Bạn có biết một cuộc tấn công mạng có thể “thổi bay” khoảng hàng trăm nghìn đô của một doanh nghiệp, thậm chí là khiến hơn 60% “nạn nhân” phải đóng cửa vì khó khăn tài chính? Đây chính là lý do thúc đẩy sự ra đời của an ninh mạng – một lĩnh vực không thể thiếu trong thời đại 4.0.
Đôi nét về an ninh mạng
An ninh mạng là gì?
An ninh mạng (Cybersecurity) còn có các tên gọi khác nhau như: bảo mật thông tin (IT Security) hay an ninh máy tính (Computer Security) là hoạt động bảo vệ mạng và dữ liệu của người dùng tránh khỏi các tác nhân xâm phạm, lạm dụng hoặc trộm cắp.
Ngoài ra, an ninh mạng còn giúp người dùng bảo vệ phần cứng, phần mềm cũng như hạn chế các nguyên nhân dẫn đến gián đoạn, làm lệch hướng của những dịch vụ đang sử dụng.
An ninh mạng liên quan đến những công việc như: kiểm soát quyền truy cập, bảo mật ứng dụng, phân tích mạng, các loại bảo mật liên quan đến mạng, firewall, mã hóa VPN, virus và phần mềm chống virus,…
3 thành phần của an ninh mạng
Hoạt động dựa trên một cơ sở hạ tầng chặt chẽ, an ninh mạng được chia thành 3 phần chính, bao gồm: bảo mật công nghệ thông tin, an ninh mạng, an ninh máy tính.
Bảo mật công nghệ thông tin
Thành phần này có chức năng bảo vệ dữ liệu tại nơi chúng được lưu trữ hoặc khi chúng di chuyển trên các mạng lưới thông tin. So với an ninh mạng, bảo mật công nghệ thông tin đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn, đó chính là: bảo vệ dữ liệu kỹ thuật số và dữ liệu vật lý trước những tên xâm nhập trái phép.
An ninh mạng
An ninh mạng là một bộ phận nhỏ nằm trong bảo mật công nghệ thông tin. Chức năng của an ninh mạng là đảm bảo các dữ liệu số trên máy tính, thiết bị cá nhân hoặc các mạng lưới tránh khỏi sự truy cập, tấn công hoặc phá hủy bất hợp pháp.
An ninh máy tính
Đây được xem là tập hợp con của an ninh mạng. Nhiệm vụ của an ninh máy tính là sử dụng phần cứng, phần mềm để bảo vệ dữ liệu được gửi từ các thiết bị điện tử đến hệ thống mạng lưới thông tin. Ngoài ra, thành phần này còn có khả năng giữ an toàn cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chống lại các dữ liệu bị chặn hoặc đánh cắp bởi hacker.
Tầm quan trọng của an ninh mạng là gì?
An ninh mạng được ví như “tấm khiên” vững chắc giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin người dùng một cách hiệu quả. Ngoài ra, an ninh mạng còn giữ cho dữ liệu được chia sẻ an toàn, tăng độ tin cậy truy cập và đảm bảo hiệu suất mạng.
Một giải pháp an ninh mạng tốt giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạn chế các tổn thất do vi phạm dữ liệu hoặc sự cố bảo mật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được đảm bảo quyền truy cập hợp pháp vào các ứng dụng, hệ thống, giúp hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, đảm bảo mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
6 loại tấn công mạng máy tính thường gặp
Virus
Đây là một nhân tố cực kỳ độc hại cho máy tính của người dùng, tương tự như một tệp mà người dùng có thể tải xuống. Virus có khả năng tự sao chép bằng cách thay đổi các chương trình của máy tính bằng mã của riêng chúng.
Khi bị virus xâm nhập, các tệp trong máy tính có thể bị nhiễm và lây từ máy tính này đến máy tính khác, làm hỏng hoặc phá hủy dữ liệu mạng.
