phuong-tien-khong-nguoi-lai-la-gi

Phương tiện không người lái là gì? Lợi ích của phương tiện không người lái

Công nghệ 4.0 phát triển làm nở rộ thêm nhiều phát minh vĩ đại, trong đó, tự động hóa chính là giải pháp then chốt minh chứng cho sự tiến bộ của loài người. Một sản phẩm nổi bật của giải pháp này đó là phương tiện không người lái, được ứng dụng trong lĩnh vực hàng không hiện đại.

Phương tiện không người lái là gì?

Định nghĩa phương tiện không người lái

Phương tiện không người lái (Unmanned Aerial VehicleUAV) còn được gọi là máy bay không người lái (Drone). Đây là một sản phẩm phổ biến trong lĩnh vực hàng không hiện đại. Phương tiện không người lái được phát triển từ hệ thống máy bay không người UAS (Unmanned Aircraft System). Chúng hoạt động thông qua một bộ điều khiển trên mặt đất và hệ thống liên lạc với UAV.

phuong-tien-khong-nguoi-lai-la-gi

Một chuyến bay được thực hiện dựa trên bộ điều khiển từ xa. Những phương tiện này có các mức độ tự chủ khác nhau, như lái tự động hỗ trợ hoặc tự động hoàn toàn không chịu sự can thiệp của con người.

Tiến trình phát triển của phương tiện không người lái

Trong suốt thế kỷ XX, phương tiện không người lái chỉ phục vụ cho các nhiệm vụ trong quân đội. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, người ta kích hoạt thêm nhiều tính năng mới cho UAV. Do đó, khi bước sang thế kỷ XXI, phương tiện không người lái được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giai đoạn này cũng xuất hiện phương tiện bay kiểu mới được gọi là Drone. Chúng được thiết kế rất đa dạng, có kích thước và công suất động cơ từ nhỏ đến trung bình.

Những chiếc Drone thường được lắp camera để quan sát. Ở Việt Nam, phương tiện này được gọi là flycam. Để thuận tiện cho quá trình hoạt động, một chiếc Drone thường có 4 cánh quạt.

Một số hoạt động thịnh hành của UAV là: chụp ảnh/quay phim trên không, giao sản phẩm, kiểm soát và giám sát quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, đua máy bay không người lái,…

Cơ chế hoạt động của phương tiện không người lái

Tương tự với những máy bay thương mại, UAV chỉ hoạt động được khi có cần điều khiển, cần gạt và các nút khác nhau. Để điều khiển UAV, nhóm phi công chỉ cần ngồi tại căn cứ và thực hiện thao tác lái máy bay. Đối với những máy bay có cấu tạo đơn giản, người dùng có thể điều khiển chúng bằng một bộ điều khiển radio, smartphone hoặc tablet.

phuong-tien-khong-nguoi-lai-la-gi

Thiết kế của phương tiện không người lái

Thành phần của phương tiện không người lái và có người lái cùng loại thường có cấu trúc vật lý giống nhau, khá dễ nhận biết. Tuy nhiên, chúng sẽ có một vài điểm khác biệt là: buồng lái, hệ thống hỗ trợ sự sống hoặc hệ thống kiểm soát môi trường.

Nhiều loại UAV mang tải trọng có trọng lượng nhẹ hơn so với một con người trưởng thành. Vì vậy, những chiếc máy bay này thường có kích thước khá nhỏ gọn. Một số UAV dân dụng không có hệ thống hỗ trợ sự sống, vì chúng được chế tạo từ các vật liệu nhẹ và kém chắc chắn. Thiết kế quadcopter phù hợp với các loại UAV cỡ nhỏ.

Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển của UAV thường rất khác so với các phương tiện có phi hành đoàn. Cửa sổ, buồng lái của máy bay truyền thống được thay thế bằng bộ điều khiển từ xa, một camera liên kết video. Ngoài ra, những điều khiển buồng lái vật lý cũng được thay bằng các lệnh kỹ thuật số được truyền qua radio. Cuối cùng, phần mềm lái tự động có thể sử dụng cho cả máy bay có và không có người lái.

Một số ứng dụng của phương tiện không người lái

  • Hỗ trợ lực lượng dưới mặt đất
  • Bay, giám sát và tiêu hủy mục tiêu trên không
  • Truyền lại hình ảnh và video ghi được trên không
  • Hỗ trợ tính năng giao hàng tận nơi
  • Được ứng dụng trong việc quay dựng phim ảnh
  • Phác họa bản đồ 3D
  • Thu thập thông tin khí tượng thủy văn, hỗ trợ dự báo thời tiết
  • Hỗ trợ hoạt động nông nghiệp như: rải phân, phun thuốc trừ sâu, tưới nước,…
  • Tìm kiếm cứu nạn tại những khu vực phương tiện khác không thể tiến vào
phuong-tien-khong-nguoi-lai-la-gi

Phương tiện không người lái có những loại nào?

UAV hay phương tiện không người lái được phân loại dựa trên một số đặc tính cụ thể như: trọng lượng, mức độ tự chủ, độ cao bay tối đa, khả năng tác chiến,…

Phân loại dựa trên trọng lượng

Khi xét theo khía cạnh trọng lượng, phương tiện không người lái được chia thành 5 loại:

  • Nano (Nặng khoảng 250gr)
  • Phương tiện máy bay siêu nhỏ (Nặng khoảng 250gr – 2kg)
  • UAV thu nhỏ (Nặng khoảng 2 – 25kg)
  • UAV vừa (Nặng khoảng 25 – 150kg)
  • UAV lớn (Nặng trên 150kg)

Phân loại dựa trên mức độ tự chủ

Phương tiện không người lái có thể được phân loại dựa trên khả năng tự chủ trong quá trình bay của chúng. Trên phương diện này, chúng được chia làm hai loại chính là: máy bay được điều khiển từ xa và máy bay tự động hoàn toàn. Bên cạnh đó, có một số UAV cung cấp khả năng tự chủ trung gian. Điển hình như các máy bay được điều khiển để thực hiện nhiệm vụ, nhưng có khả năng tự động quay lại căn cứ. Nhiều loại máy bay có thể tùy chọn việc hoạt động có người lái hoặc không.

phuong-tien-khong-nguoi-lai-la-gi

Phân loại dựa trên độ cao

Thông qua độ cao và khoảng cách bay, phương tiện không người lái được chia làm các loại sau:

  • Độ cao 600m (2000ft) tầm hoạt động khoảng 2km
  • Độ cao 1500m (gần 5000ft) tầm hoạt động lên đến 10km
  • Độ cao loại NATO 3000m (10.000ft) tầm hoạt động lên đến 50km
  • Độ cao chiến thuật 5500m (18.000ft) tầm hoạt động khoảng 160km
  • Độ cao trung bình (MALE) 9000m (30.000ft) tầm hoạt động trên 200km
  • Độ cao bên lâu (HALE) 9100m (trên 30.000ft) tầm hoạt động không xác định

Phân loại dựa trên tiêu chí tổng hợp

Ngoài các tiêu chí phân loại trên, một số máy bay không người lái còn được phân loại theo các yếu tố tổng hợp. Minh chứng cho việc phân loại này là hệ thống máy bay không người lái (UAS) của quân đội Hoa Kỳ. Loại máy bay này dựa trên trọng lượng, độ cao tối đa và cả tốc độ của thành phần UAV.

phuong-tien-khong-nguoi-lai-la-gi

Phương tiện không người lái cải tiến tỉ lệ thuận với sự phát triển vượt bậc của nền khoa học công nghệ, kỹ thuật số. Thiết bị hiện đại này không chỉ phục vụ cho quân đội mà còn góp mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với doanh nghiệp, bạn có thể tận dụng tiềm năng của phương tiện không người lái để làm mới mô hình kinh doanh của mình một cách tối ưu nhất.

FAQs về phương tiện không người lái

UAV và tên lửa có giống nhau không?

Câu trả lời là “Không!”. UAV được xem là một loại máy bay, hoạt động dựa trên sự điều khiển cố định. Đồng thời, chúng được trang bị các động cơ phản lực hoạt động cơ xoay chiều. Phần lớn UAV đảm nhiệm vai trò như một phương tiện di chuyển. Trong khi đó, tên lửa được sử dụng để làm vũ khí. Tuy nhiên, một số loại tên lửa hành trình cũng có thể được coi là một loại UAV, nhưng về bản chất chúng không giống nhau.

Có những loại UAV nào?

Hiện nay, có 5 loại UAV phổ biến dựa trên mục tiêu sử dụng của chúng là: bia ngắm bắn, do thám, tấn công, nghiên cứu và phát triển, dân dụng và thương mại.
Bia ngắm bắn: UAV này có nhiệm vụ làm bia ngắm bắn cho những hệ thống vũ khí trên mặt đất và cả trên không.
Do thám: UAV do thám có chức năng tìm kiếm thông tin chiến thuật trên chiến trường.
Tấn công: Những UAV này thường thực hiện các chức năng tấn công trong các nhiệm vụ mang tính nguy hiểm
Nghiên cứu và phát triển: Có vai trò làm vật thí nghiệm cho các công nghệ UAV mới.
Dân dụng và thương mại: Các UAV này phục vụ cho cuộc sống thường nhật hoặc mang tính thương mại hóa

Drone nông nghiệp là gì?

Đây là một loại UAV có khả năng quay chụp và cảm biến để quan sát môi trường. Drone nông nghiệp được ứng dụng vào quy trình và hoạt động sản xuất của các trang trại lớn. Thiết bị này giúp người dùng quan sát rõ và nắm bắt thông tin về nông nghiệp hiệu quả hơn.

Làm mát phương tiện không người lái có quan trọng không?

Tất nhiên là có! Quá trình làm mát giúp tăng độ bền cho máy bay, giúp động cơ của phương tiện hoạt động trơn tru hơn. Nhiệt độ quá cao và hỏng hóc là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến phương tiện không người lái gặp vấn đề.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
📛CẢNH BÁO: MẠO DANH TINO GROUP LỪA ĐẢO - CẬP NHẬT THỦ ĐOẠN MỚI NĂM 2024 📛
This is default text for notification bar