Thương hiệu là khối tài sản quý giá nhất đối với mọi doanh nghiệp, dù không tồn tại ở dạng hữu hình nhưng thương hiệu lại ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Vậy làm cách nào để bảo tồn giá trị thương hiệu (Brand Equity) bền vững? Câu trả lời sẽ được Tino Group trình bày qua bài viết dưới đây!
Brand Equity là gì?
Khái niệm Brand Equity
Brand Equity (tạm dịch: Giá trị thương hiệu hoặc tài sản thương hiệu) là một thuật ngữ phổ biến đối với “cư dân” thuộc mảng Marketing. Mặc dù khái niệm về thuật ngữ này còn khá mơ hồ và phức tạp nhưng Tino Group sẽ diễn giải theo cách đơn giản nhất.

Brand Equity là mức độ ảnh hưởng và giá trị của một thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng. Nghĩa là chỉ cần nhắc đến tên thương hiệu, khách hàng có thể nhận diện ngay bạn là ai. Ví dụ khi Tino Group nhắc đến Phúc Long, bạn sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu thức uống trà và cà phê nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.
Cũng giống như tài sản hữu hình, Brand Equity được hình thành và tích lũy trong suốt tiến trình doanh nghiệp hoạt động. Brand Equity tuy vô hình nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn đối với một doanh nghiệp. Nếu người tiêu dùng đánh giá cao về thương hiệu, Brand Equity sẽ có giá trị tích cực. Ngược lại, khi thương hiệu gây thất vọng cho người dùng, Brand Equity sẽ trở nên tiêu cực.
Brand Equity tích cực có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp?
Doanh nghiệp có Brand Equity tích cực tương tự như đang sở hữu khối lượng tài sản giàu giá trị, được bảo toàn về mặt pháp lý. Khi ấy doanh nghiệp sẽ:
- Có vị thế cao hơn so với các đối thủ cùng ngành khác
- Được phép nâng giá thành sản phẩm/dịch vụ khi Brand Equity đạt đến đỉnh điểm trong mắt khách hàng
- Trở thành doanh nghiệp “mẹ” sản sinh thêm nhiều chi nhánh con khác, từ đó thu hút dòng tiền trên nhiều phương diện
- Cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ tăng nhanh, có giá trị cao trên thị trường

Quá trình hình thành Brand Equity
Brand Equity hình thành và phát triển theo một “dòng chảy” tự nhiên. Quá trình này dựa trên sự nhận biết và tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng tạo ra và duy trì mối quan hệ với khách hàng, Brand Equity càng nhanh chóng phát triển.
Giai đoạn 1: Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness)
Thương hiệu gây chú ý với khách hàng thông qua các chiến lược tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu,…, Giai đoạn này là bước doanh nghiệp khiến người tiêu dùng “nhớ mặt đặt tên”.
Giai đoạn 2: Nhận diện thương hiệu (Brand Recognition)
Sau khi nhớ đến thương hiệu trong tiềm thức, khách hàng sẽ bắt đầu nhận diện được sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu ở những nơi cung cấp.
Giai đoạn 3: Dùng thử (Trial)
Trong giai đoạn này, thương hiệu của bạn chắc chắn đã nằm trong “tầm ngắm” của khách hàng. Họ sẽ nảy sinh nhu cầu dùng thử sản phẩm/dịch vụ của bạn để đưa ra những nhận xét chung.

Giai đoạn 4: Sở thích (Preference)
Nếu khách hàng cảm thấy ưng ý, hài lòng với sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ hình thành sở thích và ưu tiên lựa chọn thương hiệu của bạn.
Giai đoạn 5: Trung thành (Loyalty)
Sau thời gian dài trải nghiệm thương hiệu chất lượng, khách hàng sẽ trung thành sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, họ còn trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp bạn với những người dùng khác. Bước đến giai đoạn này nghĩa là thương hiệu của bạn đã thật sự chinh phục được khách hàng. Mỗi khi nhắc đến sản phẩm/dịch vụ liên quan, họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn đầu tiên.
Chiến lược giữ vững Brand Equity doanh nghiệp nên biết
Am hiểu giá trị sản phẩm/dịch vụ của mình
- “Sản phẩm của bạn mang đến lợi ích gì cho khách hàng?”
- “Chúng giúp khách hàng giải quyết các vấn đề gì?”
- “5 lý do vì sao khách hàng phải sử dụng sản phẩm của bạn?”
- …
Đầu tiên, hãy viết ra giấy tất tần tật những câu hỏi có liên quan đến lợi ích của sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Sau đó, bạn chỉ cần lần lượt trả những câu hỏi mình đã đặt ra. Việc này giúp bạn định hình chính xác và hiểu rõ về giá trị của sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, bạn có thể xác định được khách hàng tiềm năng và tiếp cận họ một cách hiệu quả.

