Kinh doanh là một “cuộc đua” không hồi kết. Để trở thành vận động viên giỏi, các nhà lãnh đạo nắm chắc phương pháp quản trị doanh nghiệp sao cho hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các định nghĩa về quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp được hiểu là việc quản lý hệ thống các quy định, điều lệ và trình tự làm việc của một công ty. Đây chính là phương pháp phân quyền và chia sẻ trách nhiệm cho mọi cá hoạt động trong doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp giúp công ty vận hành theo đúng đường lối và định hướng. Nhờ đó, các thành viên trong doanh nghiệp có ý thức tuân thủ nội quy chung. Đồng thời, việc này giúp mang lại tính minh bạch, lợi ích cho tất các bên liên quan (quản lý, nhân viên, cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng,…)
Quản trị doanh nghiệp được thực thi nhằm tạo dựng một môi trường uy tín, công khai, minh bạch, giúp ban lãnh đạo nhanh chóng giải quyết được mọi vấn đề, như: ổn định tài chính, thúc đẩy đầu tư, nâng cao tính liêm chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản trị tốt còn giúp đường lối hoạt động mạnh mẽ và hòa nhập hơn.
Vai trò giữa chủ sở hữu công ty (cổ đông) và người lãnh đạo (ban giám đốc) được khu biệt rõ ràng trong hoạt động quản trị. Họ chính là nhân tố chủ lực giúp đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh.
Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME – Small and Medium Enterprise) là những doanh nghiệp có vốn, doanh thu và số lượng nhân viên ở một ngưỡng nhất định. Hiểu đơn giản là họ thuộc những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, họ vẫn đóng góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nền kinh tế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng nhiều hơn so với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Đồng thời, họ còn tuyển dụng rất nhiều người, có định hướng kinh doanh và tạo ra sự đổi mới. Ngoài ra, SME ở mỗi quốc gia sẽ có định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào đường lối phát triển. Để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho họ, như: đưa ra các biện pháp khuyến khích phát triển, tăng khả năng tiếp cận các khoản vay, không khắt khe về thuế,…
Phương pháp quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mọi doanh nghiệp khi vừa bắt đầu hoạt động đều vấp phải những khó khăn, thách thức. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch và đưa ra quyết định chuẩn xác. Vì vậy, “làm sao để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả?” luôn là câu hỏi được đặt ra bởi những nhà lãnh đạo mới.
Thiết lập các kế hoạch công nghệ lâu dài
Trước tiên, bạn cần đề xuất chuỗi kế hoạch ngắn và dài hạn. Nhờ đó, bạn dễ dàng chọn được các phần mềm, công cụ hiện đại, có khả năng hỗ trợ công việc của bạn tốt nhất. Dù là doanh nghiệp lớn hay vừa, nhỏ, bạn cũng không nên bỏ qua lợi ích mà công nghệ mang lại, nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Áp dụng công nghệ vào quy trình hoạt động là một bước đi chuẩn xác, giúp doanh nghiệp bạn dễ dàng chạm đến thành công. Ngoài ra, việc sử dụng các phần mềm giúp bạn hạn chế tình trạng bị “nghe trộm”, “rình mò”, tăng tính bảo mật tốt nhất.
Thực thi phương pháp tự động hóa
Chúng tôi tin rằng, mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có cơ hội phát triển thành tập đoàn, công ty lớn. Vì vậy, bạn đừng giữ mãi phương pháp quản lý truyền thống, kém hiệu quả. Hãy tận dụng bước đi mới của chuyển đổi số để tự động hóa các quy trình cần thiết.
Đầu tư vào công nghệ trong thời gian đầu có vẻ khá tốn kém. Tuy nhiên, bạn sẽ thu lại kết quả lâu dài và tiết kiệm nhiều chi phí. Đây là một chiến lược cực kỳ hiệu quả giúp doanh nghiệp bạn tiến xa và vững mạnh hơn.
Đầu tư phần mềm bảo mật
Nhiều người cho rằng chỉ có các tập đoàn lớn mới là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Trên thực tế, những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là “miếng mồi ngon” của chúng, hệ thống bảo mật của các doanh nghiệp này thường khá lỏng lẻo và thiếu an toàn.
Vậy nên, bạn hay đầu tư các phần mềm bảo mật chất lượng để việc phát hiện các mối đe dọa hiện tại và cả tương lai sẽ dễ dàng hơn.
Tuân thủ nguyên tắc Pareto
Đây còn được gọi là quy tắc 80/20, có thể áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp thuộc quy mô nào. Quy tắc này được hiểu đơn giản là bạn sẽ nỗ lực 20% để đạt được 80% kết quả. Việc này giúp bạn tập trung “công lực” vào mục tiêu của mình một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng quy tắc này đối với khách hàng của mình bằng cách tập trung vào kết quả mà khách hàng mang lại. Quy tắc 80/20 giúp bạn kiểm soát công việc tốt hơn, loại bỏ những kế hoạch vô ích và tốn nhiều thời gian.
