Thuật ngữ “điện toán đám mây” đã vô cùng quen thuộc với nhiều doanh nghiệp khi xã hội chuyển sang thời kỳ kỹ thuật số. Những tiện ích mà điện toán đám mây mang lại đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp
Điện toán đám mây là gì?
Khái niệm điện toán đám mây
Thuật ngữ điện toán đám mây trở nên phổ biến từ đầu những năm 2000. Điện toán đám mây được hiểu là quá trình thực hiện các dịch vụ điện toán theo yêu cầu. Các dịch vụ này có thể là những ứng dụng, khả năng lưu trữ hoặc xử lý thông tin.
Trước đây, các dữ liệu cần được lưu trữ trong các máy chủ cục bộ hoặc máy tính cá nhân. Vì vậy, không gian lưu trữ dữ liệu cực kỳ hạn chế. Với sự xuất hiện của điện toán đám mây, vấn đề này đã được giải quyết.
Điện toán đám mây hoạt động dựa trên việc sử dụng mạng lưới máy chủ từ xa thông qua Internet. Nhờ đó, mọi dữ liệu sẽ được quản lý, lưu trữ hoặc xử lý nhanh chóng. Việc triển khai mô hình này, giúp người dùng sở hữu một không gian lưu trữ gần như vô tận. Đồng thời khả năng xử lý từ xa cũng được cải thiện mạnh mẽ.
Với những ưu điểm như: linh hoạt, đàn hồi mạnh mẽ, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên, chi phí thấp,…, điện toán đám mây mang lại nhiều tiềm năng vượt trội. Ngoài ra, những ứng dụng của điện toán đám mây đã mở rộng trên nhiều thiết bị, trong đó có điện thoại. Điều này giúp người dùng phát triển mô hình này thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Lợi ích của điện toán đám mây
Tốc độ cực nhanh
Các dịch vụ điện toán đám mây phần lớn đều có khả năng tự phục vụ theo yêu cầu. Vì vậy, khi cung cấp tài nguyên cho người dùng chỉ tốn vài phút, thậm chí chỉ thông qua một cú click chuột. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng. Đồng thời, những áp lực về việc lập kế hoạch công suất cũng được giảm bớt.
Tiết kiệm chi phí
Điện toán đám mây mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dùng với mức chi phí thấp. Những khoản phí đầu tư cho phần cứng, phần mềm, thiết lập, lưu trữ,…, đều được loại bỏ. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng khi sử dụng điện toán đám mây cũng được nâng cấp tối ưu.
Năng suất hiệu quả
Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp thay thế các tác vụ của phần cứng, phần mềm và việc quản lý Công nghệ Thông tin (CNTT) tốn thời gian. Thế nên, năng suất làm việc của các nhóm CNTT được thúc đẩy. Nhờ đó, doanh nghiệp rút ngắn được thời gian để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh quan trọng.
Hiệu suất tối ưu
Các mô hình điện toán đám mây uy tín đều hoạt động trên mạng lưới trung tâm dữ liệu an toàn trên thế giới. Đồng thời, chúng thường xuyên cập nhật lên phiên bản phần cứng điện toán nhanh. Nhờ đó, trung tâm dữ liệu công ty có hiệu suất hoạt động mạnh mẽ hơn.
Tính bảo mật cao
Các tính năng của điện toán đám mây như: sao lưu, khôi phục dữ liệu đều được sao chép trên nhiều trang web dự phòng của các nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, người dùng hoàn toàn yên tâm về các vấn đề bảo mật dữ liệu, thông tin quan trọng.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây luôn đề xuất các chính nhằm kiểm soát và bảo mật thông tin người dùng. Thế nên, những ứng dụng, cơ sở hạ tầng hay dữ liệu của bạn sẽ tránh khỏi nhiều rủi ro không đáng có.
7 ứng dụng phổ biến của điện toán đám mây
Là nền tảng và cơ sở hạ tầng
Hiện nay, điện toán đám mây được biết đến với 2 hình thức cơ bản là nền tảng (PaaS) và cơ sở hạ tầng (IaaS).
Đối với mô hình nền tảng (PaaS), người dùng được cung cấp các công cụ phần cứng và phần mềm bởi bên thứ 3. Mục tiêu của việc này nhằm phát triển ứng dụng. Đồng thời, nhà cung cấp có nhiệm vụ lưu trữ phần cứng và phần mềm.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng (IaaS) được ứng dụng nhiều trong các công ty. Lý do vì mô hình này có mức chi phí khá thấp. Ngoài ra, chúng còn có khả năng quản lý toàn bộ cấu trúc CNTT và thực hiện phương thức trả tiền cho mỗi lần sử dụng dịch vụ trên Internet. Đối với mô hình này, điện toán đám mây được cung cấp trên các tài nguyên điện toán hóa thông qua Internet.
Kiểm tra và phát triển
Khi áp dụng mô hình điện toán đám mây, doanh nghiệp sẽ nhận được một không gian thử nghiệm và phát triển hiệu quả. Trước đây, để có một không gian hữu ích như thế này, doanh nghiệp cần có ngân sách và nguồn nhân lực khổng lồ. Chưa kể, quá trình này đòi hỏi phải được diễn ra trong thời gian dài.