Tập trung vào chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định tính bền vững của Brand Equity. Nếu thiếu đi nhân tố này, mọi giá trị khác mà doanh nghiệp mang lại đều trở nên vô nghĩa. Dù chiến lược tiếp thị của bạn có mạnh mẽ đến đâu, phong cách phục vụ tốt như thế nào nhưng sản phẩm/dịch vụ lại kém chất lượng, khách hàng sẽ không ngại ngần “tạm biệt” bạn.
Chất lượng là chất xúc tác mãnh liệt nhất giúp khách hàng quan tâm đến thương hiệu bạn. Vì vậy, nếu sản phẩm của bạn không đúng với những gì đã cam kết, bạn sẽ gặp thất bại từ giai đoạn 3.

Bạn có thể tập trung chất lượng vào 1 – 2 sản phẩm cốt lõi để khách hàng có thể nhận diện thương hiệu bạn tốt hơn. Nên nhớ, chất lượng lúc nào cũng tốt hơn số lượng.
Đặt giá trị cốt lõi lên hàng đầu
Giá trị cốt lõi được ví như “linh hồn” của một sản phẩm/dịch vụ. Đây là “chiếc chìa khóa” giúp doanh nghiệp bạn tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Giá trị cốt lõi bao gồm cả giá trị của doanh nghiệp và giá trị của sản phẩm/dịch vụ.
Nếu giá trị của sản phẩm/dịch vụ là chất lượng thì giá trị của doanh nghiệp có thể là tinh thần nhiệt huyết, tận tâm của đội ngũ nhân lực. Khi bạn tuân theo giá trị cốt lõi mình đã đặt ra, Brand Equity của bạn sẽ trở nên bền vững hơn rất nhiều.
Tạo ra sự nhất quán, đồng bộ
Brand Equity chỉ tích cực khi được xây dựng và phát triển dựa trên tính nhất quán. Đừng biến thương hiệu của mình thành “con tắc kè hoa” bởi các chiến lược thiếu đồng bộ. Tạo ra những chiến dịch Marketing đa dạng, phù hợp với thị hiếu người xem là không sai, nhưng đánh mất bản sắc của chính mình sẽ khiến bạn thất bại.
Cũng như câu nói “hòa nhập chứ đừng hòa tan”, khách hàng sẽ chỉ nhớ đến thương hiệu của bạn bởi dấu ấn riêng. Bạn có thể phát triển thông điệp truyền thông dựa trên bản sắc của thương hiệu và giữ chúng thống nhất trong suốt chiến dịch Marketing trên mọi nền tảng khác nhau.
Khi giữ vững được tính thống nhất, thương hiệu của bạn sẽ được khách hàng yêu mến hơn thông qua những thông điệp tích cực. Từ đó, Brand Equity sẽ trở nên kiên cố và bền vững hơn.

Brand Equity đóng góp vai trò không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp cần có những chiến lược duy trì Brand Equity. Tino Group hy vọng bài viết trên sẽ trở thành một “hành trang” giúp bạn vững bước hơn trên hành trình duy trì Brand Equity của mình.
Những câu hỏi thường gặp về Brand Equity
Mạng xã hội có giá trị gì đối với Brand Equity?
Hiện nay, những trang mạng xã hội là “cánh cửa cơ hội” tuyệt vời giúp thương hiệu của bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Chiến lược Marketing sẽ càng hiệu quả hơn khi được thiết lập trên các nền tảng mạng xã hội, đây chính là nhân tố thúc đẩy quá trình xây dựng và giữ vững Brand Equity cho doanh nghiệp.
Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến Brand Equity?
Thị phần là một trong những chỉ số giúp doanh nghiệp xác định Brand Equity của mình. Thông thường, các doanh nghiệp sở hữu thị phần cao thì Brand Equity càng lớn và ngược lại. Thị phần của doanh nghiệp cao quyết định rất lớn đến vị thế và Brand Equity trước các đối thủ cạnh tranh.
Brand Audit là gì?
Đây là thuật ngữ được sử dụng nhằm mô tả quá trình đánh giá, phân tích để xác định vị thế hiện tại của một doanh nghiệp trên thị trường.
Đâu là những Brand Equity tích cực?
Những Brand Equity tích cực là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, có uy tín và được người tiêu dùng biết đến nhiều. Trên thế giới có thể kế đến như: Apple, Cocacola, Pepsi, Microsoft,…, còn tại Việt Nam là những cái tên quen thuộc: VinGroup, Phúc Long, Trung Nguyên, Biti’s,…
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org