Worms
Tương tự như virus, worms là một phần mềm độc hại có khả năng lây lan và hoạt động độc lập với các tệp khác. Chúng gây hại bằng cách “ngốn” băng thông để làm chậm mạng máy tính và giảm hiệu quả xử lý dữ liệu của máy tính.
Trojan
Trojan được dân công nghệ ví như “con sói đội lốt cừu non”. Đây là một chương trình “ác tính” nhưng được ngụy trang bởi “vỏ bọc” vô hại để dẫn dụ người dùng thao tác.
Điểm nguy hại của trojan là chúng có thể xóa tệp, kích hoạt phần mềm độc hại khác ẩn trong mạng máy tính của bạn, chẳng hạn như virus đánh cắp dữ liệu có giá trị.
Spyware (phần mềm gián điệp)
Giống như tên gọi của chúng, spyware là một loại virus “gián điệp”, xâm nhập vào máy tính của một cá nhân, tổ chức để đánh cắp thông tin và gửi sang bên thứ 3 mà không có sự cho phép của người dùng.
Adware (phần mềm quảng cáo)
Phần mềm này có khả năng hiển thị quảng cáo lên thiết bị của người dùng. Thông thường, chúng sẽ “ngụy trang” bằng một chương trình hợp pháp hoặc “ẩn nấp” trong một chương trình khác để dẫn dụ người dùng cài đặt. Adware có khả năng đánh cắp thông tin người dùng để target quảng cáo.
Ransomware
Phần mềm độc hại này có khả năng ngăn chặn người dùng truy cập và sử dụng dữ liệu bên trong máy tính hoặc máy chủ. Để khôi phục quyền truy cập, người dùng phải bỏ ra một số tiền chuộc cho kẻ tấn công. Tuy nhiên, dù đã thanh toán tiền chuộc theo yêu cầu nhưng nhiều người vẫn không thể lấy lại dữ liệu đã mất.
Một số hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
Để đảm bảo an ninh mạng và hạn chế các cuộc tấn công mạng nguy hiểm, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) đã ban hành quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng. Thông qua quyết định của VKSND, có 5 hành vi bị nghiêm cấm để đảm bảo an ninh mạng Việt Nam.
Điều 1
Cấm soạn thảo, sao lưu, quay chụp thông tin bí mật của nhà nước trên các thiết bị có khả năng lưu trữ thông tin khi kết nối Internet. Không được phép kết nối vật lý hệ thống mạng nội bộ chứa thông tin mật nhà nước với mạng Internet và ngược lại.
Điều 2
Không chuyển đổi mục đích sử dụng từ máy tính dùng để soạn thảo, lưu trữ thông tin mật của nhà nước sang máy tính có kết nối Internet và ngược lại nếu chưa có phương pháp hủy dữ liệu triệt để.
Điều 3
Cấm sử dụng các thiết bị nhớ ngoài USB, ổ cứng di động, các thiết bị có khả năng lưu trữ để sao chép dữ liệu máy tính chứa nội dung bí mật của nhà nước với máy tính hoặc thiết bị có kết nối Internet khác.
Điều 4
Không được tự ý nối thiết bị cấp phát địa chỉ mạng và thiết bị khác vào mạng nội bộ mà chưa có sự đồng ý của các đơn vị chuyên trách về an toàn, an ninh mạng.
Điều 5
Nghiêm cấm hành vi sử dụng hệ thống mạng của Viện kiểm sát nhân dân để bẻ khóa, trộm cắp, dùng mật khẩu, khóa mật mã cũng như các thông tin của cơ quan, cá nhân.
Giải pháp để bảo vệ an ninh mạng cho doanh nghiệp
Checkpoint Maestro Hyperscale
Đây là giải pháp được phát triển bởi công ty công nghệ nổi tiếng thế giới Checkpoint. Giải pháp này có khả năng tận dụng tối đa công suất thiết bị, thúc đẩy hiệu năng của toàn bộ hệ thống và nguồn tài nguyên phần cứng. Khi áp dụng Maestro Hyperscale, doanh nghiệp sẽ bảo mật được dữ liệu Hyperscale và phục hồi cấp độ đám mây.
