Năm 2005, người đàn ông tên Fabien Pinckaers đã tạo ra một “cú hích” lịch sử mang tên TinyERP (tên hiện nay là Odoo) để cạnh tranh SAP – “gã khổng lồ” trong lĩnh vực phần mềm. Chỉ sau vài năm chạm ngõ thị trường, TinyERP (hay Odoo) đã chinh phục cả thế giới khi biến giấc mơ của hàng triệu chủ doanh nghiệp thành hiện thực.
Giới thiệu đôi nét về phần mềm Odoo
Phần mềm Odoo là gì?
Odoo là một phần mềm quản trị doanh nghiệp, được hình thành và phát triển bởi Fabien Pinckaers, trụ sở chính đặt tại Bỉ. Phần mềm mã nguồn mở Odoo có khả năng quản lý tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, như: thương mại điện tử, CRM, thanh toán, kế toán, sản xuất, hàng tồn kho, quản lý dự án và nhân sự.
Odoo cung cấp cho người dùng hai phiên bản: Odoo Community và Odoo Enterprise. Nếu Community là phiên bản mã nguồn mở thì Enterprise tích hợp thêm các tính năng về dịch vụ thương mại. Vì sử dụng mã nguồn mở nên Odoo có hơn 1400 ứng dụng và plugin. Đồng thời, Odoo cho phép người dùng truy cập và sửa đổi mô-đun cũng như tùy chỉnh phần mềm để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Tiến trình lịch sử của Odoo
Phần mềm Odoo được sản xuất vào năm 2005 bởi Fabien Pinckaers – nhà sáng lập và hiện đang là CEO của tập đoàn Odoo. Phiên bản đầu tiên của Odoo là TinyERP. Sau hơn 3 năm cải tiến, TinyERP chính thức đổi tên thành OpenERP – thế hệ thứ 2 của Odoo.
Thời kỳ hoàng kim của Odoo là năm 2014, sau giải thưởng Deloitte vào năm ngoái, OpenERP tiếp tục được đa dạng hóa, trở thành phần mềm đa-zi-năng với tên gọi Odoo. Chỉ một năm sau, Odoo đã chính thức nằm trong danh sách những công ty tư nhân phát triển nhanh nhất ở châu Âu do tạp chí Inc xếp hạng.
Hiện tại, những sản phẩm của Odoo đã chinh phục hơn 5 triệu người dùng trên thế giới và trở thành phần mềm ERP được các doanh nghiệp vừa và nhỏ yêu thích nhất.
Chức năng và mô-đun của phần mềm Odoo
Thiết lập hóa đơn và kế toán
Phần mềm Odoo hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả bằng cách cung cấp các thông tin về: các khoản nợ công, doanh số, các khoản thu/chi, thuế,… Doanh nghiệp có thể quản lý thanh toán và hóa đơn bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau thông qua chức năng quản lý đa tiền tệ.
Bên cạnh đó, Odoo cung cấp cho người dùng những bảng báo cáo toàn diện về; sổ cái, danh sách kế toán, các khoản vay, lợi nhuận,…, cũng như một số báo cáo tài chính khác.
Cuối cùng, tính năng lập hóa đơn cho phép bạn tạo hóa đơn tự động dựa trên đơn hàng hoặc hợp đồng giao dịch. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát được trạng thái thực của các cuộc giao dịch, phân tích tình hình kinh doanh và đối chiếu doanh thu dựa trên hóa đơn.
Quản lý dự án
Mô-đun này giúp doanh nghiệp quản lý dự án thông qua một số công cụ hỗ trợ như: biểu đồ gantt, lịch, kanban, bảng phân tích tổng hợp. Dựa vào những thông tin ấy, doanh nghiệp có thể dự đoán được xu hướng thị trường và tương lai của dự án.
Không những thế, mô-đun này còn có khả năng gia tăng sự cộng tác giữa các team trong doanh nghiệp. Tất cả các nhiệm vụ sẽ được phân bổ cho từng nhân viên cụ thể với thời hạn rõ ràng.
Quản lý hàng tồn kho
Một trong những tính năng được yêu thích nhất của Odoo là quản lý hàng tồn kho. Mô-đun này giúp doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ nhà cung cấp, quản lý hoạt động của kho hàng như: thông tin nhập/xuất hàng, thời gian vận chuyển, biên nhận,…, bằng công nghệ mã vạch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể báo cáo và định giá hàng tồn kho thông qua bảng điều khiển được cung cấp bởi mô-đun này.
Sản xuất
Đây là mô-đun giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ sản xuất theo thời gian thực thông qua bảng điều khiển trung tâm. Ngoài ra, chức năng của mô-đun này còn giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng sản phẩm, thay đổi chiến lược sản xuất phù hợp, cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra trong sản xuất,…
Thương mại điện tử
Odoo cung cấp một kho trang web có sẵn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử. Bạn có thể dễ dàng thay đổi kích thước, màu sắc, chỉnh sửa hình ảnh,…, website theo nhu cầu và sở thích của mình. Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số khá ưa chuộng mô-đun này của Odoo.
Timesheets
Với khả năng cập nhật hoạt động theo thời gian thực, mô-đun timesheets giúp nhân viên ghi lại thời gian làm việc một cách dễ dàng. Mô-đun này còn hỗ trợ quản lý phân công dự án, phê duyệt bảng chấm công, bố trí công việc cho nhân viên trong bộ phận. Những thông tin quan trọng như: lợi nhuận, hiệu suất, số giờ làm việc của nhân viên được thống kê rõ ràng và minh bạch.
Ưu điểm và hạn chế của phần mềm Odoo
Ưu điểm của phần mềm Odoo
Đa dạng về các tính năng
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Odoo không chỉ là phương tiện hỗ trợ mà còn là “vị cứu tinh”. Với hơn 10.000 module hỗ trợ, Odoo sở hữu đa dạng các tính năng khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của một doanh nghiệp hiện đại.
Odoo được xây dựng theo cấu trúc mô-đun, nên người dùng có thể tùy chỉnh các chức năng phù hợp. Bạn có thể loại bỏ các tính năng thừa thãi nếu như doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng.
Chi phí hấp dẫn
Mặc dù sở hữu rất nhiều tiện ích hấp dẫn nhưng Odoo vẫn giữ mức giá ổn định, phù hợp với ngân sách của mọi doanh nghiệp. Một điểm cộng khi sử dụng Odoo là phần mềm này cho phép bạn trả phí theo nhu cầu sử dụng. Nghĩa là bạn chỉ cần trả phí cho các tính năng mình sử dụng. Thậm chí, bạn không cần phải trả phí nếu chỉ sử dụng duy nhất một mô-đun. Chi phí có thể tăng lên nếu bạn muốn sửa đổi hoặc tích hợp thêm tính năng mới.
Giao diện đẹp và trực quan
Điểm cộng tiếp theo của Odoo chính là nền tảng khá đẹp mắt và trực quan. Vì vậy, người mới bắt đầu cũng không gặp quá nhiều khó khăn khi sử dụng phần mềm. Giao diện Odoo được tinh giản hóa, các mô-đun được sắp xếp trực quan, logic, giúp người dùng dễ dàng quản lý.
Cải thiện doanh thu
Odoo cung cấp các tính năng khác nhau để thúc đẩy quy trình bán hàng của doanh nghiệp như: chữ ký điện tử, công cụ CRM, POS,…, Điều này giúp hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, quá trình chăm sóc khách hàng được xúc tiến và kéo theo sự tăng trưởng doanh thu.
Hạn chế của phần mềm Odoo
Cấu trúc phức tạp
Vì sở hữu nhiều tính năng nên phần mềm Odoo có cấu trúc khá phức tạp. Điều này khiến một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng hoặc triển khai phần mềm theo nhu cầu kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, vì là một phần mềm ERP mạnh nên quá trình thiết lập Odoo tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi kỹ năng lập trình cao.
Dịch vụ hỗ trợ chưa cao
Odoo sở hữu số lượng người dùng khủng và đa dạng trên thế giới nên bộ phận hỗ trợ của công ty không đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng là điều dễ hiểu. Mỗi ngày, số lượng người dùng cần hỗ trợ lên đến hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người dẫn đến tình trạng quá tải, khiến các vấn đề cần được giải quyết không được xử lý trọn vẹn.
Giá thành thiếu ổn định
Một trong các vấn đề khiến khách hàng không hài lòng khi sử dụng Odoo là sự biến động về giá. Chi phí cần trả cho một mô-đun tương đối rẻ, thậm chí là miễn phí. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng sẽ có nhu cầu tích hợp thêm mô-đun thứ hai hoặc nhiều hơn, khiến chi phí bất ngờ tăng lên. Điều này dễ khiến khách hàng cảm thấy hụt hẫng và khó chịu khi sử dụng.
Để khắc phục tình trạng này, Odoo đã tích hợp thêm bảng giá cụ thể và chi tiết nhất trên website để người dùng tiện theo dõi cũng như cân nhắc trước khi sử dụng phần mềm.
Kết luận
Theo Tino Group, Odoo là một phần mềm khá ưu việt và chuyên dụng bởi các tính năng đa dạng, hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh, sản xuất. Cũng giống như bất kỳ phần mềm nào trên thế giới, Odoo không phải là một công cụ hoàn hảo 100%.
Tuy nhiên, Tino Group tin rằng, những hạn chế nhỏ sẽ được Odoo sớm khắc phục trong tương lai. Điều này chứng minh qua 16 năm phát triển, Odoo từ một “người tí hon” nay đã trở thành một “ông lớn” trong lĩnh vực phần mềm.
FAQs về phần mềm Odoo
Odoo có phiên bản tiếng Việt không?
Rất tiếc! Hiện tại Odoo chưa có phiên bản tiếng Việt. Vì vậy, người dùng Việt Nam chỉ có thể sử dụng phiên bản tiếng Anh hoặc nhận hỗ trợ từ đối tác của Odoo tại Việt Nam.
Phần mềm Odoo cho phép dùng thử không?
Có! Người dùng có thể trải nghiệm thử Odoo trong 15 ngày hoàn toàn miễn phí.
Odoo phát triển trên cơ sở dữ liệu nào?
Phần mềm Odoo được viết trên các nền tảng: JavaScript, XML, Python, TML5 và cơ sở dữ liệu PostgresQL
Sử dụng Odoo trên điện thoại được không?
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Odoo trên điện thoại vì phần mềm đã cho ra mắt phiên bản di động. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng giao diện Odoo dễ dàng trên trình duyệt mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org