Thương mại điện tử được xem là “mỏ vàng” trực tuyến được nhiều người săn đón. Nếu có ý định làm giàu, hãy tìm hiểu về 10 xu hướng thương mại điện tử sắp sửa lên ngôi trong năm 2022 cùng Tino Group nhé!
Thương mại điện tử là gì?
Định nghĩa về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-commerce – EC) là hình thức giao dịch trực tuyến thông qua mạng Internet và các thiết bị di động. Đây là không gian vô hình có khả năng kết nối giữa người bán và người tiêu dùng. Những hình ảnh, thông tin về sản phẩm được cá nhân hoặc doanh nghiệp đăng tải trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử. Trong khi đó, khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà, chọn lựa sản phẩm và hoàn tất giao dịch.
Thương mại điện tử không đòi hỏi người bán phải có mặt bằng hay cửa hàng offline truyền thống, cũng không yêu cầu người mua phải di chuyển trực tiếp đến nơi mua sắm. Cả hai bên giao dịch không cần gặp mặt nhau vẫn có thể trao đổi, mua bán.
Sau khi hoàn tất giao dịch, khách hàng sẽ nhận sản phẩm thông qua các dịch vụ chuyển phát. Họ có hai hình thức thanh toán: thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán online qua thẻ ngân hàng/ví điện tử.
Nhìn chung, thương mại điện tử là một thị trường tiềm năng “đánh thức” khả năng làm giàu của mọi người. Bên cạnh đó, việc hợp tác với một sàn điện tử cũng tiện lợi, dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ không phải tốn một “mớ” tiền cho việc thuê nhân viên hoặc mặt bằng. Không chỉ vậy, thương mại điện tử còn là nơi tạo ra doanh thu đáng kể cho người khởi nghiệp.
Dự báo 10 xu hướng thương mại điện tử năm 2022
Mỗi năm, có khoảng hơn 600.000 người Việt Nam chọn khởi nghiệp bằng con đường thương mại điện tử. Những cửa hàng online có chi phí rẻ, tỷ lệ thành công cao, tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả.Theo thống kê có hơn 1.000.000 người kinh doanh online mà không hề cần gian hàng offline. Ví dụ: Nhà hàng online thành công hơn trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, doanh số hàng trăm triệu 1 ngày.
Sự xuất hiện của những mặt hàng mới
Một số dịch vụ cung cấp sản phẩm mới nổi lên như “nấm mọc sau mưa”, điển hình như dịch vụ giao đồ ăn sẵn và đồ ăn chế biến sẵn, nông sản tươi sạch, đồ dùng gia dụng,… Hoạt động này kéo theo những hình thức bán hàng mới như livestream.
Ví dụ: Các nông dân hoặc CEO tự livestream quảng bá sản phẩm, giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng.
Chính sách bán hàng, thuế pháp lý được siết chặt
Trong năm 2022, các sàn thương mại điện tử có xu hướng quản chặt hơn về việc nộp thuế. Điều này giúp quá trình giao dịch trực tuyến trở nên chính thống và đảm bảo hơn. Ngoài ra, hệ thống thương mại điện tử sẽ hạn chế một số vấn đề sau:
- Người dùng từ dưới 16 tuổi bị hạn chế khả năng livestream bán hàng
- Những sản phẩm nhái, không rõ nguồn gốc, giả mạo,…, bị nghiêm cấm hoàn toàn
- Hiện tượng BOT (người chơi ảo) hoặc tương tác ảo sẽ bị hạn chế
Thông qua những quy định mới, sàn thương mại điện tử sẽ trở thành một “sân chơi” lành mạnh – công bằng – văn minh.
Hình thức livestream bán hàng được đẩy mạnh
Livestream hiện được xem là xu hướng mới trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Thông qua hình thức giới thiệu sản phẩm trực tiếp, người mua sẽ có cái nhìn trực quan và toàn diện hơn về sản phẩm. Vì vậy, livestream giúp người bán “chốt” được nhiều đơn hàng hơn.
Trong năm 2022, livestream sẽ được đẩy mạnh và trở thành một phương thức bán hàng chính thống. Do đó, mọi hình thức livestream sẽ phải đăng ký với các cơ quan quản lý, không tự phát như trước đây.
Hình thức bán hàng này là tiền đề để các nhà sáng lập phát triển ra các ứng dụng dành riêng cho livestream. Thay vì phát sóng trực tuyến trên mạng xã hội, người bán có thể livestream trên một nền tảng cụ thể, được hỗ trợ nhiều tính năng mới.
Nền tảng MGM/KOC/KOLS phát triển
Xu hướng thương mại điện tử đang và sẽ tiếp tục “lên ngôi” là ba nền tảng chính: MGM, KOC và KOLS.
- MGM (Members get Members): Khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mới và ăn chia lợi nhuận với doanh nghiệp (doanh nghiệp biến khách hàng thành người bán).
- KOL (Key Online Leaders): Doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có sức ảnh hưởng về một lĩnh vực trên mạng xã hội để thúc đẩy bán hàng.
- KOC (Key Opinion Consumers): Khá tương đồng với KOL, là những người có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường.
Inbound marketing
Inbound Marketing được tạo ra nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chạy quảng cáo trên các trang Social Media. Thay vì lập Fanpage và chạy ads, nhiều doanh nhân đã tự xây dựng các group cộng đồng (Facebook Group, Zalo Group). Nội dung của group có thể là bất kỳ chủ đề nào miễn sao thu hút được nhiều người dùng. Tuy nhiên, chúng phải thật sự hấp dẫn và mang lại những giá trị bổ ích.
Thông qua group, nhiều doanh nghiệp sẽ có được các đơn hàng mà không cần quảng cáo. Ngoài ra, Inbound Marketing còn giúp bạn tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, duy trì mối quan hệ giao dịch trong thời gian dài. Tuy nhiên, xây dựng group đòi hỏi sự kiên trì vì việc này tốn khá nhiều thời gian. Do đó, hình thức Inbound Marketing thường bị nhiều doanh nghiệp bỏ qua mặc dù chúng mang lại hiệu quả bền vững.
Công cụ trigger cho thương mại điện tử phát triển mạnh
Trigger là một thủ thuật giúp các kênh thương mại phát triển mạnh mẽ. Những công cụ này có thể là: phần mềm tăng view, tăng traffic, tăng đơn hàng, tăng lượt theo dõi hoặc đăng ký. Thủ thuật này xuất hiện phổ biến tại các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các chuyên gia sẽ sử dụng hình thức này để: tăng lượt sub trên TikTok, tăng review trên Shopee, tăng view trên Youtube,… Thủ thuật trigger giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố niềm tin với khách hàng mới hiệu quả hơn.
Xây dựng brand và nâng cao trải nghiệm trên sàn
Những thương hiệu lớn cũng bắt đầu thiết lập sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Trong khi đó, những thương hiệu nhỏ hơn xây dựng database để kéo người mua hàng online. Nhiều doanh nghiệp thiết lập hình thức thu hút khách hàng khá mới mẻ như: làm bao bì, thẻ cảm ơn, QR code, flash sales, feedback,… Với phương án này, khách hàng sẽ có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.
Thương mại điện tử đa kênh và phân chia chuyên sàn
Trong năm 2022, bên cạnh các sàn thương mại điện tử phổ biến như: Shopee, Lazada, Tiki,…, một số nền tảng khác bắt đầu xây dựng sàn thương mại điện tử riêng. Bên cạnh đó, một số địa phương và các lĩnh vực khác cũng thiết lập sàn giao dịch địa phương, sàn chuyên biệt (sàn chuyên nông sản, sàn chuyên thức ăn, sàn y tế,…).
Short video commerce (TikTok)
Những video dạng ngắn ngày càng khởi sắc trên các trang mạng xã hội như: Instagram, TikTok, Facebook,… Đặc biệt là TikTok, những video ngắn có nội dung quảng cáo, unbox, review sản phẩm,…, hiện đang rất phổ biến. Thời lượng kéo dài trong 1 phút giúp tối ưu hóa chất lượng video, người xem cũng tiếp cận với sản phẩm hiệu quả hơn. Nhiều TikToker khéo léo thu hút khách hàng từ TikTok sang các sàn thương mại điện tử chính thức thông qua chuyên mục review hoặc unbox sản phẩm.
Nội dung bài viết tham khảo từ phần chia sẻ của Mr. Tuấn Hà Founder & CEO VINALINK tại talk show “Sự bùng nổ của Thương Mại Điện Tử & Toàn cảnh thị trường công nghệ dành cho Thương Mại Điện Tử Việt Nam!” (tháng 7/2021).
Những câu hỏi thường gặp về xu hướng thương mại điện tử
Thế nào là Merchant Account?
Đây là tài khoản dùng để thanh toán và giao dịch của doanh nghiệp với các sàn thương mại điện tử. Khi khách hàng thanh toán trực tuyến, thông qua Merchant Account, số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu giao dịch gặp vấn đề hoặc bị hủy, số tiền ấy sẽ tự động hoàn lại cho khách hàng.
Thương mại điện tử có phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh không?
Thương mại điện tử có thể áp dụng cho phần lớn các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp để áp dụng đúng vào thời điểm giao dịch thuận lợi.
Kinh doanh trên sàn thương mại có tốn kém không?
Tất nhiên là có! Tuy nhiên, nếu bạn biết đầu tư đúng cách, lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn những chi phí đã bỏ ra.
Tính bảo mật của thương mại điện tử cao không?
Tính bảo mật của các sàn thương mại điện tử phụ thuộc vào chi phí bạn đầu tư khi xây dựng kênh. Nếu có nghiêm túc muốn kinh doanh trực tuyến, bạn nên lựa chọn chế độ bảo mật tốt nhất.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org