Next Generation Firewall (NGFW)
Next Generation Firewall (tạm dịch: tường lửa thế hệ tiếp theo) là giải pháp được phát triển bởi Checkpoint, có chức năng bảo vệ mạng máy tính doanh nghiệp hiệu quả. So với phiên bản truyền thống, giải pháp này có nhiều cải tiến vượt bậc, tỷ lệ bảo vệ an ninh mạng được siết chặt hơn. Một số tính năng khi trải nghiệm NGFW là:
- Ứng dụng và người dùng được quản lý chặt chẽ
- Tích hợp hệ thống hạn chế xâm nhập IPS
- Phát hiện phần mềm độc hại, ngăn chặn mối đe dọa từ SandBox
SandBlast Network
Giải pháp bảo mật an ninh mạng SandBlast Network giúp doanh nghiệp “vá” các lỗ hổng Zero-day bị tấn công bởi các tin tặc. Có thể nói, những lỗ hổng này chính là mối đe dọa nguy hại nhất đối với doanh nghiệp. Được phát triển bởi Checkpoint, các tính năng của SandBlast Network cho phép doanh nghiệp tránh khỏi những cuộc tấn công mạng.
Web Application Firewall
Đây là giải pháp chuyên dụng bảo vệ hệ thống doanh nghiệp được phát triển bởi PTSecurity. Web Application Firewall có nhiệm vụ giữ an toàn cho hệ thống doanh nghiệp, tránh khỏi những cuộc tấn công khai thác lỗ hổng ứng dụng: Cross-site scripting, SQL Injection và lỗ hổng Zero-day.
Advanced Malware Analysis & APT Defense
Đây là một giải pháp bảo mật an ninh mạng, sử dụng bộ phân tích mã độc nâng cao. Khi áp dụng giải pháp Advanced Malware Analysis & APT Defense, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phát hiện và xác định các cuộc tấn công nâng cao có mục đích, như: BOT hoặc Zero-day.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “An ninh mạng là gì” cũng như các vấn đề xoay quanh về an ninh mạng. Chúc doanh nghiệp bạn sớm tìm ra các giải pháp an ninh mạng tốt nhất để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.
Những câu hỏi thường gặp về an ninh mạng
Tổn thất khi bị tấn công mạng là gì?
– Bị đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm, thông tin quan trọng
– Tổn thất nặng nề về tài chính do bị đánh cắp dữ liệu, thậm chí bị tống tiền để có lại quyền truy cập
– Chi phí khôi phục dữ liệu, thông tin đắt đỏ
– Trường hợp nghiêm trọng là mất danh tiếng, buộc phải ngừng kinh doanh
Mục tiêu cốt lõi của an ninh mạng là gì?
An ninh mạng hướng đến 3 mục tiêu cốt lõi là: bảo vệ tính bảo mật của dữ liệu, bảo vệ tính vẹn toàn của dữ liệu và bảo vệ tính sẵn có của dữ liệu cho người dùng được ủy thác.
Thế nào là hacker mũ trắng?
Hacker mũ trắng hay White-hat hacker là các chuyên gia công nghệ, đảm nhiệm vai trò xâm nhập thử nghiệm vào các hệ thống thông tin. Từ đó, hacker mũ trắng sẽ xác định các lỗ hổng hệ thống và “vá” lỗi nhanh chóng, hạn chế tính trạng bị tấn công.
Các loại tấn công mạng phổ biến là gì?
– Malware Attack
– Phishing Attack
– Man-in-the-middle Attack
– Denial of Service
– SQL Injection Attack
– Backdoor Attack
– Zero-day Exploits
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org