Thị trường luôn biến đổi và khách hàng ngày càng khó tính hơn. Chỉ những sản phẩm có một USP rõ ràng mới có thể khiến khách hàng “phải lòng” ngay từ lần đầu tiên. Vậy chính xác USP sản phẩm là gì? Làm thế nào sử dụng USP sản phẩm hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!
USP sản phẩm là gì?
Theo bài viết Win Sales With a Unique Selling Proposition + 9 Examples trên trang Shopify, USP (Unique Selling Proposition – tạm dịch: điểm bán hàng độc đáo) là yếu tố nổi bật giúp sản phẩm hoặc doanh nghiệp của bạn khác biệt và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Đây là một tuyên bố ngắn gọn, súc tích, làm rõ lợi ích cụ thể mà bạn mang đến cho khách hàng. Hơn hết, USP sản phẩm còn là yếu tố giúp thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt trên thị trường.
Không chỉ định hướng chiến lược Marketing, xác định một USP mạnh mẽ, rõ ràng còn ảnh hưởng đến cách bạn xây dựng thông điệp, thương hiệu, nội dung và các quyết định Marketing khác. Đặc biệt, USP còn đóng vai trò thuyết phục khách hàng tiềm năng lựa chọn bạn thay vì đối thủ.
4 lợi ích quan trọng của USP sản phẩm
Bên cạnh việc giúp sản phẩm nổi bật giữa vô vàn lựa chọn, USP sản phẩm còn định hình cách doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Dưới đây là 4 lợi ích quan trọng mà USP mang lại.
Tạo sự khác biệt rõ ràng trên thị trường
USP giúp sản phẩm của bạn nổi bật bằng cách nhấn mạnh những điểm độc đáo không có ở đối thủ cạnh tranh. Đây là cách khiến khách hàng dễ dàng nhận ra và ghi nhớ thương hiệu của bạn, đặc biệt trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh.
Định hướng chiến lược marketing hiệu quả
Với một USP rõ ràng, bạn dễ dàng xây dựng thông điệp Marketing nhất quán và tập trung. Từ đó, chiến lược quảng cáo trở nên hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Gia tăng sự thuyết phục đối với khách hàng
USP cung cấp lý do cụ thể để khách hàng chọn sản phẩm của bạn thay vì đối thủ. Bằng cách làm nổi bật lợi ích độc quyền, USP tạo niềm tin và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và lâu dài
Khi được thể hiện rõ ràng và nhất quán, USP cũng góp phần củng cố nhận diện thương hiệu. Nhờ đó, doanh nghiệp vừa có thể thu hút khách hàng mới mà còn giữ chân khách hàng cũ, tạo nên nền tảng cho sự phát triển bền vững.
4 loại USP sản phẩm cơ bản
Để tạo ra một USP ấn tượng, doanh nghiệp cần hiểu rõ các yếu tố then chốt giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật. Dưới đây là 4 loại USP cơ bản cùng ví dụ minh hoạ để bạn dễ dàng áp dụng.
USP dựa trên giá cả
Sản phẩm được định giá cạnh tranh hoặc rẻ nhất trên thị trường, thu hút khách hàng nhạy cảm với chi phí. Ví dụ, các hãng hàng không giá rẻ như Bamboo Airline nhấn mạnh USP “giá thấp nhất, bay dễ dàng” để thu hút khách hàng tìm kiếm những lựa chọn tiết kiệm.
USP dựa trên chất lượng
Sản phẩm cam kết mang lại chất lượng cao nhất, vượt trội hơn bất kỳ đối thủ nào. Ví dụ, thương hiệu đồng hồ Rolex khẳng định giá trị của mình qua tay nghề thủ công tinh xảo và độ bền bỉ, khiến sản phẩm trở thành biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp.
USP dựa trên sự tiện lợi
Sản phẩm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hoặc dễ dàng hơn trong việc sử dụng, mua sắm. Ví dụ, Shopee cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong 1-2 ngày cùng nhiều tiện ích khác, nhấn mạnh USP là dịch vụ mua sắm trực tuyến thuận tiện nhất cho khách hàng.
USP dựa trên sự khác biệt
Sản phẩm hoàn toàn độc đáo hoặc tiên phong trên thị trường, mang đến giá trị mới mẻ cho khách hàng. Ví dụ, Vinfast nổi bật với các mẫu xe điện thông minh, tích hợp công nghệ tiên tiến, thể hiện sự khác biệt hoàn toàn trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
5 cách truyền tải USP sản phẩm cho doanh nghiệp
Trên thực tế, USP không thể tự nhiên phát huy công dụng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những cách truyền tải USP sản phẩm của mình hiệu quả. Dưới đây là 5 cách phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng để truyền tải USP của mình.
Quảng cáo truyền thống và chiến dịch thương hiệu
Sử dụng quảng cáo trên báo chí, truyền hình hoặc biển quảng cáo giúp đưa USP đến gần hơn với đối tượng mục tiêu. Ví dụ, các chiến dịch của Coca-Cola không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn nhấn mạnh USP về sự tươi mới và kết nối cảm xúc qua khẩu hiệu như “Taste the Feeling.”
Tận dụng mạng xã hội
Tăng cường sự hiện diện trên các nền tảng như Facebook, Instagram hoặc TikTok giúp doanh nghiệp truyền tải USP nhanh chóng, lan tỏa. Ví dụ, các thương hiệu mỹ phẩm thường hợp tác với influencer để nhấn mạnh USP như “sản phẩm lành tính, phù hợp mọi loại da.”
Sáng tạo nội dung Marketing
Viết blog, sản xuất video hoặc tạo bài viết viral cũng là cách hiệu quả giúp USP tiếp cận người tiêu dùng. Ví dụ, một thương hiệu chăm sóc sức khỏe có thể tạo video giải thích USP “thành phần tự nhiên 100%” và chia sẻ trên các kênh online để tăng độ nhận diện.
Hiển thị USP trên trang web và các kênh kỹ thuật số
Trình bày USP như tagline hoặc danh sách gạch đầu dòng trên trang chủ, trang sản phẩm giúp khách hàng hiểu rõ ngay từ lần đầu ghé thăm. Ví dụ, TinoHost nhấn mạnh USP của họ với dòng chữ “Nhanh . Ổn định . Bảo mật” ngay trên trang chủ.
Cải thiện SEO và marketing tìm kiếm
Tối ưu hóa website để xếp hạng cao trên Google với các từ khóa liên quan đến USP giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Ví dụ, một cửa hàng giày online có thể sử dụng từ khóa như “giày thể thao siêu nhẹ” để làm nổi bật USP của mình trong kết quả tìm kiếm.
6 bước thực hiện USP sản phẩm hiệu quả
Để tạo ra một USP mạnh mẽ, doanh nghiệp cần thực hiện 6 bước cụ thể như sau.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu kỹ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng mục tiêu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải phân tích đối thủ để nắm bắt cách họ đáp ứng thị trường. Bước này giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh của mình, phát hiện các khoảng trống chưa được khai thác trong thị trường.
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu cụ thể
Doanh nghiệp tiếp tục phân tích các đặc điểm như độ tuổi, thu nhập, thói quen mua sắm và kênh truyền thông ưa thích của khách hàng. Từ những đặc điểm ấy, doanh nghiệp sẽ chia nhóm khách hàng theo từng phân khúc để tập trung vào những người có khả năng mua hàng cao nhất. Đây là cách để tối ưu hóa nguồn lực và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau đó, doanh nghiệp cần xác định rõ USP và chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Trong bước này, doanh nghiệp cũng nên dành thời gian tìm hiểu ưu điểm, hạn chế trong cách phục vụ khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể so sánh với khả năng của mình để tạo ra sự khác biệt và định vị tốt hơn trên thị trường.
Bước 4: Xác định điểm bán hàng độc nhất (USP)
Trong bước tiếp theo, doanh nghiệp cần đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để xác định các yếu tố nổi bật, như chất lượng, giá thành, sự tiện lợi hoặc tính độc đáo. Sau đó, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi: “Sản phẩm của tôi mang lại giá trị gì mà đối thủ không thể cung cấp?”.
Bước 5: Xây dựng thông điệp USP rõ ràng, thuyết phục
Doanh nghiệp cần tạo một thông điệp súc tích, dễ hiểu để giải thích tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Thông điệp này nên tập trung vào lợi ích cụ thể mà khách hàng sẽ nhận được và sử dụng bằng chứng thực tế như lời chứng thực, hình ảnh hoặc video để tăng tính thuyết phục.
Bước 6: Thử nghiệm và điều chỉnh USP thường xuyên
Sau khi triển khai, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ khách hàng thông qua khảo sát, đánh giá trực tiếp hoặc theo dõi dữ liệu bán hàng. Dựa trên phản hồi, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh thông điệp hoặc chiến lược truyền tải USP để đảm bảo luôn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Chiến lược định vị thương hiệu với USP là bước đi thông minh để khẳng định vị thế của bạn trên thị trường. Khi hiểu rõ khách hàng và phát triển một USP khác biệt, bạn có thể mang lại trải nghiệm độc đáo, khó quên cho người tiêu dùng. Hãy để USP của bạn trở thành câu chuyện truyền cảm hứng, khiến khách hàng không chỉ mua sắm mà còn trở thành người hâm mộ trung thành.
Đừng quên theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Optimizely. Unique selling point. Optimizely.com https://www.optimizely.com/optimization-glossary/unique-selling-point/
- Robert Sheldon. Unique selling point (USP). Techtarget.com. https://www.techtarget.com/whatis/definition/unique-selling-point-USP
- Braveen Kumar. (2024, July 7). Win Sales With a Unique Selling Proposition + 9 Examples. Shopify.com. https://www.shopify.com/blog/unique-selling-proposition.
- Elizabeth Burnam. (2022, February 1). How to Define Your Unique Selling Proposition (USP). Newbreedrevenue.com. https://www.newbreedrevenue.com/blog/how-to-define-your-unique-selling-proposition-usp
- Donny Kelwig. (2024, March 11). What is a unique selling proposition? USP examples and definition. Zendesk.com. https://www.zendesk.com/blog/unique-selling-proposition/
Những câu hỏi thường gặp
USP có thay đổi theo thời gian không?
USP có thể thay đổi khi thị trường hoặc nhu cầu của khách hàng thay đổi. Tuy nhiên, mỗi lần thay đổi USP cần phải được thực hiện một cách cẩn thận để không làm mất đi sự nhận diện thương hiệu.
Cách xác định USP cho sản phẩm là gì?
Để xác định USP, bạn cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu, hiểu nhu cầu và mong muốn của họ, đồng thời phân tích các đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm khác biệt của sản phẩm của bạn.
Một sản phẩm có thể có nhiều USP không?
Mỗi sản phẩm thường có một USP chính. Tuy nhiên, bạn có thể làm nổi bật các đặc điểm hoặc lợi ích khác của sản phẩm trong các chiến dịch marketing khác nhau.
USP có thể thay đổi theo từng nhóm khách hàng không?
Tất nhiên là có! USP có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau, giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp cận và tăng cường hiệu quả marketing.