Vai trò của nhân viên Sales là gì trong doanh nghiệp? Cần có kỹ năng nào để trở thành nhân viên Sales? Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về nhân viên Sales. Mời bạn cùng đón đọc ngay nhé!
Nhân viên Sales là gì?
Nhân viên Sales (nhân viên kinh doanh) là người đảm nhận vai trò bán hàng cho các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiệm vụ chính của nhân viên Saless là giới thiệu và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp. Để đạt được mục tiêu doanh số, nhân viên Sales cần có kiến thức về sản phẩm, bao gồm cả những thông tin chi tiết mà khách hàng quan tâm.

Không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu, hiệu suất làm việc của nhân viên Sales còn quyết định mức hoa hồng hoặc các khoản thưởng mà họ nhận được khi đạt chỉ tiêu bán hàng.
(Theo bài viết What does a Salessperson do? (Role and responsibilities) trên trang Indeed.com).
Đối với doanh nghiệp, nhân viên Sales có vai trò gì?
Nhân viên Sales đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Công việc của họ có thể thay đổi tuỳ vào ngành nghề và công ty mà họ làm việc. Dưới đây là 7 vai trò chính của nhân viên Sales, mỗi vai trò đều đóng góp phần quan trọng vào sự thành công đối với doanh nghiệp.
Phát triển mối quan hệ với khách hàng
Không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, nhân viên Sales còn phải xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Đó có thể là: tiếp cận khách hàng mới, giữ liên lạc với những khách hàng cũ để đảm bảo họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Xây dựng chiến lược bán hàng
Để tăng doanh thu, nhân viên Sales cần liên tục phát triển và điều chỉnh các chiến lược bán hàng. Họ phải dành thời gian để phân tích thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng và đưa ra các kế hoạch bán hàng phù hợp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng
Một nhiệm vụ quan trọng của nhân viên Sales là lắng nghe và phản hồi các thắc mắc hay khiếu nại từ khách hàng. Nhân viên Sales cần có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ.

Phối hợp với đội ngũ bán hàng
Làm việc trong một đội ngũ, nhân viên Sales cần phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác để tạo ra các báo cáo doanh thu, đồng thời cùng nhau phát triển các chiến lược bán hàng mới. Sự hợp tác này giúp đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong toàn bộ quá trình bán hàng.
Dự đoán nhu cầu thị trường
Nhân viên Sales cần có khả năng phân tích và dự đoán thói quen tiêu dùng và nhu cầu của thị trường. Bằng cách nắm bắt xu hướng, họ có thể đưa ra các chiến lược bán hàng phù hợp, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Đạt chỉ tiêu doanh số
Đặt ra và đạt được các mục tiêu doanh số cũng là nhiệm vụ tất yếu trong công việc của nhân viên Sales. Họ cần phải làm việc dưới áp lực từ các chỉ tiêu, deadline dày đặc, đảm bảo họ không chỉ đạt được mà còn vượt qua các mục tiêu đề ra.
Quản lý và báo cáo doanh thu
Khi đạt được sự thành công nhất định trong vai trò của mình, nhân viên Sales sẽ phải thực hiện thêm các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, như phỏng vấn nhân viên mới, hỗ trợ đồng nghiệp và lập báo cáo doanh thu hàng năm. Nhiệm vụ này giúp đảm bảo mọi hoạt động bán hàng diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả.
7 phẩm chất của một nhân viên Sales giỏi
Để trở thành một nhân viên Sales giỏi, ngoài kỹ năng bán hàng, bạn cũng phải trau dồi 7 phẩm chất sau.
Kỹ năng lắng nghe chủ động
Nhân viên Sales giỏi cần rèn luyện kỹ năng chủ động lắng nghe. Kỹ năng này giúp họ nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời, lăng nghe tốt còn giúp họ xác định những cơ hội tiềm năng để thúc đẩy doanh số, đồng thời giải quyết kịp thời những thắc mắc hoặc lo lắng của khách hàng.
Sự tự tin
Tự tin là yếu tố quan trọng giúp nhân viên Sales tạo ấn tượng ban đầu và củng cố niềm tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong mắt khách hàng. Không chỉ làm cho khách hàng cảm thấy an tâm, sự tự tin còn khuyến khích họ mua hàng. Nhờ đó, nhân viên Sales có thể đạt được kết quả tốt hơn trong công việc.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Một nhân viên Sales thành công cần có khả năng giao tiếp tốt, giúp họ thuyết phục khách hàng và cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm/dịch vụ. Kỹ năng này giúp họ tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và góp phần gia tăng doanh số thông qua việc truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, thuyết phục.

