dong-tien-la-gi

Dòng tiền là gì? Phương pháp xác định dòng tiền thuần trong doanh nghiệp

Dòng tiền được xem là “huyết mạch” nuôi dưỡng và duy trì sự tồn tại của một doanh nghiệp. Dù vậy không phải ai cũng hiểu đúng về thuật ngữ dòng tiền và phương pháp vận hành của chúng.

Dòng tiền là gì?

Khái niệm về dòng tiền

Dòng tiền (Cash Flow, ký hiệu là CF) là lưu lượng tiền mặt hoặc các khoản tương đương mà doanh nghiệp đã thu hoặc chi. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong quá trình phân tích vị thế thanh khoản của một doanh nghiệp. Dòng tiền cung cấp bức tranh tổng thể về sự chuyển động vào/ra của đồng tiền.

dong-tien-la-gi

Dòng tiền vào bắt nguồn từ lợi nhuận thu được trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh. Trong khi đó, dòng tiền ra là những khoản đầu tư, chi trả để duy trì hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Bạn kinh doanh shop thời trang:

  • Dòng tiền vào: Số tiền khách hàng trả cho bạn khi họ đến mua quần, áo
  • Dòng tiền ra: Số tiền bạn chi trả để duy trì hoạt động của cửa hàng: tiền nhập sản phẩm, thuê mặt bằng, tiền nhân viên,…

Dòng tiền sẽ được thống kê vào báo cáo chi tiết vào cuối tháng, năm hoặc quý. Dựa vào đó, bạn có thể nhận định, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Dòng tiền có thể dương (Positive Cash Flow) hoặc âm (Negative Cash Flow) tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của bạn.

Nếu tổng thu lớn hơn tổng chi nghĩa là bạn đã tạo ra dòng tiền dương và ngược lại. Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là giữ cho dòng tiền luôn dương. Tuy nhiên, đây không phải là điều đơn giản và đòi hỏi bạn phải có chiến lược kinh doanh cũng như phương pháp quản lý tài chính phù hợp.

Thế nào là báo cáo lưu chuyển tiền tệ?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là bản báo cáo tài chính cung cấp toàn bộ dữ liệu về dòng tiền mà doanh nghiệp thu/chi từ hoạt động kinh doanh và nguồn đầu tư bên ngoài. Các doanh nghiệp sử dụng bản báo cáo này để nhận định thực trạng hiện tại của dòng tiền.

dong-tien-la-gi

Trong tất cả các báo cáo tài chính, báo lưu chuyển tiền tệ được cho là trực quan và toàn diện nhất vì chúng dựa trên dòng tiền thực mà doanh nghiệp tạo ra thông qua 3 nguồn:

  • Từ hoạt động kinh doanh: Là các khoản thu, chi liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
  • Từ đầu tư: Là các khoản thu, chi liên quan đến quá trình đầu tư, thanh lý tài sản cố định hoặc đầu tư tài chính dài hạn
  • Từ hoạt động tài chính: Là các khoản thu, chi liên quan đến quá trình huy động vốn từ chủ nợ và chủ sở hữu, chia cổ phần/lãi tức cho cổ đông/nhà đầu tư, mua lại cổ phần, trả vốn cho chủ nợ

Xác định dòng tiền thuần trong doanh nghiệp

Định nghĩa về dòng tiền thuần

Dòng tiền thuần (Free cash flow to the firm, ký hiệu FCFF) là dòng tiền sẵn có cho toàn bộ nhà cung cấp vốn như: chủ nợ, cổ đông, nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi,…

Đây còn là dòng tiền tự do còn lại sau khi doanh nghiệp thu và chi. Dòng tiền thuần được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính của doanh nghiệp. Dòng tiền thuần đại diện cho dòng tiền thặng dư cho một doanh nghiệp nếu không có nợ.

dong-tien-la-gi

Nhà phân tích tài chính phải hoàn tác những công việc mà kế toán thực hiện để đạt được con số FCFF. Mục tiêu của hoạt động này là thu được dòng tiền thu và chi thực sự của doanh nghiệp.

Phương pháp xác định dòng tiền thuần trong doanh nghiệp

Dòng tiền thuần trong doanh nghiệp được xác định bằng tổng: dòng tiền thuần từ hoạt động kinh, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính.

Trong đó:

  • Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = Tổng dòng tiền thu vào – Tổng dòng tiền chi ra (Trong hoạt động kinh doanh)
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư = Tổng dòng tiền thu vào – Tổng dòng tiền chi ra (Trong hoạt động đầu tư)
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính = Tổng dòng tiền thu vào – Tổng dòng tiền chi ra (Trong hoạt động tài chính)

Dòng tiền thuần được tính bằng công thức nào?

FCFF = NI + NC + [I*(1 – TR)] – LI – IWC

Trong đó:

  • FCFF: Dòng tiền thuần trong doanh nghiệp
  • NI (Net Income): Thu nhập ròng
  • NC (Non-cash charges): Khoản mục phi tiền mặt
  • I (Interest): Lãi
  • TR (Tax Rate): Mức thuế
  • LI (Long – term Investments): Mức đầu tư dài hạn
  • IWC (Investment in Working Capital): Mức đầu tư cho vốn lưu động
dong-tien-la-gi

Vì sao phải xác định dòng tiền thuần trong doanh nghiệp?

  • Xác định được giá trị thực sự của doanh nghiệp bao gồm chủ nợ và chủ sở hữu
  • Hỗ trợ nhà quản trị điều chỉnh và cải thiện hoạt động tài chính phù hợp hơn
  • Cho phép doanh nghiệp nhận định chính xác giá trị cổ phiếu của mình
  • Thông qua chỉ số FCFF dương hoặc âm, doanh nghiệp có thể phân tích được tình hình và thực trạng kinh doanh hiện tại

Điều gì khiến dòng tiền thuần suy yếu?

Kế hoạch chi tiêu chưa hợp lý

Nguyên nhân này cực kỳ phổ biến với những doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động. Thiếu kinh nghiệm quản trị kinh doanh và chưa hiểu rõ về dòng tiền nên nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng kế hoạch ngân sách, chi tiêu phù hợp.

Khi chưa xác định “đường đi nước bước” chính xác, doanh nghiệp dễ sa đà vào việc chi tiêu quá mức, dẫn đến dòng tiền thuần âm.

dong-tien-la-gi

Nếu kế hoạch chi tiêu chưa hợp lý, doanh nghiệp sẽ không kịp xoay xở khi có chi phí bất ngờ phát sinh. Những khoản chi tiêu mơ hồ là nguyên nhân rất lớn dẫn đến sự thất bại của nhiều doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý tài chính kém

Kiến thức về quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một số doanh nhân tự phát chưa nắm vững kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính nên khiến dòng tiền bị mất cân bằng. Khi ấy, họ không có đủ khả năng để gỡ rối tình trạng hiện tại, tài chính tụt dốc không phanh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các vấn đề khác như: rủi ro từ nợ xấu, khả năng thu hồi nợ,… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “doanh thu cao nhưng tiền không về” của một số cửa hàng hiện nay.

dong-tien-la-gi

Dòng tiền chính là “tấm gương” phản chiếu chân thật nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn. Để tăng trưởng doanh thu, hãy duy trì và kiểm soát dòng tiền thật tốt nhé! Chúc bạn may mắn!

Những câu hỏi thường gặp về dòng tiền

Dòng tiền và lợi nhuận giống nhau không?

Tất nhiên là không! Loại nhuận hay còn gọi là doanh thu là số tiền kiếm được từ việc bán sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, chúng không có khả năng phản ánh dòng tiền thực tế của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Trong khi đó, dòng tiền hoàn toàn làm được điều này, chúng cho phép doanh nghiệp theo dõi dòng tiền vào/ra và phân loại theo nguồn gốc hoặc mục đích sử dụng.

Doanh nghiệp có cần báo cáo lưu chuyển tiền tệ không?

Có! Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một hoạt động bắt buộc trong báo cáo tài chính. Hoạt động này cho phép doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính thực sự của mình, từ đó điều chỉnh và cải thiện hợp lý hơn.

Dòng tiền là tiền mặt trong ngân hàng phải không?

Điều này hoàn toàn sai, dòng tiền không chỉ bao gồm toàn bộ tiền mặt trong ngân hàng, chúng còn tồn tại dưới những hình thức khác nhau như: trang thiết bị, tài sản, cơ sở vật chất, cổ phiếu, chứng khoán,…

Dòng tiền âm nghĩa là doanh nghiệp phá sản đúng không?

Không! Mặc dù, dòng tiền âm sẽ khiến doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của mình và khó đưa ra quyết định kinh doanh, nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phá sản. Dòng tiền âm chỉ phản ánh một phần của hoạt động kinh doanh chưa hợp lý của doanh nghiệp. Vì vậy, khi xảy ra dòng tiền âm, nhà quản trị cần xây dựng lại chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính hợp lý để cải thiện tình trạng này.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar