Một số ý kiến cho rằng trí tuệ nhân tạo có khả năng thay thế tư duy và ý thức của con người. Bạn có đồng tình với quan điểm này hay không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tự tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho mình nhé!
Giới thiệu về ý thức và trí tuệ nhân tạo
Thế nào là ý thức con người?
Ý thức hay trí thông minh là “món quà” vô giá mà thượng đế đã ban tặng cho con người. So với những loài động vật khác, con người sở hữu tư duy sáng tạo, khả năng quyết định trừu tượng ở mức độ cao cấp nhất.
Ý thức của con người được trau dồi và phát triển liên tục qua quá trình học tập cũng như những “va chạm” trong cuộc sống. Nhờ sự hỗ trợ của ý thức, chúng ta có thể suy nghĩ, học hỏi kinh nghiệm, hiểu được những vấn đề phức tạp, giải quyết các phép toán, lưu trữ thông tin, suy luận, đưa ra quyết định và giao tiếp với đồng loại.
Yếu tố khiến cho ý thức con người trở nên khác biệt đó là chúng có khả năng kết nối với những cảm xúc trừu tượng như: đam mê, khả năng nhận biết và động lực phát triển bản thân. Các yếu tố này góp phần thúc đẩy con người chinh phục được những sứ mệnh khó khăn và phức tạp hơn.
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo là một khía cạnh đặc trưng trong lĩnh vực khoa học dữ liệu. Thuật ngữ này ra đời vào năm 1956, được định nghĩa bởi nhà khoa học máy tính John McCarthy. Trí tuệ nhân tạo bắt nguồn từ ý thức của con người và áp dụng vào máy móc, công cụ.
Hiểu đơn giản, trí tuệ nhân tạo giúp các thiết bị công nghệ mô phỏng lại hành động của con người để thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Thông thường, trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng trong các lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe, phim ảnh, sản xuất ô tô, truyền thông,…
Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo vẫn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta như một “người bạn đồng hành”. Ví dụ điển hình của trí tuệ nhân tạo là: Google Maps, loa thông minh, smartphone nhận diện khuôn mặt,… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã vận dụng trí tuệ nhân tạo trong quy trình kinh doanh, hoạt động sản xuất để tối ưu hóa các tác vụ.
9 điểm khác nhau giữa ý thức và trí tuệ nhân tạo
#1. Nguồn gốc hình thành
Ý thức: Là khả năng bẩm sinh, nội tại của một con người. Khi vừa chào đời, ý thức của chúng ta đã bắt đầu hình thành. Trải qua thời gian học tập, rèn luyện, ý thức phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Thông qua ý thức, con người có thể học tập, suy nghĩ, lưu trữ ký ức,…
Trí tuệ nhân tạo: Được hình thành dựa trên trí thông minh của con người. Bước ngoặt ban đầu của trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi Norbert Weiner – người đặt ra lý thuyết phê cơ chế phê bình. Trong khi đó, “cha đẻ” của thuật ngữ này chính là John McCarthy. Ông là người tổ chức những hội nghị đầu tiên về những dự án nghiên cứu liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
#2. Tốc độ xử lý công việc
Ý thức: Con người không thể “đánh bại” những máy móc, công cụ áp dụng trí tuệ nhân tạo về mặt tốc độ.
Trí tuệ nhân tạo: Tốc độ xử lý dữ liệu của máy móc nhanh hơn so với con người.
Ví dụ: Con người tốn ít nhất 5 phút để giải một bài toán trung bình – khó. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo sẽ đưa ra kết quả của 10 bài toán trong vòng 1 phút.
#3. Khả năng đưa ra quyết định
Ý thức: Những quyết định chúng ta đưa ra thường dựa trên cảm tính hoặc chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan không chỉ thông qua số liệu.
Trí tuệ nhân tạo: Thông qua quá trình phân tích dữ liệu được tích lũy, trí tuệ nhân tạo sẽ đưa ra những quyết định mang tính khách quan.
#4. Độ chính xác
Ý thức: Trong quá trình xử lý công việc, chúng ta không thể đảm bảo độ chính xác lên đến 100% mà không phạm phải những sai sót nhỏ. Tính tuyệt đối vượt quá tầm kiểm soát của phần lớn con người.
Trí tuệ nhân tạo: Khi xử lý công việc, trí tuệ nhân tạo thường hoạt động dựa trên những cơ chế được thiết lập sẵn. Vì vậy, độ chính xác của chúng sẽ cao hơn so với con người.
#5. Năng lượng tiêu thụ
Ý thức: Bộ nào của con người thường tiêu thụ khoảng 25 watt năng lượng
Trí tuệ nhân tạo: Những máy móc, công cụ hiện đại thường chỉ tiêu thụ khoảng 2 watt năng lượng.
#6. Thời gian chỉnh sửa
Ý thức: Con người có khả năng thích nghi với những biến đổi của môi trường. Vì vậy, chúng ta sẽ dễ dàng lưu trữ các thông tin mới hoặc thành thạo nhiều kỹ năng khác nhau.
Trí tuệ nhân tạo: Sau khi được thiết lập theo một cơ chế nhất định, trí tuệ nhân tạo sẽ tốn khá nhiều thời gian để thay đổi hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
#7. Tính linh hoạt
Ý thức: Tư duy của con người là nhân tố cực kỳ đa nhiệm. Chúng ta có thể đưa ra những phán đoán, suy luận một cách linh hoạt và uyển chuyển. Vì vậy, một con người có thể đảm nhiệm nhiều vai trò, thực hiện nhiều công việc khác nhau.
Trí tuệ nhân tạo: Tính khuôn khổ, rập khuôn là đặc trưng cơ bản của trí tuệ nhân tạo. Chúng ít hoặc không có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau vì đã được lập trình sẵn một công việc cụ thể.
#8. Khả năng nhận thức
Ý thức: Con người có khả năng nhận thức được những việc mình đã, đang hoặc sẽ làm. Thế nên, khi phát hiện sai lầm hoặc vấn đề trong quá trình xử lý công việc, chúng ta sẽ dừng lại và thay đổi cách thức giải quyết.
Trí tuệ nhân tạo: Trái lại với con người, trí tuệ nhân tạo hoàn toàn là những cỗ máy “không hồn” và chúng không có khả năng nhận biết được mình đã, đang hoặc làm công việc gì.
#9. Tương tác với xã hội
Ý thức: Con người là một sinh vật sống có khả năng tương tác với xã hội như: làm việc nhóm, trao đổi, hợp tác,… Những hoạt động này được thực hiện dựa trên cảm xúc, nhận thức, suy nghĩ và sự nhạy cảm trước đồng loại.
Trí tuệ nhân tạo: Làm việc độc lập, không có khả năng tương tác hoặc biểu thị tín hiệu xã hội.
Tạm kết
Chúng ta không thể phủ nhận trí tuệ nhân tạo chính là “trợ thủ đắc lực” của con người trong nhiều lĩnh vực, nhất là công nghiệp và tự động hóa. Tương lai gần, trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành thước đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Dù vậy, trí tuệ nhân tạo vẫn không thể thay thế ý thức và tư duy của con người.
Trí thông minh con người được ví như “bản đồ” đầy bí ẩn và phức tạp mà các nhà nghiên cứu, nhà khoa học vẫn chưa giải mã được. Vì vậy, Tino Group kết luận rằng tương lai của trí tuệ nhân tạo sẽ được chi phối bởi nhân loại và chúng hoàn toàn không thể thay thế ý thức của con người.
FAQs về điểm khác nhau giữa ý thức và trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo có khiến chúng ta bị mất việc làm không?
Trí tuệ nhân tạo có tác động lớn đến quy trình làm việc của con người. Tuy nhiên, nhiệm vụ của chúng chỉ là hỗ trợ chứ không phải thay thế vị trí của chúng ta. Công cụ, máy móc giúp chúng ta tối ưu hóa công việc, xử lý các tác vụ đơn giản mang tính lặp lại, tiết kiệm thời gian công sức. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo chỉ có thể vận hành thông qua sự điều khiển và quản lý của con người.
Trí tuệ nhân tạo có thể làm được việc con người không thể làm không?
Tất nhiên là có! Mặc dù bộ não của con người được mệnh danh là “kỳ quan thế giới” nhưng không phải việc gì chúng ta cũng có thể làm được. Một ví dụ điển hình là: Mắt người bị cận không thể nhìn rõ một hình ảnh nào đó nếu không đeo kính hoặc nhìn gần lại. Với trí tuệ nhân tạo thì khác, chúng hoàn toàn có khả năng biến hình ảnh mờ thành rõ nét trong vòng một nốt nhạc.
Lĩnh vực giáo dục có áp dụng trí tuệ nhân tạo được không?
Hoàn toàn có thể! Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đã thâm nhập vào ngành giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau. Chúng có thể là những ứng dụng dạy học, ứng dụng hỗ trợ giáo viên giảng dạy, thu thập tài liệu, ứng dụng hỗ trợ học sinh/sinh viên tiếp cận kiến thức,…
Lợi thế của trí thông minh con người so với trí tuệ nhân tạo là gì?
So với trí tuệ nhân tạo, trí thông minh của con người có khả năng đa nhiệm, kết hợp với các nhân tố cảm xúc, tương tác với xã hội và linh hoạt hơn trong quá trình biến đổi của môi trường.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org