dinh-vi-thuong-hieu-la-gi

Định vị thương hiệu là gì? 9 chiến lược xác định sơ đồ định vị thương hiệu

Mỗi doanh nghiệp đều có một vị trí nhất định trong nhận thức của khách hàng. Vị trí xếp hạng càng cao, thương hiệu của bạn càng lớn mạnh và có sức ảnh hưởng trên thị trường. Vậy làm cách nào để định vị thương hiệu một cách chính xác nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Định vị thương hiệu là gì?

Khái niệm định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là một nhân tố quan trọng khởi sinh từ chiến lược xây dựng thương hiệu. Nhân tố này giúp doanh nghiệp nhận diện được vị trí của mình trong mắt người tiêu dùng. Đồng thời, định vị thương hiệu còn giúp doanh nghiệp tự so sánh mình với đối thủ cạnh tranh.

dinh-vi-thuong-hieu-la-gi

Định vị thương hiệu được ví như một “không gian” duy nhất mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tâm trí của khách hàng. Chúng tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp định vị thương hiệu thông qua việc xây dựng sơ đồ định vị. Dựa trên những phân tích, đánh giá, doanh nghiệp sẽ biết được vị trí và điểm khác biệt của mình trong mắt khách hàng cũng như đối thủ cùng ngành.

Thế nào là sơ đồ định vị thương hiệu?

Sơ đồ định vị thương hiệu là một sơ đồ biểu thị vị trí hiện tại của toàn bộ thương hiệu (bao gồm doanh nghiệp bạn) từ lăng kính của khách hàng. Thông qua sơ đồ định vị thương hiệu, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định về chiến lược tiếp thị, giá thành sẽ được sử dụng trong tương lai nhằm tăng doanh số bán hàng.

Khi xây dựng sơ đồ định vị, doanh nghiệp cần tập trung vào hai yếu tố cốt lõi đó là: phân khúc giá và chất lượng hoặc những tính năng liên quan đến chất lượng sản phẩm.

dinh-vi-thuong-hieu-la-gi

Vì sao doanh nghiệp phải định vị thương hiệu?

Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp có được số lượng khách hàng ổn định. Những khách hàng này sẽ tự nguyện trải nghiệm sản phẩm mà không quá chú trọng vào giá thành. Ngoài ra, thông qua định vị thương hiệu, doanh nghiệp có thể xác định xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và bản sắc vốn có của mình. Nhờ đó, quá trình hoạch định chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm sẽ hiệu quả và thuận lợi hơn.

Định vị thương hiệu chính còn là nhân tố thúc đẩy quá trình mở rộng thương hiệu của doanh nghiệp trong tương lai. Vị trí thương hiệu càng cao, doanh nghiệp bạn càng có chỗ đứng trên thị trường. Một doanh nghiệp uy tín và chất lượng là doanh nghiệp có định vị thương hiệu tốt.

dinh-vi-thuong-hieu-la-gi

Phần lớn khách hàng đều ưu ái những nhãn hiệu uy tín, biết rõ giá trị của mình hơn là một nhãn hiệu mơ hồ, không xác định tương lai. Thế nên, định vị thương hiệu là phương pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp thu hút người tiêu dùng tiềm năng và biến họ thành những vị khách trung thành.

9 chiến lược định vị thương hiệu tốt nhất

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp định vị thương hiệu, chúng dựa trên mục đích và lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiện tại, trên thị trường có 9 chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình, bao gồm:

  • Định vị dựa trên chất lượng
  • Định vị dựa trên giá trị
  • Định vị dựa trên chức năng
  • Định vị dựa trên nhu cầu, mong muốn
  • Định vị dựa trên vấn đề và giải pháp
  • Định vị dựa trên đối thủ
  • Định vị dựa trên cảm xúc
  • Định vị dựa trên trải nghiệm mua sắm
  • Định vị dựa trên công dụng

Định vị dựa trên chất lượng

Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu mà người tiêu dùng quan tâm. Một sản phẩm chất lượng, an toàn với sức khỏe chính là “thủ lĩnh” trên thị trường. Đây được xem là phương pháp định vị bền bỉ và lâu dài nhất của mọi doanh nghiệp.

Quá trình chứng minh chất lượng sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp cần tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi sản phẩm của bạn đã thuyết phục được người dùng, mối liên hệ này sẽ sinh tồn và sống mãi theo thời gian.

dinh-vi-thuong-hieu-la-gi

Định vị dựa trên giá trị

Giá trị không phải là những vật chất hữu hình mà khách hàng có thể nhìn thấy hoặc cầm nắm được. Tuy nhiên, chúng lại có ý nghĩa to lớn trong việc định vị thương hiệu. Giá trị là những gì đứng sau sản phẩm, chúng có thể là thông điệp hoặc là thước đo đánh giá một thương hiệu.

Chẳng hạn như hãng điện thoại nổi tiếng Apple, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm chất lượng, họ còn mang lại giá trị cho khách hàng đó chính là sự đẳng cấp và sang trọng. Chính điều này đã khiến khách hàng luôn duy trì và gắn bó với thương hiệu.