Kiểm soát tài chính hiệu quả
Tài chính là “xương sống” trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, là người đứng đầu, bạn cần thận trọng và chỉ chi tiêu cho những việc cấp thiết. Bên cạnh đó, điều hành một doanh nghiệp không thể thiếu các khoản vay. Do đó, bạn cần có bản kế hoạch tài chính cụ thể, chi tiết để chọn lựa một ngân hàng phù hợp.
Hiện nay, ngân hàng mọc lên nhanh như “nấm”. Vì vậy, việc tìm kiếm một ngân hàng uy tín, chất lượng không khó. Tuy nhiên, bạn cần đặt ra một số tiêu chí để chọn lựa tổ chức tài chính hợp lý nhất. Chẳng hạn như: cho vay với lãi suất chiết khấu, có các chương trình hỗ trợ khách hàng, cung cấp tài khoản với mức phí tháp,…
Thiết lập kế hoạch tiếp thị
Đây là “chiếc chìa khóa” dẫn đến cánh cửa thành công cho mọi doanh nghiệp.
Để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả, bạn cần xây dựng một kế hoạch tiếp thị chi tiết, khả thi.
Bạn có thể tận dụng các phương pháp tiếp thị tự động hiện đại như phần chia sẻ phía trên. Công việc này được gọi là Marketing Automation (tạm dịch: tự động hóa quá trình tiếp thị). So với các phương pháp tiếp thị truyền thống, cách thức Marketing này hiệu quả hơn rất nhiều.
Trong bản kế hoạch, bạn có thể vạch ra tài chính của mình để cân nhắc, chọn lựa phương thức tiếp thị phù hợp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế hoạch tiếp thị giúp bạn đáp ứng thị trường mục tiêu và tăng doanh thu bán hàng.
Điều phối, phân bổ nhân viên hợp lý
Để phát triển toàn diện, SME cần có sự hỗ trợ, phối hợp từ nhiều cá nhân, bộ phận. Do đó, việc quản trị đòi hỏi ban lãnh đạo cần có kỹ năng ủy thác, còn gọi là khả năng phân công, bổ nhiệm công việc hợp lý.
Một kế hoạch kinh doanh chỉ thực thi hiệu quả khi có sự đóng góp của mọi cá nhân. Vì vậy, bạn cần ủy thác nhiệm vụ cho nhân viên của mình, nhờ đó, họ có thể thực hiện công việc tốt nhất.
Để giao phó nhiệm vụ hiệu quả, bạn cần am hiểu đặc trưng công việc và khả năng, cá tính của từng nhân viên. Chỉ như vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn mới diễn ra thuận lợi và trôi chảy hơn.
Trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường biến chuyển không ngừng. Vì vậy, quản trị doanh nghiệp đã trở thành nhân tố quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn. Đóng vai trò là nhà lãnh đạo, bạn cần tìm ra các phương thức điều hành hiệu quả để thúc đẩy doanh nghiệp lên một quy mô mới.
Những câu hỏi thường gặp về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mục đích của quản trị doanh nghiệp là gì?
– Mang lại thành công lâu dài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
– Duy trì và củng cố niềm tin của cổ đông, giúp công ty huy động vốn hiệu quả
– Kiểm soát hiệu quả hệ thống quản lý và thông tin bảo mật
– Giảm thiểu chi phí, rủi ro, tham nhũng và cách thức làm việc thiếu chuyên nghiệp
– Nâng cao danh tiếng thương hiệu
– Giúp hoạt động của doanh nghiệp linh hoạt và hòa nhập hơn
Quản lý tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại lợi ích gì?
Công việc này giúp ban lãnh đạo nhận thức được thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: tình hình lãi/lỗ, dựa báo kinh doanh, vốn đầu tư thực,… Nhờ đó, bạn nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn và phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Những kỹ năng cần có khi quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng ủy thác
Kỹ năng thiết lập kế hoạch kinh doanh
Kỹ năng áp dụng công nghệ hiện đại
Kỹ năng đàm phán
Các nhà cổ đông được hưởng quyền lợi gì?
Hầu hết các nhà cổ đông thường đầu tư vào cổ phiếu, vì vậy họ sẽ được hưởng quyền lợi dựa trên các cổ phiếu này. Ngoài ra, cổ đông còn nhận một phần lợi nhuận từ doanh nghiệp (cổ tức hằng năm).
Bên cạnh đó, họ còn có quyền bỏ phiếu bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên trong hội đồng quản trị. Một số công việc như: bổ sung điều lệ công ty, phê chuẩn sửa đổi, thay đổi vốn điều lệ, nắm bắt thông tin và hoạt động của công ty,… cũng thuộc quyền lợi của cổ đông.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org