Dù tài giỏi đến đâu, bạn không thể “vỗ ngực” cho rằng mình có thể đảm đương mọi công việc. Bạn cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của nhân viên đối với sự phát triển của công ty. Một doanh nghiệp chỉ vững mạnh nếu sở hữu đội ngũ nhân sự tuyệt vời. Vậy đâu là cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả? 7 “tuyệt chiêu” dưới đây sẽ giúp bạn khiến nhân viên của mình “tâm phục khẩu phục”.
Tìm hiểu về quản lý nhân viên cấp dưới
Quản lý nhân viên cấp dưới là gì?
Quản lý nhân viên cấp dưới hay quản lý nhân sự là một nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi nhà lãnh đạo, bộ phận quản lý nhân sự hoặc nhân viên đứng đầu của một phòng ban. Họ đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn và đào tạo cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu chung.

Nhiệm vụ của người quản lý là thu hút và giữ chân nhân viên tài năng. Bên cạnh đó, họ còn phải sắp xếp công việc, phân bổ nhiệm vụ cho từng cá thể dựa trên năng lực và tính cách.
Có thể nói, quản lý nhân viên không hề đơn giản. Thậm chí, công việc này còn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và một tinh thần kiên định. Vì vậy, không có gì bất ngờ khi quản lý nhân viên được xếp vào nhóm “nghệ thuật lãnh đạo” trong lĩnh vực kinh doanh.
Quản lý nhân viên cấp dưới quan trọng như thế nào?
Dù là doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn lớn, quản lý nhân viên vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhân viên cấp dưới chính là những “cánh tay” đắc lực để kiến tạo nên một doanh nghiệp bền vững. Vì vậy, khi nhân viên được quản lý hiệu quả, quy trình vận hành của doanh nghiệp sẽ diễn ra trơn tru và suôn sẻ hơn.

Quản lý nhân viên đúng cách còn giúp nhà lãnh đạo phân bổ và sắp xếp thời gian hợp lý. Từ đó, nhân viên sẽ được phân chia công việc một cách công bằng, phù hợp với năng lực của mình, làm tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, khi quản lý nhân viên hiệu quả, bạn còn tạo ra những đồng đội tuyệt vời. Họ là người luôn sẵn sàng “kề vai sát cánh”, cùng bạn vượt qua khó khăn, thử thách.
7 cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả
#1. Tự biến mình thành tấm gương sáng
Để nhận được sự tôn trọng và lắng nghe của nhân viên, bạn cần trở thành một “tấm gương” hoàn thiện. Dù là quản lý, không có nghĩa bạn được phép vi phạm quy tắc chung hoặc tự ban cho mình những đặc quyền vô lý. Thay vào đó, bạn hãy thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và có tinh thần gánh vác các trọng trách khó khăn.
Trong mắt nhân viên, bạn chính là đối tượng để họ noi theo. Ngoài năng lực chuyên môn, tuân thủ nề nếp, kỷ cương sẽ giúp bạn chinh phục sự kính trọng của họ. Tóm lại, muốn quản lý nhân viên hiệu quả, trước tiên bạn phải tự hoàn thiện chính mình.
#2. Phân chia nhiệm vụ công bằng
Điều kiêng kỵ nhất khi quản lý nhân viên đó chính là sự thiên vị, thiếu công bằng. Là người lãnh đạo, bạn không thể để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc chung.
Mỗi nhân viên có một cá tính khác nhau, có thể trong số họ sẽ khiến bạn khó chịu. Nhưng không vì thế bạn lại đối xử bất công và phân chia nhiệm vụ thiếu đồng đều.

Khi giao việc cho nhân viên, bạn cần dựa trên ưu điểm và hạn chế của từng người. Từ đó, nhân viên có thể đảm đương công việc phù hợp với năng lực của mình. Đồng thời, họ sẽ không cảm thấy khó chịu hoặc bất mãn trước sự quản lý của bạn.
#3. Dành lời khen ngợi nhân viên
Nếu nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đừng ngần ngại tán thưởng họ trước tập thể. Đây chính là động lực để họ cố gắng và nỗ lực từng ngày. Lời khen ngợi được ví như “chiếc kẹo” ngọt ngào. Chúng sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn và cấp dưới trở nên bền chặt hơn.
Bạn có thể khen thưởng nhân viên bằng nhiều cách khác nhau tùy vào mục đích. Chẳng hạn như: thưởng lương tháng 13, thưởng thành quả công việc, tuyên dương nhân viên xuất sắc,…
#4. Dành sự quan tâm đến nhân viên
Như đã nói, nhân viên chính là bạn đồng hành lâu dài, có sức ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Thế nên, thay vì kiểm soát và tạo khoảng cách với nhân viên, bạn hãy gửi đến họ những lời quan tâm chân thành nhất.
Bạn có thể chia sẻ, đưa ra lời khuyên hoặc nhận xét về hiệu quả công việc của nhân viên. Và tất nhiên, bạn cần thực hiện điều đó một cách trung thực dù họ đang làm tốt hay không.

Ngoài ra, nếu nhân viên gặp khó khăn về cuộc sống cá nhân, hãy hỗ trợ họ hết sức có thể. Tinh thần của nhân viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua tâm tư, nguyện vọng của nhân viên nếu họ muốn chia sẻ.
#5. Tăng mối liên kết giữa các nhân viên
Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển nếu toàn thể nhân viên cùng phối hợp và chia sẻ công việc với nhau. Trong trường hợp này, người quản lý chính là “cầu nối” gắn kết từng cá thể nhân viên. Vì vậy, bạn hãy tạo điều kiện và không gian để nhân viên được làm việc cùng nhau.
Trong quá trình làm việc, nhân viên có thể xảy ra mâu thuẫn hoặc bất đồng ý kiến. Là người quản lý, bạn cần xoa dịu và nối kết họ lại với nhau. Tốt nhất, bạn nên lắng nghe ý kiến của các bên mâu thuẫn. Sau đó, cùng họ chọn ra giải pháp phù hợp nhất để xử lý vấn đề. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của những người ngoài cuộc để đưa ra lựa chọn khách quan nhất.
#6. Mềm mỏng và cương quyết đúng thời điểm
Khi quản lý nhân viên cấp dưới, bạn cần rèn luyện kỹ năng ứng biến linh hoạt. Tùy vào từng trường hợp, bạn sẽ trở nên dịu dàng hoặc cứng rắn trước cấp dưới của mình. Bạn có thể là người ôn hòa, thân thiện ngoài ca làm, nhưng trong công việc, bạn buộc phải kiên định, cứng rắn.

Nếu nhân viên phạm lỗi, hãy cho họ cơ hội sửa chữa sai lầm. Đồng thời, bạn có thể động viên, cổ vũ hoặc đưa ra lời khuyên để họ tốt hơn. Tuy nhiên, đối với những nhân viên cứng đầu, bạn cần xây dựng các chế tài quản lý phù hợp.
“Một con sâu làm rầu nồi canh”, doanh nghiệp rất khó phát triển nếu sở hữu một nhân viên thiếu chuyên nghiệp từ nề nếp đến năng lực làm việc. Đối với trường hợp này, bạn cần “thẳng tay gạch tên” để tránh những hệ lụy lâu dài.
#7. Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển
Một số doanh nghiệp không chú trú trọng đào tạo và cải thiện tay nghề cho nhân viên. Bởi vì họ sợ nhân viên sẽ “đủ lông đủ cánh” rồi “bay đi”. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Nhân viên tiến bộ thì doanh nghiệp mới phát triển lâu dài, bền vững. Vì vậy, người quản lý cần tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên của mình.
Bên cạnh đó, bạn nên tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến để tạo động lực cho nhân viên. Chắc chắn, chẳng có ai muốn gắn bó lâu dài với một nơi khiến họ chỉ “dậm chân tại chỗ”.

Quản lý nhân viên cấp dưới tưởng chừng là một nhiệm vụ đơn giản nhưng thực chất không như thế. Hy vọng qua 7 “bí quyết” được Tino Group “bật mí” phía trên, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để công tác quản lý nhân viên cấp dưới được hiệu quả hơn.
FAQs về cách quản lý nhân viên cấp dưới
Nên khen thưởng nhân viên bằng cách nào?
Khi khen thưởng nhân viên, bạn cần dựa trên công sức họ bỏ ra và thành quả họ đạt được. Có rất nhiều cách thức khác nhau để khen thưởng nhân viên, từ vật chất đến tinh thần, như:
– Thăng lương, thưởng lương tháng 13, chia hoa hồng,…
– Trao tặng bằng khen, tuyên dương trước tập thể, tạo cơ hội thăng tiến, trao đặc quyền ưu tiên, tặng ưu đãi đặc biệt khi mua hàng,…
Tạo nên môi trường làm việc hiệu quả bằng cách nào?
– Trang trí, cải tạo không gian làm việc.
– Cung cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phù hợp.
– Hạn chế giám sát nhân viên, tạo không gian làm việc tự do, thoải mái.
– Cho phép nhân viên tự do tương tác, giao tiếp với nhau với điều kiện vẫn phải đảm bảo công việc.
– Giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
– Tạo không gian làm việc trực tuyến.
Có nên trao quyền cho nhân viên không?
Tất nhiên là có! Trao quyền cho nhân viên giúp người quản lý giảm tải bớt khối lượng công việc. Đồng thời, đây còn là cách để bạn tạo cơ hội làm việc mới cho nhân viên, giúp họ tích lũy thêm kinh nghiệm và phát huy hết tiềm lực của bản thân.
Đánh giá năng lực nhân viên có cần thiết không?
Có! Thông qua những buổi đánh giá năng lực, bạn sẽ biết được thế mạnh và hạn chế của từng nhân viên. Nhờ đó, bạn có thể phân chia nhiệm vụ hợp lý hơn. Ngoài ra, các buổi đánh giá năng lực định kỳ còn biểu thị mức độ cố gắng của nhân viên trong quá trình làm việc. Kết quả đánh giá sẽ là động lực để họ cố gắng và hoàn thiện bản thân của mình tốt hơn.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org