Được mệnh danh là “con sói đầu đàn”, Operation Manager có khả năng dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp phát triển đúng hướng, tạo ra đường lối hoạt động an toàn, hợp pháp và hạn chế được những rủi ro. Trong bài viết này, Tino Group sẽ cung cấp đến bạn kiến thức xoay quanh công việc Operation Manager, hay còn gọi là “Giám đốc vận hành”.
Tìm hiểu về Operation Manager
Operation Manager là gì?
Operation Manager (tạm dịch: Giám đốc vận hành hoặc người quản lý hoạt động) là người giữ chức vụ hàng đầu trong một doanh nghiệp, tổ chức hoặc chính phủ. Đồng thời, họ sẽ trách nhiệm về các khía cạnh hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp, như: giám sát sản xuất hàng hóa, xây dựng các chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả vận hành.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu riêng về nhiệm vụ của Operation Manager. Nhưng nhìn chung, công việc cơ bản của họ là:
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
- Giám sát và phân tích quy trình làm việc
- Quản lý các hoạt động để đảm bảo chất lượng
- Tạo ra chiến lược để cải thiện năng suất và hiệu quả
Tầm quan trọng của Operation Manager trong doanh nghiệp
Operation Manager giữ vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp, tổ chức hoặc chính phủ. Nhiệm vụ của Operation Manager phụ thuộc vào đường lối vận hành và quy mô của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Operation Manager cần đảm bảo một số kỹ năng thiết yếu để quản lý và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Công việc chính của Operation Manager là xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, Operation Manager có thể chịu trách nhiệm giám sát các bộ phận khác nhau, từ quản lý nhân sự đến quản lý tài chính.
Các nhiệm vụ của Operation Manager có thể đan xen nhau như: kiểm soát ngân sách, theo dõi báo cáo tài chính, điều phối và giao nhiệm vụ cho nhân viên, phân tích chi phí cho các hoạt động nội bộ, phân tích dữ liệu tài chính,…

Operation Manager làm những việc gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đường lối vận hành và quy mô doanh nghiệp, Operation Manager sẽ đảm nhiệm vụ những công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung, các Operation Manager thường thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ, đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược hoạt động
Công việc cơ bản đầu tiên của một Operation Manager là xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu và tạo ra chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn cho doanh nghiệp. Sau khi hoạch định ra các chiến lược hoạt động, doanh nghiệp sẽ vận hành trơn tru, phát triển ổn định và bền vững hơn.
Quản lý chiến lược và kế hoạch hoạt động
Operation Manager được xem là “thuyền trưởng” dẫn dắt các kế hoạch, định hướng, chiến lược,…, của doanh nghiệp sau khi chúng được thông qua. So với các nhân viên và bộ phận khác, Operation Manager là người chịu trách nhiệm chủ chốt, phải luôn theo sát quá trình triển khai và thực hiện.

Giải quyết tình huống phát sinh
Là người chịu trách nhiệm chính đối với các kế hoạch và chiến lược hoạt động, Operation Manager cũng kiêm luôn nhiệm vụ “gỡ rối” vấn đề. Trong quá trình triển khai và thực hiện, chắc hẳn sẽ có các tình huống bất ngờ phát sinh. Vì vậy, Operation Manager phải có những chính sách xử lý, giải quyết vấn đề. Để đáp ứng tốt nhiệm vụ này, Operation Manager cần phải linh hoạt, nhạy bén và có nhiều kinh nghiệm.
Quản lý tài chính
Đối với bộ phận tài chính – kế toán trong doanh nghiệp, Operation Manager có nhiệm vụ quản lý và theo dõi sát sao quá trình thu chi. Để nguồn tài chính của doanh nghiệp ổn định, minh bạch, các Operation Manager cần phải theo dõi từng bước và nắm rõ tình hình.
Ngoại giao với các đối tác
Không chỉ là “xương sống” điều hành đường lối hoạt động, Operation Manager còn là gương mặt đại diện cho toàn doanh nghiệp. Họ đảm đương những nhiệm vụ liên quan đến giao lưu, đàm phán, thuyết trình,…, với các đối tác chiến lược.

Củng cố đội ngũ nhân sự
Bên cạnh việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, Operation Manager còn phối hợp với bộ phận nhân sự để tuyển chọn “nhân tài” cho công ty. Không những thế, Operation Manager còn đảm nhiệm vai trò đào tạo, quản lý nhân viên mới và củng cố tầm nhìn, năng lực của nhân viên cũ.
Operation Manager đòi hỏi những kỹ năng nào?
#1. Kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo là kỹ năng tiên quyết và cần thiết nhất đối với một Operation Manager. Về bản chất, Operation Manager không chỉ là người quản lý, leader mà còn là người “đứng mũi chịu sào” của cả doanh nghiệp.
Họ có vai trò dẫn dắt, điều hướng đội ngũ nhân viên thực hiện mục tiêu, sứ mệnh dựa trên các chiến lược đã hoạch định. Chính vì thế, lãnh đạo tốt là kỹ năng bắt buộc mà mọi Operation Manager cần phải có.
#2. Kỹ năng giao tiếp
Qua những công việc của Operation Manager, chúng ta có thể thấy họ cần phải giao tiếp rất nhiều, từ việc kết nối với nhân viên các cấp đến đàm phán, thương lượng với đối tác ngoại giao. Vì vậy, khả năng giao tiếp tốt chính là “chiếc chìa khóa vàng” tạo nên một Operation Manager giỏi.
#3. Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Doanh nghiệp chỉ có thể vận hành hiệu quả và trơn tru nếu được dẫn dắt theo một đường lối, kế hoạch cụ thể. Là người giữ nhiệm vụ quản lý, điều tiết doanh nghiệp, Operation Manager cần phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch hoàn thiện.

Để trau dồi kỹ năng này, những Operation Manager cần rèn luyện tư duy logic và một tầm nhìn xa, trông rộng. Kỹ năng xây dựng kế hoạch giúp họ đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, kỹ năng này còn “hóa giải” những vấn đề phát sinh bằng những cách thức hạn chế rủi ro.
#4. Kỹ năng làm việc nhóm
Đặc thù công việc của Operation Manager là không bao giờ làm việc đơn độc. Họ luôn là người đồng hành cùng các bộ phận trong doanh nghiệp để xử lý nhiều công việc khác nhau. Bởi thế, Operation Manager cần phải có kỹ năng làm việc nhóm để dễ dàng kết nối với mọi người.
Một Operation Manager vừa có khả năng kết nối đội nhóm mạnh mẽ, vừa biết cách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý sẽ vận hành doanh nghiệp tốt hơn, giúp công việc được diễn ra thuận lợi và đạt năng suất cao hơn.
#5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình hoạt động và phát triển, doanh nghiệp không tránh khỏi các sự cố phát sinh, mâu thuẫn nội/ngoại bộ ngoài ý muốn. Nhiệm vụ của Operation Manager chính là giải quyết triệt để các vấn đề này. Và đây cũng là kỹ năng cần thiết mà một Operation Manager buộc phải có.
Trên thực tế, để có được kỹ năng này, Operation Manager cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn dày dạn. Một doanh nghiệp sở hữu Operation Manager có kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả sẽ hoạt động bền vững và có sức cạnh tranh tốt hơn.

Để trở thành một Operation Manager toàn diện về mọi mặt không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, nếu có mong ước được làm Operation Manager, ngay bây giờ bạn cần phải rèn luyện tư duy, trau dồi kỹ năng, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để trở thành một “con sói đầu đàn” mạnh mẽ nhất.
FAQs về Operation Manager
Những khó khăn của Operation Manager là gì?
Nghề Operation Manager được ví như “làm dâu trăm họ”. Vì vậy, họ rất khó để làm hài lòng tất cả mọi người. Để hoàn thành tốt công việc và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, Operation Manager bắt buộc phải làm “phật ý” một số người.
Bên cạnh đó, Operation Manager “gánh vác” rất nhiệm vụ khác nhau nên họ phải luôn làm việc hết năng suất. Trên thực tế, công việc của Operation Manager rất áp lực, đòi hỏi một “tinh thần thép” và bản lĩnh vững vàng.
Điều kiện trở thành Operation Manager là gì?
Để trở thành Operation Manager, các ứng viên cần có bằng quản trị kinh doanh, quản lý kinh doanh hoặc kế toán. Ngoài ra, một Operation Manager cần phải có kinh nghiệm thực tiễn dày dạn ở các vị trí liên quan và những kỹ năng cần thiết.
Chức năng của Operation Manager là gì?
Chức năng của Operation Manager là giám sát các hoạt động nhân sự cấp cao, như: thu hút nhân tài, cải tiến quy trình tổ chức, xây dựng kế hoạch để cải thiện chất lượng, năng suất và tăng hiệu quả.
Nghề nghiệp nào liên quan đến Operation Manager?
Một số công việc liên quan đến Operation Manager là:
– Quản lý hậu cần (Logistics Manager)
– Quản lý tài chính (Financial Manager)
– Quản lý dữ liệu (Data Manager)
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org