Mỗi nhân viên đều tiềm ẩn những năng lực và tố chất riêng biệt. Đây là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, doanh nghiệp cần có một công cụ đánh giá hiệu quả. Và đó chính là Performance Appraisal. Vậy chính xác Performance Appraisal là gì? Có bao nhiêu loại Performance Appraisal phổ biến? Làm thế nào sử dụng Performance Appraisal hiệu quả? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Performance Appraisal là gì?
Theo bài viết “What Is a Performance Appraisal? Types, Methods, Objectives & Benefits” của John Terra trên trang Simplilearn.comm, Performance Appraisal (tạm dịch: Đánh giá hiệu suất) là quá trình định kỳ và có hệ thống để đo lường hiệu suất công việc của một cá nhân so với các yêu cầu đã được thiết lập của công việc đó. Về cơ bản, đây là một đánh giá mang tính chủ quan về các điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, giá trị tương đương đối với tổ chức và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Performance Appraisal còn được gọi là đánh giá nhân viên (Performance Evaluations), đánh giá hiệu quả công việc (Performance Reviews), thảo luận phát triển (Development Discussions),… Một Performance Appraisal thành công sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những gì nhân viên làm tốt nhất và chỉ ra các khía cạnh cần cải thiện.
Nguyên lý hoạt động của Performance Appraisal
Theo nghiên cứu của Gallup và Workhuman®, việc công nhận nhân viên có thể góp phần tăng năng suất, giảm tỷ lệ nghỉ việc. Thông qua Performance Appraisal, các nhà quản lý có thể tạo ra một cấu trúc vững chắc thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn để được công ty công nhận.
Vậy nên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải học cách đo lường hiệu suất của nhân viên, thực hiện các bài đánh giá minh bạch và chính xác. Thông thường, các bước thực hiện Performance Appraisal được thực hiện như sau:
- Tạo lịch trình chính thức cho các nhà quản lý và nhân viên trong suốt quá trình đánh giá.
- Quyết định nhóm nhân viên mà bạn muốn đánh giá.
- Thiết lập các tiêu chí hiệu suất để đo lường trong quá trình đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch hiệu suất rõ ràng.
- Thảo luận về kỳ vọng về lương thưởng với nhân viên của bạn.
- Thực hiện các buổi đánh giá.
Có nhiều phương pháp để đánh giá nhân viên, nhưng việc sử dụng các chiến thuật cụ thể để đảm bảo quy trình diễn ra một cách suôn sẻ nhất.

7 loại Performance Appraisal phổ biến
Để đánh giá Performance Appraisal của nhân viên chính xác một cách toàn diện, chính xác, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là 7 loại Performance Appraisal phổ biến.
Đánh giá đàm phán
Đối với đánh giá đàm phán, người quản lý sẽ chia sẻ những gì nhân viên làm tốt trước khi đưa ra bất kỳ lời phê bình nào. Đánh giá này đặc biệt hữu ích đối trong các tình huống mà nhân viên và quản lý có thể rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc bất đồng.
Quản lý theo mục tiêu (MBO)
Quản lý theo mục tiêu (MBO) là hình thức đánh giá mà trong đó quản lý và nhân viên cùng nhau xác định mục tiêu để nhân viên làm việc. Khi thời gian đánh giá kết thúc, người quản lý đánh giá xem cá nhân có đạt được mục tiêu hay không. Thông thường, nhân viên sẽ được thưởng nếu đạt được mục tiêu.
Phương pháp trung tâm đánh giá
Phương pháp trung tâm đánh giá cho phép nhân viên hiểu cách quản lý nhìn nhận về họ. Nhờ đó, họ có thể hiểu được giá trị mà họ tạo ra cho doanh nghiệp. Phương pháp trung tâm đánh giá được chia thành 3 giai đoạn: tiền đánh giá, trong quá trình đánh giá và sau đánh giá. Trong quá trình đánh giá, người quản lý đặt cá nhân vào các tình huống để nhập vai. Thông qua bài kiểm tra này, nhân viên sẽ xử lý tình huống, giải quyết vấn đề để mang lại kết quả tốt nhất.

Đánh giá tự thân
Đánh giá tự thân là khi nhân viên tự đánh giá hiệu suất của mình. Với loại đánh giá này, nhân viên sẽ tự xác định điểm mạnh và điểm yếu. Họ cũng có thể kể lại những cột mốc của mình với tổ chức, chẳng hạn như hoàn thành một số lượng lớn doanh số trong một tháng. Thông thường, khi thực hiện bài đánh giá, nhân viên sẽ điền vào form theo mẫu. Trong khi đó, người quản lý có thể chọn theo dõi đánh giá tự thân bằng văn bản hoặc thay thế bằng một cuộc họp trực tiếp.
Đánh giá đồng nghiệp
Đánh giá đồng nghiệp là hình thức đánh giá dựa trên ý kiến của đồng nghiệp. Loại đánh giá hiệu suất này giúp xác định xem khả năng làm việc nhóm và đóng góp vào công việc chung. Thông thường, người đánh giá sẽ là người làm việc chặt chẽ với nhân viên, hiểu về kỹ năng và thái độ của họ.
Đánh giá khách hàng
Đánh giá khách hàng là hình thức đánh giá dựa trên ý kiến, nhận xét của khách hàng về nhân viên. Thông qua loại đánh giá này, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận được cách người tiêu dùng cảm nhận về nhân sự của tổ chức. Loiaj đánh giá này giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất nhân viên và tăng tương tác với khách hàng.
Thang đánh giá dựa trên hành vi (BARS)
Đánh giá thang điểm dựa trên hành vi (BARS) đo lường hiệu suất của nhân viên bằng cách so sánh hiệu suất với các ví dụ hành vi cụ thể. Các doanh nghiệp đưa ra xếp hạng cho mỗi ví dụ để giúp thu thập dữ liệu định tính và định lượng. Những ví dụ này giúp quản lý đo lường hành vi của nhân viên theo các tiêu chuẩn được xác định trước cho vai trò của họ.
Cách lựa chọn phương pháp Performance Appraisals
Theo bài viết: “Performance Appraisal: Types, Methods, Benefits, and Criticism Explained” Workhuman, mục tiêu chính của việc sử dụng Performance Appraisals là cải thiện hiệu suất và năng suất tổng thể của nhân viên thông qua các quyết định nhân sự khác nhau. Những phương pháp này có thể giúp quản lý xác định lại mục tiêu, phát triển các chương trình đào tạo và thúc đẩy nhân viên.
Việc chọn lựa quá trình đánh giá phù hợp phụ thuộc vào một số yếu tố, như quy mô tổ chức, số lượng nhân viên, nguồn lực sẵn có cho quản lý và tiêu chí đánh giá.
Một số phương pháp đánh giá được xây dựng tốt hơn để đánh giá nhân viên trong các ngành công nghiệp nhất định hoặc ở các cấp quản lý cụ thể. Công ty cũng có thể áp dụng nhiều thực tiễn để đánh giá hiệu suất của các nhân viên khác nhau cùng một lúc.
Đánh giá nên được thực hiện định kỳ, tốt nhất là hàng năm hoặc hàng quý. Khi biết chính xác thời điểm đánh giá, nhân viên sẽ nỗ lực làm việc tốt hơn để đạt được mục tiêu và hoàn thành mục tiêu.
Ưu điểm và hạn chế của Performance Appraisals
Ưu điểm
Performance Appraisals mang lại 7 lợi ích cho tổ chức và nhân viên, như:
- Nhận diện điểm mạnh của nhân viên: Đánh giá hiệu suất giúp nhận biết và công nhận những điểm mạnh của từng nhân viên.
- Tăng cường giao tiếp: Thực hiện các đánh giá thường xuyên có thể tăng cường giao tiếp giữa quản lý và nhân viên, giúp hiểu rõ hơn về mong muốn và kỳ vọng của nhau.
- Lập kế hoạch cải thiện: Các đánh giá giúp xác định những lĩnh vực cần cải thiện và tạo kế hoạch đào tạo bổ sung để giải quyết những điểm yếu của nhân viên.
- Hỗ trợ quyết định nhân sự: Đánh giá hiệu suất cung cấp thông tin quan trọng để ra quyết định về thăng chức, tăng lương và các quyết định nhân sự khác.
- Phát triển kỹ năng và hiệu suất: Đánh giá hiệu suất khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng và cải thiện hiệu suất làm việc.
- Xác định mục tiêu tương lai: Giúp tổ chức xác định và thiết lập các mục tiêu và chiến lược tương lai.
- Tăng tinh thần làm việc: Đánh giá hiệu suất có thể tăng tinh thần làm việc của nhân viên bằng cách công nhận và thưởng cho những người làm việc tốt nhất.

Hạn chế
Dù có nhiều lợi ích, Performance Appraisals cũng có 8 hạn chế mà doanh nghiệp cần lưu ý:
- Thiên vị trong đánh giá: Vì các đánh giá dựa trên sự đánh giá của con người, nên có khả năng xảy ra sự thiên vị.
- Phản hồi không kịp thời: Vì các đánh giá thường được thực hiện mỗi vài tháng hoặc hàng năm, phản hồi có thể không phản ánh chính xác công việc và hành vi hiện tại của nhân viên.
- Phản hồi không rõ ràng: Những nhận xét chung chung có thể gây ra sự nhầm lẫn và không giúp cải thiện hiệu suất.
- Mất nhiều thời gian: Quá trình thực hiện đánh giá hiệu suất đòi hỏi nhiều thời gian và công sức từ phía quản lý.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Các đánh giá có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên.
- Môi trường làm việc căng thẳng: Quá trình đánh giá có thể tạo ra môi trường làm việc căng thẳng cho nhân viên.
- Sử dụng sai phương pháp: Áp dụng sai phương pháp đánh giá hiệu suất có thể không đạt được kết quả mong muốn.
- Mục tiêu không hợp lý: Đặt ra những mục tiêu không thực tế có thể gây áp lực và giảm hiệu suất làm việc.
Hiểu rõ và áp dụng Performance Appraisal vừa giúp cải thiện hiệu suất làm việc, vừa xây dựng một môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ Performance Appraisal là gì cũng như những ưu điểm, hạn chế của giải pháp này. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- John Terra. (2024, Feb 1). What Is a Performance Appraisal? Types, Methods, Objectives & Benefits. Simplilearn.com. https://www.simplilearn.com/what-is-performance-appraisal-methods-process-article
- Adam Hayes. (2024, Jone 04). Performance Appraisals in the Workplace: Use, Types, and Criticisms. Investopedia.com. https://www.investopedia.com/what-is-a-performance-appraisal-4586834
- Indeed Editorial Team. (2023, February 4). Performance Appraisal: Definition and 7 Different Types. Indeed.com. https://www.indeed.com/career-advice/career-development/define-performance-appraisal
- Workhuman. Performance Appraisal: Types, Methods, Benefits, and Criticism Explained. Workhuman.com. https://www.workhuman.com/blog/performance-appraisal/#toc-how-to-choose-the-right-appraisal-method-and-when-to-use-it
Những câu hỏi thường gặp
Performance Appraisal có tác động như thế nào đến tinh thần làm việc của nhân viên?
Performance Appraisal có thể tăng tinh thần làm việc bằng cách công nhận và thưởng cho những người làm việc tốt, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển và cải thiện cho những người cần.
Làm thế nào để xử lý phản hồi tiêu cực trong Performance Appraisal?
Phản hồi tiêu cực nên được trình bày một cách xây dựng, tập trung vào hành vi cụ thể và cung cấp các giải pháp hoặc kế hoạch cải thiện. Quan trọng là phải lắng nghe và hỗ trợ nhân viên.
Làm thế nào đảm bảo Performance Appraisal công bằng và chính xác?
Để đảm bảo công bằng và chính xác, cần sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, đào tạo quản lý về kỹ năng đánh giá và sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để đưa ra đánh giá.
Làm thế nào để đảm bảo sự liên tục trong Performance Appraisal?
Bạn có thể đảm bảo tính liên tục của Performance Appraisal bằng cách thực hiện các cuộc họp đánh giá định kỳ, theo dõi tiến độ và duy trì giao tiếp mở giữa quản lý, nhân viên suốt cả năm.