Nhận thức cảm xúc
Nhân viên Sales giỏi cần có khả năng nhận thức cảm xúc, giúp họ thấu hiểu những khó khăn hoặc sự bối rối mà khách hàng có thể gặp phải trong quá trình mua hàng. Nhờ đó, họ có thể xử lý tình huống một cách nhạy bén, tạo sự kết nối sâu sắc với khách hàng và xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
Sự đồng cảm
Đồng cảm là một đặc tính quan trọng giúp nhân viên Sales hiểu rõ nhu cầu của từng khách hàng và các yếu tố cá nhân có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Khi đặt mình vào vị trí của khách hàng, nhân viên Sales có thể tạo ra sự kết nối chân thành, từ đó tăng lòng tin và thúc đẩy doanh số.
Sự tập trung
Một nhân viên Sales giỏi cần có khả năng tập trung cao độ. Kỹ năng này giúp họ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, không bỏ sót chi tiết nào quan trọng. Sự tập trung còn giúp họ hoàn thành các mục tiêu doanh số đề ra, tìm ra giải pháp hiệu quả cho những thách thức trong quá trình bán hàng.
Tính liêm chính
Liêm chính hay còn gọi là sự trung thực cũng là yếu tố quan trọng giúp nhân viên Sales xây dựng lòng tin với khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng nhận ra sự trung thực của một nhân viên. Nếu cảm thấy bạn là người đáng tin cậy, họ sẽ có xu hướng quay lại hoặc giới thiệu dịch vụ cho người khác.
5 cách trở thành nhân viên Sales chuyên nghiệp
Để đạt được thành công trong nghề Sales, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết và không ngừng học hỏi. Dưới đây là 5 cách giúp bạn có cơ hội trở thành nhân viên Sales chuyên nghiệp.
Nâng cao kiến thức và học vấn
Dù bằng cấp chính quy không phải lúc nào cũng là điều kiện bắt buộc để trở thành nhân viên Sales, nhưng việc có kiến thức cơ bản về bán hàng và tiếp thị sẽ giúp bạn rất nhiều. Bạn có thể tham gia các khóa học hoặc chương trình đào tạo về kỹ thuật bán hàng, tiếp thị hoặc quản trị kinh doanh để nắm vững những nguyên lý cơ bản, áp dụng chúng vào thực tiễn công việc.
Tích lũy kinh nghiệm thực tế
Kinh nghiệm thực tế là yếu tố quan trọng giúp bạn hiểu rõ quy trình bán hàng và nắm bắt cơ hội thành công. Bạn có thể bắt đầu bằng cách ứng tuyển vào các vị trí thực tập hoặc trợ lý bán hàng để học hỏi, làm quen với công việc. Qua thời gian, kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tự tin hơn và có khả năng xử lý các tình huống phức tạp trong quá trình bán hàng.
Phát triển kỹ năng bán hàng
Để trở thành nhân viên Sales thành công, bạn cần phát triển và nâng cao các kỹ năng như giao tiếp, đàm phán, xây dựng mối quan hệ và giải quyết vấn đề. Bạn có thể tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo hoặc khóa học để cải thiện kỹ năng của mình và nắm vững các phương pháp, kỹ thuật bán hàng hiệu quả.

Xây dựng mạng lưới quan hệ và ứng tuyển
Xây dựng mạng lưới quan hệ trong lĩnh vực bán hàng giúp bạn có cái nhìn chuyên sâu hơn về ngành nghề mình đang hoạt động. Đồng thời, đây cũng là cách giúp bạn tăng cơ hội tìm kiếm việc làm. Bạn có thể tham gia các sự kiện, hiệp hội thương mại hoặc mạng lưới chuyên môn để mở rộng mối quan hệ. Đồng thời, bạn cũng nên nộp đơn ứng tuyển vào các vị trí bán hàng tại các công ty đang tuyển dụng hoặc trực tiếp liên hệ với công ty mà mình quan tâm để tăng cơ hội được ứng tuyển.
Không ngừng học tập
Để thành công lâu dài trong nghề bán hàng, bạn phải học học tập và phát triển liên tục. Tốt nhất, bạn nên theo dõi các xu hướng bán hàng mới nhất, đọc các blog và bài viết liên quan đến ngành, tham gia các buổi đào tạo hoặc hội thảo để cập nhật kiến thức và cải thiện kỹ năng của mình. Không ngừng học hỏi sẽ giúp bạn duy trì sự cạnh tranh và phát triển trong sự nghiệp.
Qua bài viết trên, Tino Group đã giúp bạn hình dung rõ vai trò của nhân viên Sales đối với doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích khi bạn tìm hiểu về ngành nghề này. Đừng quên theo dõi Tino Group để đón đọc thêm nhiều bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Simon Banche. WORKING AS A SalesSPERSON – ALL YOU MUST KNOW. Salessonomics.com. https://Salessonomics.com/revenue/working-as-a-Salessperson/
- Indeed Editorial Team. (2024, June 21). What does a Salessperson do? (Role and responsibilities). Ie.indeed.com. https://ie.indeed.com/career-advice/career-development/what-does-Salessperson-do
- Paul Peters. (2021, April 30). Salessperson Job Description. Betterteam.com. https://www.betterteam.com/Salessperson-job-description
- Dave Kahle. What’s A Professional Saless Person?. Nasp.com. https://www.nasp.com/blog/whats-a-professional-Saless-person/
Những câu hỏi thường gặp
Khách hàng của nhân viên Sales thường là ai?
Khách hàng của nhân viên Sales có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp tùy vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhân viên Sales đang bán.
Nhân viên Sales có cần bằng cấp gì không?
Dù một số ngành yêu cầu bằng cấp liên quan, nhưng nhiều vị trí Sales không yêu cầu bằng cấp cụ thể, mà chú trọng vào kỹ năng và kinh nghiệm thực tế.
Nhân viên Sales làm việc độc lập hay theo nhóm?
Nhân viên Sales có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm tùy vào cấu trúc của công ty và chiến lược bán hàng.
Nhân viên Sales có thể làm việc từ xa không?
Có! Với sự phát triển của công nghệ, nhiều nhân viên Sales có thể làm việc từ xa, đặc biệt là trong các ngành công nghệ và dịch vụ.