Định vị dựa trên chức năng

Phương pháp định vị này phổ biến hơn đối với các thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị di động. Một sản phẩm càng nhiều tính năng, ứng dụng cao càng được khách hàng ưa thích. Vì vậy, phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật những tính năng mới để không bị tụt lại khi các sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường.

dinh-vi-thuong-hieu-la-gi

Định vị dựa trên nhu cầu và mong muốn

Khách hàng sẽ có những nhu cầu và mong muốn nhất định, chẳng hạn như: nghỉ ngơi, giải trí, ăn ngon, mặc đẹp,… Đây chính là những nhu cầu cơ bản nhất của một con người. Vì vậy, nếu nắm bắt được các mong muốn này, chiến lược định vị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn.

Định vị dựa trên vấn đề và giải pháp

Phương pháp này dựa trên hai yếu tố, một là vấn đề – bắt nguồn từ khách hàng, hai là giải pháp – hướng giải quyết của doanh nghiệp. Bạn có thể thấy nhiều thương hiệu dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng đã áp dụng rất tốt phương pháp định vị này qua các câu slogan như: “Sắc Ngọc Khang: tạm biệt tàn nhang, xóa tan vết nám”, “Bảo Xuân: giữ gìn nét xuân” hoặc “LIC: giảm cân, đẹp dáng, tự tin tỏa sáng”.

Định vị dựa trên đối thủ

Đây là phương pháp định vị khả thi nhưng lại khá mạo hiểm đổi với các doanh nghiệp. Một số thương hiệu sẽ sử dụng sản phẩm của mình và đối thủ cạnh tranh để đưa ra sự so sánh. Ví dụ điển hình nhất của chiến lược này đó chính là hai ông trùm giải khát Pepsi và CocaCola. Những TVC quảng cáo mang tính chất “cà khịa” của hai thương hiệu này tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ trên thị trường.

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng nếu doanh nghiệp quá lạm dụng và cố tình hạ thấp đối thủ.

dinh-vi-thuong-hieu-la-gi

Định vị dựa trên cảm xúc

Cảm xúc là cầu nối vững chắc nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng chạm đến trái tim người dùng. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã chọn phương pháp này để định vị thương hiệu của mình. Họ sẽ xây dựng các chiến lược tiếp thị với những câu slogan “chạm đỉnh” cảm xúc, khiến khách hàng cảm nhận được sự gần gũi, thân quen và muốn trải nghiệm sản phẩm.

Định vị dựa trên trải nghiệm mua sắm

Đây cũng là phương pháp định vị thương hiệu rất hiệu quả và phổ biến. Phương pháp này không bắt nguồn từ sản phẩm mà chủ yếu tập trung vào người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ xây dựng một quy trình mua hàng theo định hướng cá nhân hóa, giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm một cách đặc biệt.

Định vị dựa trên công dụng

Một sản phẩm có tính ứng dụng cao luôn được khách hàng quan tâm và ưa chuộng. Nếu doanh nghiệp bạn sở hữu sản phẩm có nhiều công dụng, đừng ngại ngần mà áp dụng chiến lược định vị này. Định vị thương hiệu dựa trên công dụng là một phương pháp an toàn nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao và dễ dàng chinh phục khách hàng.

dinh-vi-thuong-hieu-la-gi

Sơ đồ định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp hình dung được điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và thách thức của mình trên thị trường hiện tại. Hy vọng những phương pháp định vị thương hiệu Tino Group đã chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn xác định giá trị của doanh nghiệp mình hiệu quả nhất!

Những câu hỏi thường gặp về định vị thương hiệu?

Làm sao định vị thương hiệu chuẩn xác?

Để định vị thương hiệu chuẩn xác, doanh nghiệp cần có một tầm nhìn chiến lược dài và xa. Nghĩa là bạn phải biết cách đón đầu những xu thế có thể xảy ra trong tương lai như: sự biến đổi của thị trường, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Logo có cần thiết trong định vị thương hiệu?

Tất nhiên là có! Logo không chỉ là hình ảnh đại diện cho thương hiệu mà còn góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng độ bảo vệ đăng ký thương mại nhãn hiệu. Đặc biệt, logo chính là yếu tố giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của bạn.

Định vị thương hiệu có tốn nhiều thời gian không?

Chắc chắn là có! Mỗi doanh nghiệp sẽ có thời gian định vị thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, định vị thương hiệu không phải là một quá trình “một sớm một chiều” và đòi hỏi tính kiên nhẫn của của doanh nghiệp.

Định vị thương hiệu ở Việt Nam như thế nào?

Một số thương hiệu Việt Nam đã xây dựng được bản sắc cũng như hình ảnh riêng cho mình như: cà phê Trung Nguyên, Phúc Long, bánh ngọt Đức Phát,… Tuy nhiên, số lượng những thương hiệu này còn khá ít, phần lớn các chiến dịch truyền thông của các thương hiệu còn khá dàn trải, chưa tạo được điểm nhấn đặc trưng.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar