS, gia tốc kế, máy tính,…, những cảm biến này có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Nhiệm vụ của cảm biến là thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh. Chúng có khả năng phát hiện những thay đổi dù là nhỏ nhất của môi trường. Điều này giúp các thiết bị IoT có thể thu thập và xử lý dữ liệu theo thời gian thực.

cac-thanh-phan-cua-mo-hinh-iot

Thiết bị truyền động

Một thành phần quan trọng không kém cảm biến đó chính là thiết bị truyền động. Nếu cảm biến có vai trò phát hiện dữ liệu từ môi trường thì thiết bị truyền động sẽ thực hiện một nhiệm vụ nào đó dựa trên bộ kích hoạt. Ví dụ: Khi cảm biến phát hiện có người vào hoặc ra khỏi phòng, thiết bị truyền động sẽ được kích hoạt để tự động điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa thông minh.

Kết nối

Thành phần kết nối là “mảnh ghép” tiếp theo trong tổng thể mô hình IoT. Có hai thành phần giúp mạng lưới IoT tạo ra sự kết nối là: các giao thức và cổng kết nối IoT.

Các giao thức

Các giao thức là phương tiện có khả năng vận chuyển những dữ liệu đã thu thập được từ các cảm biến. Nói cách khác, những giao thức chính là cầu nối giữa các cảm biến với Cloud. Những giao thức tiêu chuẩn không dây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Wifi, Bluetooth, MQTT, mạng di động,…

cac-thanh-phan-cua-mo-hinh-iot

Cổng kết nối IoT

Thành phần này có nhiệm vụ đảm bảo quá trình giao tiếp giữa các thiết bị diễn ra liền mạch trong mạng lưới kết nối. Những cổng kết nối IoT chính là điểm giao tiếp quan trọng, chịu trách nhiệm quản lý lưu lượng dữ liệu.

Để tăng tính bảo mật của hệ thống, cổng kết nối ngăn chặn các truy cập trái phép và những cuộc tấn công mạng. Một số cổng kết nối thông minh còn có khả năng phân tích và tính trung bình dữ liệu để chuyển những dữ liệu quan trọng lên Cloud.

Cloud

Cloud là thành phần giúp lưu trữ các dữ liệu đã được thu thập từ các cảm biến. Nhiệm vụ của Cloud là xử lý, phân tích dữ liệu và đưa ra một hành động cụ thể nào đó. Quá trình xử lý dữ liệu chỉ diễn ra trong vài mili giây. Đối với IoT, thời gian rất quan trọng, đặc biệt là các thiết bị liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của con người. Ví dụ: Máy kiểm tra nhiệt độ cơ thể người.

cac-thanh-phan-cua-mo-hinh-iot

Cloud đóng vai trò như “bộ não” của mô hình IoT vì chúng chịu trách nhiệm xử lý, chỉ huy và phân tích các dữ liệu thu thập được. Với khả năng lưu trữ tuyệt vời, tính toán siêu đẳng, Cloud cung cấp thông tin đến người dùng một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Dữ liệu

Dữ liệu có thể là một thành phần rất nhỏ nhưng lại chứa đựng một sức mạnh cực kỳ to lớn, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mô hình IoT, những dữ liệu thô sẽ được thu thập, phân tích và chuyển đổi thành các thông tin hữu ích, có khả năng hỗ trợ người dùng đưa ra các quyết định quan trọng.

cac-thanh-phan-cua-mo-hinh-iot

Nhờ vào quá trình phân tích dữ liệu, người dùng có thể: xác định được các thông tin chi tiết về doanh nghiệp, dự đoán xu hướng thị trường, lập chiến lược tiếp thị và đưa ra các quyết định kinh doanh chuẩn xác.

Giao diện người dùng

Thành phần cuối cùng trong mô hình IoT là giao diện người dùng. Mặc dù không phải là thành phần trọng tâm nhưng đây được xem là “mảnh ghép” giúp “bức tranh” IoT trở nên toàn diện hơn. Tại đây, người dùng có thể kiểm soát hệ thống và thiết lập các tùy chọn của mình.

Giao diện càng trực quan, thân thiện càng giúp người dùng dễ tương tác và sử dụng hơn. Người dùng có thể tương tác với hệ thống thông qua các thiết bị hoặc tương tác từ xa bằng smartphone, máy tính bảng hoặc laptop. Ví dụ: Người dùng có thể giao tiếp với các hệ thống thông minh như: Amazon, Google Home, Alexa,…, qua smartphone.

Nhiều nhà cung cấp sản phẩm Iot đã cạnh tranh với đối thủ bằng cách thiết kế giao diện người dùng đẹp mắt, mạnh mẽ và thu hút. Đặc biệt, những giao diện thân thiện, dễ sử dụng thường nhận được ưu ái chọn lựa từ người dùng.

cac-thanh-phan-cua-mo-hinh-iot

Mặc dù IoT là một lĩnh vực có bước tiến khá lớn trong những năm vừa qua nhưng mô hình của chúng vẫn đang được nghiên cứu và trong giai đoạn định hình. Hy vọng bài viết về các thành phần của mô hình IoT sẽ giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức mới trong quá trình tìm hiểu về lĩnh vực này.

FAQs về các thành phần của mô hình IoT

IoT có những nền tảng nào phổ biến?

4 loại nền tảng Iot phổ biến nhất hiện nay lần lượt là:
– M2M Platforms: Các thiết bị Iot kết nối với nhau qua mạng viễn thông
– IaaS Backends: Còn được gọi là nền tảng cơ sở hạ tầng, tạo ra không gian lưu trữ và xử lý ứng dụng, dịch vụ
– Hardware-Specific Software Platform: Đây là tập hợp các phần cứng tương thích có khả năng chạy các ứng dụng phần mềm
– Consumer Software Extensions: Phần mềm này thuộc quyền sở hữu của hệ điều hành Windows, thuộc nhóm phần mềm Software, giúp người dùng dễ dàng tích hợp các thiết bị IoT

Các phương pháp kết nối Internet phổ biến hiện nay là gì?

– Kết nối Internet bằng đường truyền modem Wifi, mạng phát sóng 4G, 5G
– Kết nối và chia sẻ qua Bluetooth
– Kết nối qua đường truyền điện thoại bàn
– Kết nối qua đường truyền truyền hình cáp hoặc ADSL

Iot có những điểm hạn chế nào?

– Dễ bị lấy cắp thông tin bí mật vì có nhiều thiết bị kết nối và nhận thông tin chia sẻ
– Thiết bị kết nối có thể bị hỏng nếu hệ thống gặp vấn đề
– Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT

Thiết bị IoT có đắt không?

Những sản phẩm Iot không chỉ hiện đại mà còn thông minh và cực kỳ tiện ích nên chi phí của chúng sẽ khá cao. Điều này chính là một trong những nguyên nhân làm giảm độ phủ sóng của công nghệ trên toàn cầu. Tuy nhiên, với những cải tiến mới của công nghệ số, những sản phẩm IoT có giá tầm trung cũng dần có mặt trên thị trường, phù hợp với túi tiền của tín đồ công nghệ hơn.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar