chu-truong-chuyen-doi-so-cua-chinh-phu

Tìm hiểu về chủ trương chuyển đổi số của chính phủ

Chuyển đổi số đã trở thành “ghép mảnh” không thể thiếu của “bức tranh” doanh nghiệp nói riêng và cuộc sống nói chúng. Hiểu được điều đó, chính phủ đã chắp thêm đôi cánh đôi cánh, tạo động lức mới thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Với các đề án và chương trình cụ thể, chủ trương chuyển đổi số của chính phủ đã tạo ra bước đà vững chắc, làm giảm áp lực số hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Giới thiệu về chủ trương chuyển đổi số của chính phủ

2020 – năm “bản lề” của chủ trương chuyển đổi số

Tại Việt Nam, công cuộc chuyển đổi số vốn đã được đề xuất từ trước đó khá lâu. Tuy nhiên, những đề xuất này luôn bị chìm vào quên lãng vì các doanh nghiệp chưa thật sự có động lực thay đổi phương thức làm việc.

chu-truong-chuyen-doi-so-cua-chinh-phu

Đến cuối năm 2020, đợt dịch Covid-19 đầu tiên bùng phát, khiến nền kinh tế toàn cần gần như đóng băng. Điều này đã đánh thức nhu cầu số hóa của các doanh nghiệp trong toàn bộ lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại Quyết định số 749/QĐ-TTg.

Chủ trương của chính phủ dựa trên nhu cầu thích nghi với bối cảnh mới, tận dụng tiềm năng mà cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 mang lại. Đồng thời, quyết định này còn cho thấy tính cấp thiết và quan trọng của công cuộc chuyển đổi số.

Vì vậy, năm 2020 được đánh giá là năm “bản lề”, giúp Việt Nam mở ra một giai đoạn phát triển mới. Đây còn là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi số quốc gia.

3 giai đoạn chuyển đổi số quốc gia

Giai đoạn 1: Từ năm 2019 – 2020

Bước tiến đầu tiên trong chủ trương chuyển đổi số của chính phủ là tạo ra sự đổi mới của các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trong giai đoạn này, lĩnh vực và các ngành công nghiệp chủ chốt sẽ bắt đầu số hóa.

chu-truong-chuyen-doi-so-cua-chinh-phu

Công cuộc chuyển đổi số xuất hiện trên mọi phương diện từ kinh tế, xã hội cho đến các cơ quan nhà nước. Những ví dụ điển hình cho xu hướng này là: phát triển SMEs, startup số, nhân lực số, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nền tảng số, tạo điều kiện pháp lý/hỗ trợ/hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số,…

Mục tiêu của giai đoạn này là thúc đẩy năng suất, hiệu quả lao động và tạo ra nguồn tăng trưởng mới cho toàn quốc gia.

Giai đoạn 2: Từ năm 2022 – 2025

Ở giai đoạn tiếp theo, chuyển đổi số sẽ trở thành xu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là: triển khai hệ sinh thái tích hợp mới, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, dịch chuyển doanh nghiệp lên nền tảng số, tập trung vào nhu cầu khách hàng,… Từ đó, doanh nghiệp có thể thúc đẩy năng lực cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành khác.

Giai đoạn 3: Từ năm 2026 -2030

Cuối cùng là giai đoạn chuyển đổi số toàn diện về mọi mặt. Đây vừa là mục tiêu vừa là tầm nhìn và sứ mệnh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hiện tại.

chu-truong-chuyen-doi-so-cua-chinh-phu

Nền kinh tế, xã hội ở giai đoạn này sẽ chuyển đổi số hoàn toàn với sự xuất hiện của các ngành công nghiệp số thế hệ mới. Chúng có khả năng trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, như: công nghệ AI, IoT, Immersive Media,…

8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số

Trong Quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, có 8 lĩnh vực, ngành nghề cần chủ trương chuyển đổi số, bao gồm: y tế, giáo dục, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và Logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường.

Y tế

Đối với lĩnh vực y tế, công cuộc chuyển đổi số sẽ được thực hiện qua các hoạt động như: khám chữa bệnh từ xa, chẩn đoán bệnh qua các nền tảng/ứng dụng hiện đại, sử dụng hồ sơ điện tử, thanh toán điện tử,…

Mục tiêu của chuyển đổi số trong y tế là: giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, nâng cao chất lượng khám/chữa bệnh và hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe hoàn chỉnh, hiện đại hơn.

Giáo dục

Một số ứng dụng, nền tảng dạy học từ xa đã được ra mắt và phát triển rộng rãi. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 vẫn đang chi phối cuộc sống của toàn xã hội, nhu cầu học trực tuyến của học sinh/sinh viên cũng tăng theo. Vì vậy, giáo dục chính là lĩnh vực tiếp theo cần gấp rút chuyển đổi số.

chu-truong-chuyen-doi-so-cua-chinh-phu

Để đảm bảo quá trình đào tạo từ xa được hiệu quả, người giảng dạy cần có bước tìm hiểu các ứng dụng mới như: tài liệu, giáo trình số, nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy, công cụ hỗ trợ giao bài tập, chấm điểm tự động,…

Nông nghiệp

Nông nghiệp được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Vì vậy, lĩnh vực này không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số. Nông nghiệp chuyển đổi số dựa trên nền tảng dữ liệu, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình hoạt động, sản xuất.

Bên cạnh đó, một số nông sản hiện đang được đẩy mạnh lên sàn thương mại điện tử, tạo ra xu hướng mua bán, trao đổi hàng hóa hoàn toàn mới trong lĩnh vực vốn thuộc ngành nghề truyền thống của Việt Nam.

Vận tải và Logistics

Lĩnh vực này sẽ tập trung phát triển hệ thống giao thông thông minh, giao thông đô thị, cao tốc và quốc lộ mới. Đồng thời, những nền tảng giúp kết nối khách hàng với các nhà giao vận xuất hiện ngày càng nhiều. Chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải và Logistics giúp tối ưu hóa quá trình vận hàng, quản lý kho bãi, đóng gói sản phẩm,…

chu-truong-chuyen-doi-so-cua-chinh-phu

Tài chính – ngân hàng

Mục tiêu chủ chốt trong lĩnh vực này là xây dựng các nền tảng tài chính điện tử, ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý thuế, hải quan, kho bạc và chứng khoán.

Ngân hàng số cung cấp các dịch vụ đa dạng như: thanh toán trực tuyến, nhận và gửi tiền qua nền tảng số, vay vốn trực tuyến,…, nhằm tạo ra sự thuận lợi, tăng trải nghiệm mới cho khách hàng.

Năng lượng

Đối với lĩnh vực năng lượng, điện lực là ngành được chú trọng và tập trung chuyển đổi số. Những mạng lưới cung ứng điện được tối ưu hóa và tự động hóa một cách hiệu quả.

Để hỗ trợ người dùng tiết kiệm năng lượng, tránh tình trạng mất mát điện năng, hệ thống điện lực đã kết nối các đồng hồ đo điện số, giúp cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn.

Tài nguyên và môi trường

Với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, quá trình quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được hiệu quả hơn. Một số dữ liệu quan trọng như: dữ liệu đất đai, dữ liệu nền địa lý quốc gia, quan trắc tài nguyên, sự biến đổi khí hậu,…, luôn được cập nhật theo thời gian thực, giúp người quản lý dễ dàng kiểm soát tình trạng của khí hậu và môi trường.

Công nghiệp

Đối với lĩnh vực công nghiệp, chuyển đổi số phát triển theo các chiều hướng cụ thể, như: xây dựng các nhà máy thông minh, kiến tạo máy móc giúp tự động hóa quy trình làm việc, sử dụng dữ liệu lớn để dự đoán bảo trì, phân tích kết quả làm việc,…

chu-truong-chuyen-doi-so-cua-chinh-phu

Chủ trương chuyển đổi số của chính phủ được xem là “công tắc” khởi động xu hướng đổi mới của các doanh nghiệp. Với những quyết tâm, nỗ lực cùng trí tuệ Việt Nam, Tino Group tin tưởng công cuộc chuyển đổi số sẽ đạt được những thành công tốt đẹp.

Những câu hỏi thường gặp về chủ trương chuyển đổi số của chính phủ

Doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào đối với chuyển đổi số?

Doanh nghiệp là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Đây còn là những đối tượng chủ chốt áp dụng công nghệ, nền tảng số vào quy trình làm việc, thực hiện các giao dịch và thương mại điện tử. Vì vậy, doanh nghiệp chính là “đòn bẩy” cho thấy những giá trị tuyệt vời của chuyển đổi số.

Kinh phí thực hiện chuyển đổi số theo chủ trương của chính phủ ở đâu?

Nguồn kinh phí triển khai chuyển đối số theo chủ trương của chính phủ được lấy từ: ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức tư nhân, cộng đồng cũng như các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Cần phát triển bao nhiêu loại hình doanh nghiệp số?

Theo chủ trương của chính phủ, cần phát triển 4 loại hình doanh nghiệp số, bao gồm:
– Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội cần chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, nghiên cứu, đầu tư và phát triển công nghệ lõi
– Doanh nghiệp công nghệ thông tin danh tiếng cần đảm nhận nhiệm vụ tiên phong nghiên cứu, phát triển công nghệ số
– Doanh nghiệp startup ứng dụng công nghệ số, tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội
– Doanh nghiệp startup đổi mới, sáng tạo công nghệ số

Tầm nhìn chủ trương chuyển đổi số của doanh nghiệp là gì?

Việt Nam hướng đến tương lai sẽ trở thành quốc gia số, ổn định, bền vững và tiên phong thử nghiệm công nghệ, mô hình mới. Bên cạnh đó, chuyển đổi số sẽ góp mặt trong hầu hết các hoạt động như: quản lý, điều hành của Chính phủ, sản xuất kinh doanh, phương thức sống và làm việc, phát triển môi trường số an toàn, hiệu quả và rộng khắp.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
Tags:
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar