nganh-cong-nghiep-nang-luong-la-gi

Ngành công nghiệp năng lượng là gì? 5 điểm đặc trưng của ngành công nghiệp năng lượng

Trước xu hướng hội nhập quốc tế và mong muốn khôi phục nền kinh tế nhanh chóng, ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta ngày càng mở rộng quy mô, trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm. Vậy thực chất ngành công nghiệp năng lượng là gì? Công nghiệp năng lượng gồm có những ngành nào? Đâu là điểm đặc trưng của ngành công nghiệp năng lượng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về ngành công nghiệp năng lượng

Ngành công nghiệp năng lượng là gì?

Công nghiệp năng lượng là khái niệm dùng để chỉ các ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất, kinh doanh năng lượng. Hoạt động chính của công nghiệp năng lượng là khai thác, sản xuất, lọc dầu và phân phối nhiên liệu. Ở thời điểm hiện tại, mỗi quốc gia đều tiêu thụ một lượng lớn nhiên liệu. Chính vì thế, ngành công nghiệp năng lượng đã trở thành một trong những lĩnh vực nền tảng, giúp duy trì sự phát triển của xã hội ở mỗi quốc gia.

nganh-cong-nghiep-nang-luong-la-gi

Điểm đặc trưng của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành trọng điểm giúp phát triển nền kinh tế nước nhà. Chính vì thế, ngành công nghiệp năng lượng đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Do đó, lĩnh vực này luôn được nhà nước chú trọng đầu tư, ra sức cải tiến và nâng cấp. Nhìn chung, ngành công nghiệp năng lượng ở Việt Nam sở hữu những điểm đặc trưng nhất định.

Có khả năng phát triển lâu dài

Công nghiệp năng lượng tại Việt Nam là ngành có thể mạnh phát triển lâu dài nhờ nguồn nguyên/nhiên liệu phong phú, đa dạng. Đồng thời, thị trường của ngành công nghiệp năng lượng rất lớn. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển nên lĩnh vực này đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cực kỳ cao.

Thế nên, ngành công nghiệp năng lượng đã tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Nhờ những lợi ích này, ngành công nghiệp năng lượng đã trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

Tiềm năng khai thác đa dạng

Có tiềm năng rất lớn về khai thác than, dầu khí, phát triển năng lượng tái tạo như thuỷ điện, mặt trời, điện gió,…

Tiềm năng thuỷ điện lớn

Việt Nam có tiềm năng thuỷ điện rất lớn, công suất lý thuyết có thể đạt đến 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỷ kWh. Tiềm năng này bắt nguồn từ hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều nước của Việt Nam. Trong đó, sông Hồng và sông Đồng Nai là hai hệ thống sông ngòi có tiềm năng khai thác thuỷ điện lớn nhất nước ta.

nganh-cong-nghiep-nang-luong-la-gi

Cải thiện “ngân khố” quốc gia

Ngành công nghiệp năng lượng có khả năng mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội cho quốc gia. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp năng lượng đã sản xuất ra các mặt hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt đã thu về nguồn lợi nhuận cực khủng.

Không những thế, lĩnh vực này còn cung cấp năng lượng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp doanh thu cho nền kinh tế – xã hội nước nhà.

Quy mô ngành công nghiệp năng lượng rộng mở đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Đồng thời, năng lượng cũng là một trong những yếu tố hạ tầng vô cùng quan trọng để một quốc gia phát triển.

Ngành công nghiệp cốt lõi

Đây là ngành công nghiệp quan trọng, cốt lõi và là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại. Hơn hết, ngành công nghiệp năng lượng còn thúc đẩy những tiến bộ khoa học, kỹ thuật của quốc gia.

Tầm quan trọng của ngành công nghiệp năng lượng

Ngành công nghiệp năng lượng có tác động lớn đến các ngành công nghiệp cơ bản và cả trọng điểm. Trên thực tế, ngành năng lượng chính là cơ sở thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất hiện đại. Đó là do chúng ta không thể triển khai các ngành công nghiệp khác nếu không có sự hỗ trợ của ngành công nghiệp năng lượng. Điện chính là sản phẩm điển hình của ngành công nghiệp năng lượng. Có thể thấy, nếu không có các sản phẩm này, cuộc sống và những hoạt động sản xuất của con người sẽ gặp nhiều khó khăn.

nganh-cong-nghiep-nang-luong-la-gi

Ngoài ra, ngành công nghiệp năng lượng còn là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế. Có thể nói, ngành công nghiệp này đóng vai trò như một bộ phận tất yếu trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng kéo theo những thay đổi tích cực đối với các ngành công nghiệp khác, điển hình là cơ khí hay công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Hơn hết, công nghiệp năng lượng còn thu hút các ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như chế biến kim loại, hóa chất, dệt, chế biến thực phẩm, luyện kim màu,…

Một số ngành cơ bản trong công nghiệp năng lượng

Về cơ bản, công nghiệp năng lượng bao gồm nhiều ngành khác nhau. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp năng lượng được chia thành 2 ngành chính, bao gồm:

  • Công nghiệp khai thác nguyên/nhiên liệu.
  • Công nghiệp khai thác điện lực.

