above-the-line-la-gi-cover

Above the line là gì? Tìm hiểu về “chiêu trò” Marketing đỉnh cao của doanh nghiệp

Bạn muốn tạo tiếng vang cho thương hiệu của mình? Thu hút sự chú ý từ hàng triệu khách hàng tiềm năng là mục tiêu của doanh nghiệp bạn? Vậy Above the line chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tino Group khám phá Above the line là gì cũng cách áp dụng chiến lược Marketing đột phá này để bứt phá doanh thu.

Above the line là gì?

Theo bài viết “Understanding Above the Line (ATL), Below the Line (BTL), and Through the Line (TTL) Marketing” của Ravinder Bharti, Above the line được định nghĩa như một phương thức quảng cáo tiếp cận đến lượng lớn đối tượng người dùng. Mục đích của chiến dịch này là thiết lập và xây dựng nhận thức về thương hiệu.

khai-niem-above-the-line
Khái niệm Above the line

Về cơ bản, Above the line (viết tắt là ATL, tạm dịch: tiếp thị trên đường dây) là hình thức tiếp thị hoặc quảng cáo không nhắm vào mục tiêu cụ thể. Thay vào đó, chiến dịch này sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận diện thương hiệu. ATL phối hợp nhịp nhàng với các chiến lược tiếp thị luôn diễn ra (Always-on marketing).

Ví dụ cụ thể về ATL:

  • Quảng cáo trên TV.
  • Bảng hiệu ngoài trời.
  • Quảng cáo trên radio.
  • Quảng cáo trên báo chí.

ATL giúp mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng và tiếp cận những người bạn có thể đã bỏ lỡ qua các chiến dịch nhắm mục tiêu khác. Một trong những lý do ATL được ưa thích là chiến lược này không xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng nhưng vẫn tiếp cận họ một cách tự nhiên, tinh tế.

3 lợi ích của Above the line (ATL) trong Marketing

Above the line là một trong những chiến lược tiếp thị hiệu quả, biến giấc mơ của doanh nghiệp thành hiện thực. Dưới đây là 3 lợi ích lớn nhất mà ATL mang lại cho doanh nghiệp.

Nâng cao nhận diện thương hiệu

Mục tiêu hàng đầu của ATL Marketing là tạo dựng và củng cố nhận diện thương hiệu. Bằng cách truyền tải thông điệp thương hiệu một cách nhất quán trên nhiều kênh truyền thông đại chúng, ATL giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và dễ nhận biết. Nhờ sự hiện diện rộng khắp này, thương hiệu sẽ luôn nằm trong tâm trí của đông đảo khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Chiến dịch quảng cáo của Coca-Cola trong mùa hè sử dụng hình ảnh vui tươi, âm thanh sống động để truyền tải thông điệp về niềm vui và sự kết nối. Các quảng cáo này được phát sóng trên TV cũng như các bảng quảng cáo trên đường.

Tiếp cận tệp khách hàng rộng lớn

Các chiến dịch ATL được thiết kế để tối đa hóa khả năng tiếp cận. Khi tiếp cận được tệp khách hàng rộng lớn, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng hơn. Khả năng tiếp cận rộng rãi này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp đang ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới, xây dựng thương hiệu hoặc đơn giản là muốn duy trì sự hiện diện trên thị trường.

Ví dụ: Khi Apple ra mắt iPhone mới, họ thường quảng cáo trên truyền hình và bảng quảng cáo tại các thành phố lớn trên thế giới. Nhờ đó, họ có thể tiếp cận hàng triệu người dùng trong thời gian ngắn. Thậm chí, Apple còn thành công thu hút sự chú ý từ những người chưa từng biết đến sản phẩm.

loi-ich-cua-atl-trong-marketing
Lợi ích của ATL trong Marketing

Kết nối cảm xúc với khách hàng

Truyền thông đại chúng, nhất là truyền hình và radio tạo ra cơ hội để doanh nghiệp xây dựng, kết nối cảm xúc với khán giả thông qua câu chuyện, hình ảnh âm thanh. Những kết nối này đặc biệt trọng trong việc xây dựng lòng trung thành với thương hiệu và mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Ví dụ: Quảng cáo của Thai Airways thường sử dụng những câu chuyện xúc động về hành trình của khách hàng, kết hợp cùng hình ảnh đẹp và âm nhạc nhẹ nhàng. Đây là cách giúp thương hiệu kết nối cảm xúc và tăng sự đồng cảm với khách hàng.