Hiện nay, với sự hỗ trợ của điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể cung cấp mọi nguồn tài nguyên cho mình nhanh chóng với chi phí thấp. Đồng thời, chúng còn tích hợp với việc phân bổ tài nguyên ảo và mang tính vật lý.
Phân tích dữ liệu
Điện toán đám mây có kỹ thuật phân tích hiện đại và hiệu quả đối với các tập dữ liệu lớn (Terabyte hoặc Zettabyte). Nhờ vậy, người dùng có khả năng khai thác dữ liệu cấu trúc, bán cấu trúc hoặc phi cấu trúc thành giá trị kinh doanh.
Nhờ đó, các nhà bán lẻ nhanh chóng tìm ra xu hướng thị trường và khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, với khả năng phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây đã trở thành phương tiện truyền thông hữu ích đối với doanh nghiệp.
Hybrid Cloud (Điện toán đám mây lai)
Hybrid Cloud được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa giữa Public Cloud (Điện toán đám mây cộng đồng) và Private Cloud (Điện toán đám mây riêng tư). Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp tiếp cận Hybrid Cloud để tạo ra nền tảng cho cơ sở hạ tầng và các ứng dụng.
Một ưu điểm vượt trội của Hybrid Cloud là không bị giới hạn về không gian và thời gian lưu trữ. Với mức chi phí thấp nhờ giảm tài nguyên máy chủ, Hybrid Cloud đã đáp ứng được nhu cầu lưu trữ của nhiều người cùng lúc.
Lưu trữ
Điện toán đám mây giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập dữ liệu của họ. Ngày nay, mô hình này cho phép doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu trên nhiều thiết bị. Đồng thời, bạn có thể truy cập tệp của mình và sử dụng các dịch vụ khác trên nền tảng đám mây khác.
Việc lưu trữ nhờ điện toán đám mây không chỉ tiện lợi mà còn nhanh chóng. Ngoài ra, chúng còn cho phép người dùng mở rộng và tích hợp khả năng bảo mật hiệu quả. Không những thế, bộ nhớ của điện toán đám mây gần như là vô hạn tùy theo chi phí bạn đưa ra.
Phục hồi
Trước kia, việc khôi phục lại toàn bộ dữ liệu đã mất là điều hết sức khó khăn đối với mọi công ty. Với sự xuất hiện của điện toán đám mây, quá trình khôi phục đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.
Những phương pháp khôi phục này giúp tăng tốc quá trình khôi phục từ các vị trí khác nhau. Đặc biệt, chi phí cho giải pháp này cũng không tốn kém bằng các phương pháp khôi phục lỗi thời.
Sao lưu
Cũng giống như việc khôi phục, sao lưu dữ liệu cũng là công việc khá tốn kém về cả thời gian lẫn tiền bạc. Trước đây, việc sao lưu cần trải qua vô số công đoạn và cực kỳ phức tạp nhưng hiệu quả mang lại cũng không cao. Ngày nay, giải pháp sao lưu dựa trên điện toán đám mây khác xa so với trước. Với giải pháp này, người dùng được phép gửi dữ liệu tự động đến mọi vị trí mong muốn nào. Đặc biệt, khả năng bảo mật, tính khả dụng và dung lượng cũng không bị ảnh hưởng khi áp dụng sao lưu dựa trên điện toán đám mây.
Điện toán đám mây là phương pháp lưu trữ tân tiến mà mọi doanh nghiệp cần tận dụng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về điện toán đám mây và các ứng dụng của chúng. Chúc bạn thành công khi áp dụng phương pháp này!
Những câu hỏi thường gặp về điện toán đám mây
Hạn chế nào khi triển khai điện toán đám mây?
Tuy điện toán đám mây sở hữu những tính năng vượt, mang lại hiệu quả cao trong công việc, nhưng mô hình này cũng gặp phải một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn như:
– Quá trình quản lý và bảo mật dữ liệu gặp nhiều khó khăn
– Khó xử lý các loại dữ liệu lưu trữ quá niên hạn trên hệ thống điện toán đám mây
Có phải tất cả các đám mây đều giống nhau?
Câu trả lời là “Không!”. Các loại điện toán đám mây đều khác nhau và chúng cũng không phù hợp với tất cả mọi người. Mỗi loại điện toán đám mây khác nhau sẽ phù hợp với từng nhu cầu, mục đích sử dụng của người dùng.
Có bao nhiêu loại điện toán đám mây?
Hiện tại, điện toán đám mây được phân thành 3 loại cơ bản: Public Cloud (Đám mây cộng đồng), Private Cloud (Đám mây riêng tư) và Hybrid Cloud (Đám mây lai). Mỗi loại đều giữ vai trò và chức năng riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng.
Có bao nhiêu mô hình cung cấp điện toán đám mây?
Hiện tại, có 3 mô hình cung cấp điện toán đám mây phổ biến nhất là: IaaS (dịch vụ cơ sở hạ tầng), PaaS (Dịch vụ nền tảng) và SaaS (dịch vụ phần mềm).
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org