Đồng thời, ngành công nghiệp năng lượng có cơ cấu ngành được phân thành 2 nhóm. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp khai thác nguyên/nhiên liệu, có 2 ngành chính cần quan tâm, bao gồm:

  • Công nghiệp khai thác than.
  • Công nghiệp khai thác dầu mỏ.

Tựu trung, tổng thể công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành chính:

  • Công nghiệp khai thác than.
  • Công nghiệp khai thác dầu khí.
  • Công nghiệp điện lực.

Công nghiệp khai thác than

Công nghiệp khai thác than là ngành công nghiệp vốn đã xuất hiện từ lâu ở nước ta. Ngành này có 2 hình thức khai thác chính là:

  • Khai thác lộ thiên.
  • Khai thác hầm lò.
nganh-cong-nghiep-nang-luong-la-gi

Vùng đất Quảng Ninh, Việt Nam là nơi có trữ lượng than lớn nhất cả nước, nhiều nhất là than antraxit hay than anthracite. Theo thống kế, Quảng Ninh sở hữu hơn 3 tỷ tấn than, tương đương 90% trữ lượng than của cả nước. Ngoài than antraxit, nước ta còn có nhiều loại than khác nhau, như than nâu (Đồng bằng sông Hồng) và than bùn (Đồng bằng sông Cửu Long).

Công nghiệp khai thác dầu khí

So với công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí là ngành “sinh sau đẻ muộn”. Công nghiệp khai thác dầu khí chính thức phát triển tại nước ta từ năm 1986. Dù chỉ phát triển không lâu nhưng sản lượng dầu khí ở nước ta tăng trưởng liên tục.

Phần lớn dầu khí ở Việt Nam tập trung nhiều tại các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa phía Nam. Hai bể dầu khí tiềm năng nhất của Việt Nam chắc chắn không thể bỏ qua bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Sở hữu số lượng lớn dầu mỏ lên đến vài tỷ tấn và hàng trăm m3 khí, đây chính là nguồn nguyên liệu tuyệt vời nhất cho các nhà máy nhiệt điện. Đồng thời, nguồn nguyên liệu này còn đóng góp rất lớn cho hoạt động sản xuất phân đạm.

Công nghiệp điện lực

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực. Sản lượng ngành công nghiệp điện lực tại nước ta tăng trưởng khá nhanh. Trong đó, cơ cấu sản lượng thuỷ điện và nhiệt điện phân theo nguồn chiến tỷ lệ cao nhất.

Trong vài năm gần đây, cơ cấu nguồn điện đã tích hợp thêm một vài năng lượng từ các nguồn mới như mặt trời hay điện gió. Năm 2020, hệ thống điện quốc gia của ngành năng lượng tái tạo (điện mặt trời, sinh khối, điện gió) đã chiếm đến 12%, trong đó, riêng điện mặt trời đã chiếm hơn 10%.

nganh-cong-nghiep-nang-luong-la-gi

Nhìn chung, ngành công nghiệp năng lượng được đánh giá là ngành trọng điểm, quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để nước ta phát triển công nghiệp hiện đại, nâng cấp và cải tiến khoa học kỹ thuật.

Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu ngành công nghiệp năng lượng là gì cũng như điểm đặc trưng của ngành này đối với nước ta. Đừng quên theo dõi Tino Group để tiếp tục khám phá những kiến thức mới lạ khác nhé!

Những câu hỏi thường gặp

Ngành nào không thuộc ngành công nghiệp năng lượng?

Ngoại trừ 3 ngành công nghiệp khai thác: than, dầu khí và điện lực, tất cả các ngành khác đều không thuộc ngành công nghiệp năng lượng.

Trữ lượng than lớn nhất tại Việt Nam phân bố ở đâu?

Quảng Ninh là nơi có trữ lượng than lớn nhất nước ta với hơn 90% trữ lượng than của cả nước.

Việt Nam có tiềm năng về thuỷ điện không?

Tất nhiên là có! Theo lý thuyết, công suất thuỷ điện nước ta có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỷ kWh.

Vì sao thuỷ điện tại Việt Nam phát triển?

Nguyên nhân khiến ngành thuỷ điện Việt Nam phát triển là do nước ta sở hữu hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều nước và chảy qua ¾ địa hình đồi núi.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org