4 phương pháp tiếp thị đại chúng phổ biến

ATL là chiến lược tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Để truyền tải thông điệp thương hiệu đến đông đảo người tiêu dùng, ATL tận dụng sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng. Dưới đây là 4 phương pháp tiếp thị đại chúng phổ biến.

#1. Quảng cáo trên truyền hình

Quảng cáo truyền hình là một ví dụ điển hình của tiếp thị ATL. Với khả năng tiếp cận lượng lớn khán giả ở nhiều độ tuổi, giới tính, vùng miền,…, khác nhau, quảng cáo TV giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cực kỳ cao. Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa âm thanh và hình ảnh chuyển động, quảng cáo trên TV giúp tăng độ hấp dẫn, dễ để lại dấu ấn.

Ví dụ: Một thương hiệu xe hơi hạng sang có thể phát sóng quảng cáo truyền hình trong giờ vàng, thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, từ doanh nhân thành đạt đến những người đam mê xe hơi.

#2. Quảng cáo trên radio

Tương tự như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên radio có thể tiếp cận được lượng lớn người nghe ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Quảng cáo radio hiệu quả vì có thể thu hút người nghe qua các thông điệp âm thanh ý nghĩa, giàu cảm xúc.

Ví dụ: Một thương hiệu nước tăng lực phát sóng quảng cáo radio và sử dụng âm thanh sôi động, thông điệp truyền cảm hứng, đánh vào sự năng động của đối tượng khách hàng trẻ tuổi.

cac-phuong-phap-tiep-thi-dai-chung-pho-bien
Các phương pháp tiếp thị đại chúng phổ biến

#3. Quảng cáo trên báo chí

Báo chí và tạp chí là những phương tiện truyền thông in ấn truyền thống được sử dụng trong ATL Marketing. Với khả năng tiếp cận rộng rãi trên phạm vi cả nước, báo chí giúp doanh nghiệp truyền tải đầy đủ thông điệp đến độc giả. Trong khi đó, tạp chí cho phép doanh nghiệp nhắm vào mục tiêu cụ thể nhưng vẫn tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng lớn.

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm cao cấp đăng quảng cáo trên các tạp chí thời trang uy tín, nhắm mục tiêu đến những người quan tâm đến làm đẹp và các sản phẩm cao cấp.

#4. Quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời thường được truyền tải thông qua các bảng quảng cáo, băng rôn, áp phích đặt ở những khu vực có lượng người qua lại cao. Hình thức quảng cáo này có mặt ở khắp mọi nơi, thu hút sự chú ý của lượng lớn người dùng khi họ di chuyển hoặc tham gia các hoạt động hằng ngày.

Ví dụ: Một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đặt biển quảng cáo cỡ lớn tại các tuyến đường chính, thu hút sự chú ý của những người đang di chuyển bằng ô tô và có nhu cầu tìm điểm ăn uống nhanh chóng, tiện lợi.

5 cách áp dụng chiến lược ATL Marketing hiệu quả

ATL Marketing là chiến lược tiếp thị quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Để áp dụng chiến ATL Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng đến những yếu tố sau.

Xác định mục tiêu rõ ràng

Trước khi triển khai chiến dịch ATL, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu muốn đạt được. Mục tiêu có thể là tăng nhận diện thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường. Việc xác định mục tiêu cụ thể giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, xây dựng thông điệp hiệu quả và đo lường kết quả chính xác hơn.

Ví dụ:

  • Mục tiêu: Tăng nhận diện thương hiệu cho một thương hiệu sữa mới ra mắt.
  • Cách thức: Chạy quảng cáo trên truyền hình vào khung giờ hoạt hình để tiếp cận đối tượng trẻ em và phụ huynh.

Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Với ALT Marketing, bạn có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau, như TV, radio, báo chí, quảng cáo ngoài trời,… Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như mục tiêu chiến dịch, đối tượng khách hàng mục tiêu, ngân sách và thông điệp cần truyền tải.

Ví dụ:

  • Đối tượng khách hàng: Người trẻ tuổi, năng động.
  • Kênh truyền thông phù hợp: Mạng xã hội, quảng cáo video trên Youtube.
5-cach-ap-dung-chien-luoc-atl-marketing
5 cách áp dụng chiến lược ATL Marketing

Xây dựng thông điệp thu hút

Thông điệp là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của chiến dịch ATL Marketing. Vì vậy, thông điệp cần ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và truyền tải được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Doanh nghiệp có thể sử dụng hình ảnh, video, âm nhạc hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ấn tượng sâu sắc.

Ví dụ:

  • Thông điệp: “Năng lượng cho cuộc sống mới” của thương hiệu nước tăng lực.
  • Hình ảnh: Những bạn trẻ năng động tham gia các hoạt động thể thao và giải trí.

Đo lường kết quả và điều chỉnh chiến lược

Sau khi triển khai chiến dịch ATL Marketing, doanh nghiệp cần theo dõi, đo lường kết quả để đánh giá hiệu quả và chiến lược phù hợp. Các chỉ số đo lường có thể là: lượt tiếp cận, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi,…

Ví dụ:

  • Theo dõi lượt xem quảng cáo trên TV.
  • Phân tích lượng truy cập website sau khi phát sóng quảng cáo.

Kết hợp ATL với các chiến lược Marketing khác

Để tối ưu hoá hiệu quả tiếp thị, doanh nghiệp nên kết hợp ATL Marketing với các chiến lược Marketing khác, như Digital Marketing, Content Marketing, PR,… Việc kết hợp đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng từ nhiều góc độ khác nhau, tạo hiệu ứng cộng hưởng và thúc đẩy hiệu quả chiến dịch.

Ví dụ:

  • Kết hợp quảng cáo trên TV với chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội.
  • Sử dụng Influencer Marketing để quảng bá sản phẩm mới.

Không đơn thuần là một chiến lược tiếp thị, Above the line còn là giải pháp mạnh mẽ để xây dựng nhận thức về thương hiệu, tiếp cận tệp khách hàng rộng và tạo kết nối cảm xúc với khách hàng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Above the line là gì. Đừng quên theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. DSM. What is above the line and below the line advertising?. Digitalschoolofmarketing.com. https://digitalschoolofmarketing.co.za/digital-marketing-blog/what-is-above-the-line-and-below-the-line-advertising/
  2. Emily Stewart-Wooler. (2023, Aug 01). What is the difference between Above The Line and Below The Line marketing. The-escape.co.uk. https://www.the-escape.co.uk/insights/what-is-the-difference-between-ATL-and-BTL
  3. Blend. What is Above the Line and Below the Line Marketing. Blendcommerce.com. https://blendcommerce.com/blogs/shopify/above-the-line-below-the-line-marketing#:~:text=Above%20the%20line%20marketing%2C%20also,Radio
  4. Ravinder Bharti. (2024, May 26). Understanding Above the Line (ATL), Below the Line (BTL), and Through the Line (TTL) Marketing. Linkedin.com. https://www.linkedin.com/pulse/understanding-above-line-atl-below-btl-through-ttl-marketing-bharti-ecguf/

Những câu hỏi thường gặp

Chi phí cho ATL thường cao không?

Câu trả lời là: “Có!”. Chi phí cho các chiến dịch ATL, nhất là quảng cáo truyền hình thường rất cao do quy mô lớn và phức tạp.

ATL có ảnh hưởng đến khách hàng trong thời gian dài không?

Tất nhiên là có! ATL giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu lâu dài và tạo sự quen thuộc cho khách hàng.

ATL phù hợp với doanh nghiệp nào?

ATL thường phù hợp với các doanh nghiệp lớn hoặc những thương hiệu đang muốn tạo dựng nhận thức mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu có ngân sách phù hợp, doanh nghiệp nhỏ cũng có thể áp dụng chiến lược Marketing này.

Vì sao quảng cáo truyền hình lại hiệu quả trong ATL?

Quảng cáo truyền hình có khả năng tiếp cận đông đảo khán giả, tạo ấn tượng mạnh mẽ nhờ hình ảnh và âm thanh.

📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar